✅ Làm sao biết đâu là gà rừng giống thuần chủng chính xác 100%? Update 01/2025

Gà rừng giống thuần chủng hiện đang được săn đón bởi ngoại hình nhỏ nhắn, dễ dàng nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, do tác động của môi trường; hiện tại số lượng gà rừng dần khan hiếm do môi trường sống bị hủy hoại. Bạn muốn có một con gà rừng thuần chủng để nuôi nhưng không biết cách phân biệt ? Tham khảo những thông tin mà Gà chọi Việt cung cấp dưới đây ngay thôi nào!

Đặc điểm nhận dạng của gà rừng giống thuần chủng

Đối với gà trống có thể nhận dạng qua hình dáng. Sở hữu hình dáng thon nhỏ, mào nhỏ, đôi tai trắng phau; lông đuôi tối đa có 2 cọng phân thành 2 nhánh đi kèm với 2 cọng lông đuôi phụ. Trọng lượng chỉ khoảng 1kg đến 1,5kg. Gà thường sở hữu màu lông sặc sỡ; cựa nhọn.

: ✅ Làm sao biết đâu là gà rừng giống thuần chủng chính xác 100%? Update 01/2025

 Gà mái có thể trọng nhỏ hơn, màu lông toàn thân nâu xỉn, màu mắt nâu hoặc vàng cam. Ở gà mái có màu và tai cực kì nhỏ, mặt trơn và không xuất hiện tai tích. Nếu có xuất hiện mào hoặc tai tích dù là xíu xiu thôi thì đó là gà rừng lai f1 hoặc gà rừng f2, gà rừng f3; không phải giống gà thuần chủng, anh em chơi gà lưu ý nhé. 

Đặc biệt khi trải qua kì sinh sản, gà sẽ thay lông, từ bộ lông sặc sỡ thành bộ lông ngắn củn xấu xí; đây cũng là một cách nhận biết gà rừng giống thuần chủng.

ga-rung-thuan-chung
Gà rừng trống thuần chủng
ga-mai-rung-thuan-chung
Gà mái rừng thuần chủng

: Theo Chân Trại Gà Đòn Vạn Giã Nguyên Trứ Danh Khu Vực Khánh Hòa Update 01/2025

Kiến thức xem thêm: Giống gà miền Bắc – miền Trung vang danh trên trường đấu

Nuôi gà rừng giống thuần chủng – Mô hình kinh doanh hốt bạc triệu

Mô hình chăn nuôi gà rừng làm cảnh hiện nay đang thu về những lợi nhuận rất nhiều; bởi giống gà rừng rặc này đang khan hiếm và nhu cầu mua của người dùng tăng cao. Đối với gà trống ở môi trường nuôi nhốt giá dao động từ 600.000 – 1.000.000 đồng; gà mái có giá thấp hơn chút. Còn gà rừng bẫy được chưa thuần hóa giá sẽ cao hơn vài trăm nghìn đồng; rơi vào khoảng 1.200.000 đồng / con mái và 1.500.000 đồng/ con trống.

ga-loi-hong-tia
Giống gà lôi hồng tía

Đặc biệt đối với chủng gà quý hiếm như gà lôi hồng tía; gà lôi vằn lại có giá trên trời từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng/ cặp tùy thuộc vào độ thuần chủng và cách chăm sóc. Mức giá gà lôi rừng vừa bẫy chưa thuần hóa giá lại rất cao từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng/ con trống, con mái giá từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. 

Kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc gà rừng thuần chủng

Quá trình chăn nuôi, chăm sóc gà rừng thuần chủng rất cần thiết và quan trọng. Để có một đàn gà rừng khỏe mạnh, sức khỏe tốt nhất bà con nên tham khảo một vài phương pháp sau đây:

Sàng lọc, chọn lựa giống gà rừng

Đối với gà rừng con

  • Gà con phải có lanh lẹ, nhanh nhẹn, thân hình vừa phải.
  • Thể trọng khi nở lớn.
  • Đôi mắt sáng, mỏ cứng không khuyết tật, luôn khép kín.
  • Bụng mềm, rốn không được hở.
  • Chân thon dài, các ngón chân không dị tật.
  • Lông có độ xốp, mọc đều, cánh luôn ép sát vào người không bị xệ.

Cách chọn gà rừng dự bị

  • Phần đầu to vừa phải; mào đỏ tươi, to rõ
  • Mắt to, sáng, hoạt bát; mỏ khép kín, sờ vào cảm thấy có độ chắc chắn.
  • Phần bụng: chú ý phần xương ức và xương lưỡi hái (phần xương kéo dài về hướng ổ bụng của xương ức ở gi cầm hình dạng giống như chiếc lưỡi hái rộng) có khoảng cách rộng.
  • Thân hình cân đối; đi đứng tốt, dáng người khỏe khoắn.
  • Màu lông sáng bóng, dáng đi nhanh nhẹn, thích vận động.

Cách chọn gà mái rưng thuần chủng đẻ

  • Chú ý quan sát phần đầu không quá to không quá nhỏ;
  • Đôi mắt sáng, tinh anh.
  • Mỏ luôn khép kín, rắn chắc
  • Bụng: đo khoảng cách giữa xương ức và xương lưỡi hái vào khoảng từ 3 đến 4 đốt ngón tay, khoảng cách giữa 2 xương chậu là 2 đến 3 lóng tay.
  • Lỗ huyệt ẩm ướt, có màu hồng, chuyển động đều.
  • Đôi chân có độ sáng, màu riêng của giống gà.
  • Lông mềm mượt, sáng bóng

Chọn giống gà trống rừng thuần chủng

  • Phần đầu có độ lớn vừa phải
  • Mắt to, có sự tinh nhanh
  • Mào gà: có màu đỏ tươi, to, đứng thẳng.
  • Mỏ: ngắn, rắn chắc, khép kín
  • Chân có màu riêng của giống gà (màu xám xanh), vảy sáng bóng
  • Lông dài đặc trưng, màu sáng bóng, mềm mượt
  • Gà thích hoạt động, đi đứng nhanh nhẹn

Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi gà rừng

: Bí Mật Về Gà Chọi Shamo – Quân Kê Từ Xứ Sở Mặt Trời Mọc Update 01/2025

Việc làm chuồng nuôi gà phụ thuộc vào diện tích, số lượng và chi phí chăn nuôi của bà con. Gà Chọi Việt xin hướng dẫn cách làm chuồng gà tiết kiệm chi phí nhất để bà con tham khảo.

  1. Chọn địa điểm xây chuồng

    Nên chọn nơi tránh xa khu vực sinh hoạt của mọi nười để tránh việc mùi hôi từ chất thải của gà.

  2. Quây chuồng bằng lưới B40

    Tiến hành quây chuồng bằng lưới B40 trên nền đất sao cho gà có thể đi lại thoải mái. Lót thêm cát vàng và chất độn chuồng: rơm rạ, trấu,…

  3. Lợp mái chuồng gà

    Nên sử dụng các loại lá như dừa, cọ,… để lợp mái nhằm đảm bảo sự thoáng mát cho gà. Tuy nhiên nếu muốn chắc chắn thì bà con cần phải gia cố thêm bằng cách cột kẽm tại các mối nối.

  4. Che chắn chuồng gà

    Để hạn chế việc mưa tạt, gió lùa bà con nên sử dụng thêm tấm bạt bao xung quanh chuồng gà. Chú ý nên có độ thoáng nhất định tránh làm gà bị ngộp.

Phòng bệnh gà nguy hiểm

  • Nên có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh ngay từ đầu để không gây ra tình trạng bùng phát dịch lớn.
  • Nên phun thuốc sát trùng và để trống chuồng một khoảng thời gian trước khi nuôi bầy gà mới.
  • Cập nhật lịch tiêm ngừa phòng bệnh cho gà, chủ động tiêm phòng để ngăn chặn các bệnh nguy hiểm.
  • Không nên nuôi nhốt gà với mật độ cao, việc này dễ dẫn đến xảy ra dịch bệnh khó kiểm soát.

Để có gà rừng giống thuần chủng đẹp, khỏe mạnh, anh em nên tìm địa chỉ cung cấp gà giống uy tín và chất lượng, đừng ham rẻ mà “tiền mất tật mang”. Song song với việc chọn giống gà tốt, cần có một quy trình chăm sóc gà chuyên nghiệp, chuẩn khoa học để đảm bảo sức khỏe cho gà rừng. Bà con chăn nuôi có ý kiến muốn đóng góp vui lòng để lại bình luận cho Gà Chọi Việt. Chúc bà con thành công !

-> Tổng hợp các giống gà đá uy tín và chất lượng nhất.

Kiến thức xem thêm:Trại gà Cao Lãnh – Đồng Tháp

facebook gachoiviet.com

: Gà Chín Cựa, Sản Vật Quý Hiếm, Đặc Sản Trong Truyền Thuyết Dân Gian Update 01/2025

Rate this post