5 chứng bệnh thường gặp ở Hamster: Dấu hiệu và cách xử lý Update 11/2024

Hamster là một loài khá ít bệnh nhưng lại rất dễ mắc bệnh và hay tự làm mình bị thương do ham chơi. Một khi Hamster đã mắc bệnh thì mọi thứ có thể trở nên nghiêm trọng vì Hamster khá yếu. Dưới đây là danh sách 5 chứng bệnh phổ biến nhất thường gặp ở chuột Hamster. Hãy cùng theo dõi để nắm được các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý nhé!

Dấu hiệu Hamster bị bệnh hoặc chấn thương

Hamster sẽ biểu hiện những triệu chứng sau đây nếu như chúng đang có bệnh:

: 5 chứng bệnh thường gặp ở Hamster: Dấu hiệu và cách xử lý Update 11/2024

  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Yếu ớt, ít hoạt động, đờ đẩn
  • Thích chui vào một góc
  • Hay xù lông
  • Hắt hơi, thở khò khè, chảy máu mũi
  • Ướt đuôi
  • Đi vệ sinh lỏng, ra máu, nước tiểu có màu khác
  • Rụng lông (thường là dấu hiệu của ký sinh trùng hoặc dị ứng)

Nếu Hamster của bạn bị thương hoặc có dấu hiệu trên hãy khuyến khích nó ăn nhiều và uống nước (nếu không chịu ăn và uống hãy sử dụng ống nhỏ giọt để bơm vào miệng của bé).

5 chứng bệnh thường gặp nhất ở Hamster

Áp xe ở Hamster

Áp xe là túi nhiễm trùng có thể hình thành từ những vết vỡ khá nhỏ trên da. Mủ tích tụ dưới da, đôi khi hình thành một khối khá lớn có thể tự chảy ra.

Áp xe có thể hình thành từ vết cắt hoặc vết trầy xước trên da và cả trong túi má nếu có vết xước ở niêm mạc miệng Hamster. Nếu bạn thấy miệng của Hamster phồng lên như chứa đồ ăn nhưng không có gì thì bé có thể bị áp xe ở túi má.

Hamster bị áp xe cần được đưa tới cơ sở thú y để xử lý mủ và điều trị bằng kháng sinh.

Nhiễm trùng hô hấp

Hamster có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm phổi. Dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm Hamster hắt hơi, chảy nước mắt hoặc mũi và thở khò khè. Hắt hơi thường xuyên không quá đáng lo ngại nhưng nếu Hamster chán ăn, đờ đẫn, thở khò khè hoặc khó thở, cần đưa tới thú y ngay lập tức.

Thay đổi môi trường sống và nhiệt độ đột ngột có thể khiến Hamster tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, nếu bạn không chú ý mà lựa chọn phải một số loại giường làm từ gỗ tuyết tùng và thông thì có thể gây kích ứng đường hô hấp dẫn đến nhiễm trùng.

Chứng bệnh Đuôi ướt

: Cách làm máy sục khí cho cá cảnh mini Update 11/2024

Còn được gọi là viêm ruột tăng sinh và viêm ruột khu vực, Đuôi ướt là một bệnh rất dễ lây lan và thường gặp nhất ở chuột Hamster mới cai sữa.

Một loại vi khuẩn có tên Campylobacter jejuni được cho là nguyên nhân gây ra bệnh Đuôi ướt và bệnh này có thể xảy ra khi Hamster bị căng thẳng, thay đổ chế độ ăn, môi trường sống đột ngột.

Hamster bị chứng uớt đuôi có thể sẽ chết rất nhanh nếu như không được chữa trị kịp thời, biểu hiện qua các dấu hiệu như tiêu chảy (gây ướt quanh đuôi), lờ đờ, chán ăn và hay xù lông.

Không phải tất cả chuột Hamster bị tiêu chảy đều có đuôi ướt nhưng nếu chuột Hamster của bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên tìm đến chăm sóc thú y thay vì tự tìm cách chữa tại nhà.

Xem thêm: Bệnh Đuôi ướt ở Hamster: Nguyên nhân và cách xử trí

Tiêu chảy ở chuột Hamster

Tiêu chảy có thể là biểu hiện của một số chứng bệnh như Đuôi ướt, ký sinh trùng đường ruột hay do thay đổi chế độ ăn uống và điều trị bệnh bằng kháng sinh cho Hamster.

Ngoài ra, ăn quá nhiều rau và thực phẩm tươi khác là một nguyên nhân khá phổ biến của tiêu chảy, nhưng trong trường hợp này Hamster thường không có biểu hiện lạ hay mệt mỏi.

Khi bị tiêu chảy, Hamster sẽ bị mất nước tương đối nhiều. Việc bạn cần quan tâm nhất lúc bấy giờ sẽ là làm thế nào cho bé uống nước. Nếu bé mệt, hãy tiêm, truyền nước hoặc đút cho bé uống; nếu bé vẫn ổn thì hãy theo dõi việc uống nước của bé và điều chỉnh sao cho cân bằng được lượng nước cho Hamster.

: Cách chăm sóc cá La Hán con Update 11/2024

Khi bé bị tiêu chảy, không nên cho ăn các loại thức ăn tươi sống cho đến khi khỏi hẳn, bắt buộc phải thay đổi chế độ ăn cho Hamster để bé không còn bị tiêu chảy nữa (nấu sôi nước và thức ăn cho bé).

Nếu bé giữ trạng thái đờ đẫn cùng tiêu chảy trong thời gian dài (3-4 ngày), hãy tìm đến cơ sở thú y.

Bệnh ngoài da ở Hamster

Hamster có thể nhiễm ve da và lông khi bị trầy xước da hoặc có vết thương hở. Ringworm là một loại nấm viêm da dị ứng và nhiễm trùng da phổ biển ở Hamster cần được điều trị.

Hamster của bạn rụng lông khi đến mùa hoặc bé đã già là một điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bé có hiện tượng bong tróc da, có vẩy, ửng đỏ cơ thể hoặc bất kì tổn thương nào trên da thì hãy đưa bé đến khám ở bác sĩ thú y.

Hamster có tuyến mùi trên sườn của chúng, khi mùi chúng thay đổi có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng bé đang bị bệnh. Giường bằng gỗ tuyết tùng cũng có thể gây kích ứng da cho bé.

Hãy lưu ý khi dùng kháng sinh cho Hamster

Một số loại kháng sinh có thể gây độc tính gây tử vong ở chuột Hamster do cách thức hoạt động của đường tiêu hóa bao gồm: Penicillin, amoxicillin, ampicillin, streptomycin, dihydrostreptomycin, tetracyclines, lincomycin, erythromycin, vancomycin, cephalosporin và gentamycin. Đây là tất cả các loại kháng sinh nên tránh dùng cho chuột Hamster.

Vì vậy khi sử dụng thuốc cho bé không theo đơn hoặc đơn từ một vị bác sĩ bạn không tin tưởng lắm thì tốt nhất phải tìm hiểu về nguồn gốc và thành phần của thuốc để tránh làm cho bé bị ngộ độc và gây tử vong.

Sử dụng thuốc cho tới khi hết đơn, không dùng nửa đơn rồi bỏ vì có thể làm bé bị lờn thuốc.

Bất kì một dấu hiệu nào bất thường của bé cũng là một lời cầu cứu của bé và cũng là một lời cảnh báo với chúng ta. Bé cũng là thành viên trong gia đình vì vậy hãy quan tâm sức khoẻ bé nhiều hơn nữa để có thể kéo dài thời gian cho Hamster ở bên chúng ta.

: BỂ CÁ RỒNG GIẤU ỐNG Update 11/2024

Rate this post