5 Kiểu Chuồng Gà Cực Phổ Biến Và Hiệu Quả Bạn Nên Biết Update 01/2025

Cách làm chuồng gà không khó như nhiều người thường nghĩ. Nếu không có nhiều thời gian hoặc nuôi số lượng ít thì làm đơn giản. Còn nếu nuôi số lượng nhiều, nhiều thời gian có thể đầu tư thêm chút công sức. Tạo nên những mẫu chuồng gà đẹp và ấn tượng. Có thể sử dụng lưới B40, sắt hoặc làm chuồng gà bằng tre, xây gạch… Bài viết này sẽ có vài cách làm chuồng gà đẹp đơn giản mà các sư kê có thể tham khảo.

Làm chuồng gà bằng lưới B40

Đây là mẫu chuồng gà được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Đơn giản, gọn nhẹ và không mất nhiều công sức. Có thể tự làm các mẫu chuồng gà bằng lưới B40 một cách nhanh chóng đối với người bình thường. Còn nếu các sư kê muốn đẹp và có tính thẩm mỹ thì đầu tư thời gian hoặc thuê các thiết bị về làm nhé.

: 5 Kiểu Chuồng Gà Cực Phổ Biến Và Hiệu Quả Bạn Nên Biết Update 01/2025

  • Cách làm chuồng gà bằng lưới B40 nhanh gọn tiết kiêm

Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên của chuồng gà bằng lưới B40 đó chính là dễ làm. Chỉ cần một vài cọc quây thành khung là có thể thành chuồng gà đẹp và tinh tế. Đáp ứng nhu cầu nuôi gà chọi, gà đá hoặc gà thả vườn. Không cần mất nhiều công sức vẫn có chuồng gà tiện nghi.

Tiếp theo đó là mức độ thông thoáng khi sử dụng. Với các mắt lưới nhỏ của lưới B40 thì không khí luôn được luân chuyển. Hạn chế tình trạng ẩm thấp, bí khí làm nhiệt độ quá cao. Giúp cho gà phát triển tốt.

Chi phí làm chuồng gà bằng lưới B40 cũng không quá cao. Chúng phụ thuộc vào diện tích chuồng gà của bạn. Nếu bạn cần làm diện tích lớn nên tìm tới các cửa hàng bán đồ cũ, thanh lý. Tại đây họ tháo dỡ các công trình nên bán rất rẻ.

Khi không sử dụng thì có thể tháo dỡ dễ dàng và có thể tái sử dụng. Không tốn nhiều thời gian của các sư kê trong việc này.

Nhược điểm

Chuồng gà bằng lưới B40 không thể tạo nhiệt độ ổn định. Việc thay đổi nhiệt độ quá nhiều có thể ảnh hưởng tới việc ổn định thân nhiệt của gà. Sẽ khiến gà dễ bị ốm hơn nếu không biết che chắn hợp lý khi mưa gió hoặc trời lạnh. Nếu không biết cách làm chuồng gà khắc phục điều này rất dễ bị chết gà.

Ngoài ra, với các mắt lưới lớn của mình thì các sư kê nuôi gà chọi cũng nên cẩn thận. Gà chọi có thể thò đầu qua lưới và tiến hành đá đánh nhau. Dẫn tới ảnh hưởng lớn tới gà, khiến gà gãy mỏ, gãy cựa, gãy chân.

Nếu làm chuồng gà lưới B40 quá thấp thì gà có thể nhảy qua và bay đi mất. Do vậy, chiều cao tối thiểu của chuồng gà khoảng 1,5m cho tới 1,8m và đảm bảo.

Chi phí

Chi phí làm chuồng gà bằng lưới B40 không cao. Chi rơi vào khoảng vài trăm cho tới 1 triệu đồng với các dạng chuồng đơn giản. Còn nếu bạn làm chuồng phức tạp với hệ thống khung inox, sắt hoặc thép thì có thể cao hơn. Với dạng này bạn cần máy hàn, máy cắt sắt và kỹ thuật sử dụng nữa.

Các kiểu chuồng gà lưới B40

Có rất nhiều kiểu chuồng gà sử dụng B40. Nhưng phổ biến nhất là kiểu chuồng gà diện tích rộng thích hợp với nuôi gà thịt thả vườn hoặc sân tập cho gà chọi. Tiếp sau đó là chuồng gà dạng khung vuông sẵn và chuồng gà dạng chắc chắn kết hợp nguyên liệu.

Mỗi loại đều phù hợp với các tiêu chí sử dụng khác nhau như diện tích chuồng gà, loại gà nuôi và độ tuổi của gà. Các sư kê có thể tham khảo và lựa chọn kiểu chuồng gà tương ứng.

Làm chuồng gà đẻ trứng

Gà đẻ trứng cũng là một đối tượng gà được nhiều người nuôi và phát triển. Cách làm chuồng gà đẻ trứng không cần quá nhiều tiêu trí nên rất dễ làm. Kiểu chuồng gà phù hợp với điều kiện nuôi nhốt số lượng lớn hoặc nuôi nhốt nhỏ lẻ.

Yêu cầu chung

Khi làm chuồng gà đẻ trứng cần đáp ứng các tiêu chí sau đây.

An toàn

Khi làm chuồng gà đẻ trứng thì yêu cầu chung là phải an toàn và đảm bảo cho gà. Hạn chế được những động vật nuôi hoặc rắn rết có thể ảnh hưởng gà. Sau khi gà đẻ xong thì việc thu hoạch trứng cần phải dễ dàng thuận tiện và không ảnh hưởng tới gà.

Ổ đẻ vị trí khuất

: Cách Phơi Nắng Cho Gà Chọi chuẩn để gà trở nên săn chắc, khỏe mạnh Update 01/2025

Ngoài ra, khi làm chuồng gà đẻ trứng cũng nên làm vị trí trứng khuất với những con gà khác cùng chuồng. Để tránh trường hợp các con gà tự mổ trứng của nhau dễ ảnh hưởng.

Dễ vệ sinh làm sạch

Một điều nữa cần quan tâm đó chính là vệ sinh làm sạch phần phân của gà. Làm sao để thuận tiện làm sạch để giúp gà có không gian sinh hoạt phát triển tốt.

Hạn chế mưa nắng hắt vào

Chuồng gà đẻ cần ổn định khi gà đẻ tránh mưa nắng. Chúng có thể khiến gà nhiễm bệnh và chuồng gà ẩm ướt sinh ra các loại vi khuẩn gây bệnh cho gà.

Các loại chuồng gà đẻ trứng

Tuỳ theo số lượng gà nuôi nhốt mà lựa chọn chuồng gà đẻ trứng phù hợp. Dưới đây là một số ví dụ.

Chuồng gà đẻ trứng thô sơ

Thích hợp với các đối tượng nuôi gà nhỏ lẻ ở nông thôn hoặc các con gà chọi mái đặc biệt. Không cần quá phức tạp khi chỉ cần một ổ nhỏ phía trong cùng của chuồng gà.

Với chuồng gà đơn giản thì có thể sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn như tre, nứa, gỗ quây lại với nhau cực đơn giản. Gà đẻ trứng không có nhu cầu hoạt động chạy nhảy nhiều như gà thông thường. Do vậy, diện tích chuồng cũng nhỏ hơn.

Chuồng gà đẻ trứng 2, 3 tầng

Thích hợp với việc nuôi nhốt dạng công nghiệp. Với các dạng chuồng này nên sử dụng các vật liệu có sẵn như lưới B40, khung sắt, khung nhôm. Cách tiến hành đơn giản khi chia tầng cho gà. Tối đa khoảng 3 tầng để tiện cho việc thu hoạch trứng và cho ăn.

Chuồng gà đẻ trứng 3 tầng

Riêng phần sàn của chuồng gà nên làm góc nghiêng để trứng có thể lăn ra ngoài khi đẻ xong. Nên thiết kế khay hấng trứng một cách dễ dàng hơn. Tránh tình trạng các con gà mổ trứng của nhau.

Diện tích chuồng gà đẻ trứng dạng công nghiệp cũng không quá lớn. Ta nên để một phần diện tích nhỏ cho gà hoạt động để tiết kiệm diện tích.

Chú ý khay hấng đồ ăn, khay hứng phân gà sao cho dễ vệ sinh và tẩy rửa. Đảm bảo không gian chuồng gà luôn thông thoáng. Nếu nuôi số lượng công nghiệp nên bố trí các máy hút để hút mùi, điều hoà nhiệt độ cho chuồng gà.

Làm chuồng gà bằng sắt

Một kiểu chuồng gà nữa được nhiều người lựa chọn đó là chuồng gà bằng sắt hoặc inox. Với cách làm chuồng gà này thì đơn giản hơn. Phần sắt, inox chỉ tạo thành các thanh khung mà thôi. Còn lại sử dụng lưới B40 hoặc lưới mắt cáo để che phủ các phần còn lại.

Ưu điểm của chuồng gà bằng sắt là sự chắc chắn và độ thông thoáng tốt nhờ các lưới. Nhờ đó mà nhiệt độ chuồng gà luôn luôn ổn định. Sự chắc chắn giúp chuồng an toàn hơn. Hạn chế bị mất trộm.

Nếu có điều kiện thì có thể sử dụng máy hàn xì để kết nối các điểm giao nhau giữa khung sắt. Còn không có thể sử dụng dây thép, sắt nhỏ để buộc chặt hơn.

Làm chuồng gà tre

Cách làm chuồng gà tre không hề khó. Kể cả người không có hoa tay, không có sự khéo léo vẫn có thể làm được. Chúng tạo thành các mẫu chuồng gà đơn giản, thoáng đãng và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Thích hợp với các sư kê nuôi nhốt nhỏ lẻ với số lượng ít.

Ưu điểm của chuồng gà tre là sự tiện lợi, an toàn và tiết kiệm chi phí. Chỉ cần xin lấy một cây tre hoặc đi mua 40-50k là có thể tự làm chuồng gà dễ dàng. Nhược điểm của chuồng gà tre là sự thô sơ của chúng. Không có sự chắc chắn đối với đối tượng trộm cắp.

: Tắm Cho Gà Chọi Hiệu Quả Nhất – Cách Om Gà Tốt Nhất Cho Gà Update 01/2025

Cách làm chuồng gà tre khá đơn giản. Chỉ cần tiến hành trẻ tre và vót chúng theo các nhiệm vụ khác nhau. Đối với các thanh tre tạo thành khung thì cần to bản và chắc chắn. Các thanh tre để làm phần nan bao bọc thì nhỏ hơn. Sau đó tiến hành ghép các phần với nhau tạo thành phần khung chắc chắn. Dùng dây thép để độ chắc chắn được nâng lên tối đa.

Sau đó dùng mái lợp bằng bô lô xi măng hoặc tấm lợp nhôm tuỳ theo nhu cầu sử dụng.

Làm chuồng gà bằng gỗ

Cách làm chuồng gà bằng gỗ tận dụng những thanh gỗ thừa của gia đình. Cũng được nuôi nhốt gà số lượng nhỏ lẻ dưới chục con. Các thanh gỗ lựa chọn đa dạng, tuỳ theo hình dáng mà phân bố một cách hợp lý. Nếu hình dáng đẹp thì chuồng đẹp và ngược lại. Chuồng gà gỗ nên làm dạng chuồng đơn và không nên làm chuồng 2 tầng bởi chúng không có sự chắc chắn.

Về cách làm chuồng gà gỗ khá giống với chuồng gà bằng tre. Các bạn có thể tham khảo bài viết bên trên nhé.

Làm chuồng gà bằng sắt V lỗ

Đây là kiểu chuồng gà thích hợp với những nơi không có nhiều diện tích hoặc nuôi số lượng lớn. Đặc biệt là việc nuôi nhốt gà trên sân thượng hoặc trên chung cư. Kiểu chuồng gà này khá đơn giản nhưng độ chắc chắn khá cao. Đảm bảo an toàn cho gà nuôi một cách tốt nhất.

Chuồng gà sắt V lỗ thích hợp với các loại gà thịt hoặc gà đẻ công nghiệp. Chúng được thiết kế theo dạng 2 hoặc 3 tầng tuỳ theo số lượng gà.

Cách làm chuồng gà sắt V lỗ cũng khá đơn giản. Trước tiên hãy tiến hành lắp ghép các thanh sắt V lỗ lại với nhau. Sau đó sử dụng các loại lưới mắt cáo, lưới B40 gắn chặt vào. Chú ý cắt các loại lưới này theo hình dáng và diện tích có sẵn nhé.

Làm chuồng gà cần chú ý gì?

Cũng giống như xây nhà thì việc làm chuồng gà cũng có những tiêu chí nhất định. Các sư kê nên đọc để biết vì quan trọng nhất vẫn là sự tiện dụng, bảo vệ cho gà. Tiếp sau đó là các yếu tố thẩm mỹ, thuận tiện…

Mức độ thông thoáng

Chuồng gà chọi hay chuồng gà nuôi lấy thịt cũng cần sự thông thoáng khi sử dụng. Chúng sẽ giúp chuồng gà luôn đảm bảo về mặt không khí. Không bị bí khí hoặc ẩm ướt. Nên nhớ rằng ẩm ướt là môi trường giúp cho các loại vi khuẩn, nấm mốc hoặc muỗi phát triển. Do vậy khi làm chuồng gà nên ưu tiên tiêu chí này đầu tiên.

Nhiệt độ ổn định

Chuồng gà nên có nhiệt độ ổn định. Không nóng quá cũng không lạnh quá. Nhất là chuồng gà nuôi lấy thịt số lượng lớn cần đáp ứng được tiêu chí này. Nhiệt độ ổn định sẽ giúp phát triển đàn gà hiệu quả. Không nên làm chuồng có hướng gió thổi thẳng vào chuồng. Có nhiều phương án để giảm cái nóng vào mùa hè hoặc sưởi ấm cho gà vào mùa đông.

Tiện vệ sinh làm sạch

Nên thiết kế chuồng gà đơn giản và thuận tiện cho việc vệ sinh làm sạch. Hãy làm sao để mất ít thời gian nhất có thể loại bỏ chất bẩn, lông và các chất thải của gà. Như vậy việc vệ sinh tốn ít thời gian hơn và hiệu quả hơn.

Thuận tiện cho việc nuôi nhốt sử dụng

Cách làm chuồng gà chọi đúng cách là làm sao có thể thuận tiện lấy gà ra khỏi chuồng. Đối với những chú gà nhát thường nép vào góc xa nhất của chuồng. Nếu làm cửa chuồng quá nhỏ còn diện tích quá lớn sẽ rất khó tóm được chúng. Vì thế nên làm diện tích và cửa phù hợp để nuôi nhốt tiện hơn.

Thuận tiện việc tháo rỡ

Nếu bạn chưa có ý định nuôi nhốt trong thời gian dài thì cũng nên tính tới việc tháo rỡ sau này. Tránh làm chuồng gà quá kiên cỗ sau này tháo rỡ bị mệt. Do vậy, nên lựa chọn địa điểm làm chuồng gà hợp lý kết hợp với vật liệu dễ tháo dỡ thuận tiện hơn.

Chú ý hướng

Khi lựa chọn hướng làm chuồng gà cần chọn hướng phù hợp. Hạn chế các hướng thường xuyên có mưa nắng hắt vào trực tiếp. Chỉ nên chọn các hướng khuất nắng hoặc nắng hắt vào một phần nhỏ của chuồng. Đảm bảo cho chuồng gà luôn luôn khô thoáng, nhiệt độ ổn định.

Có phương án xử lý mưa nắng

Nên tính tới các phương án xử lý khi trời thời tiết xấu như mưa nắng. Đặc biệt khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng cần có hướng xử lý. Các điều kiện che chắn hoặc sưởi ấm sẽ là những lựa chọn phù hợp nhất.

Trên đây là những cách làm chuồng gà đơn giản và hiệu quả. Các sư kê có thể tham khảo và lựa chọn cho mình loại chuồng gà phù hợp. Nếu cần bất cứ trợ giúp nào khi làm chuồng gà thì có thể inbox ngay cho vaat.org.au nhé!

: Tìm hiểu cách nuôi gà tre Tân Châu và nên chi tiêu bao nhiêu tiền hợp lý Update 01/2025

Rate this post