6 điều cần biết về giống chó Alaska không thể bỏ qua Update 12/2024

Bí mật về chó Alaska trắng bạn không thể bỏ qua

Giống chó Alaska chủ yếu được người dân vùng Alaska nuôi dưỡng, huấn luyện để làm cho kéo xe trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vùng cực Bắc. Cùng tìm hiểu các thông tin về dòng chó Alaska thuần chủng tại đây:

1. Chó Alaska xuất xứ ở đâu 

Tổ tiên của loài chó Alaska là giống chó sói tuyết hoang dã, nhưng sau này được bộ tộc Malamute thuần hóa trở thành vật nuôi. Nhưng người đầu tiên phát hiện ra sức bền bỉ và sự dẻo dai đáng kinh ngạc của chó sói Alaska chính là người Eskimo du mục.

: 6 điều cần biết về giống chó Alaska không thể bỏ qua Update 12/2024

5 điểm nổi bật của chó Alaska nâu đỏ mà bạn cần biết
5 điểm nổi bật của chó Alaska nâu đỏ mà bạn cần biết

Giống chó Alaska chủ yếu được người dân vùng Alaska nuôi dưỡng, huấn luyện để làm cho kéo xe trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vùng cực Bắc.

Từ năm 1940 – 1945 là thời kỳ diễn ra chiến tranh Thế giới thứ 2 xảy ra nên những chú chó khỏe mạnh khi ấy đều được mang đi tham chiến cùng quân đội Mỹ. Khi chiến tranh kết thúc số lượng chó Alaska bị suy giảm đi rất nhiều. Lúc này người Mỹ mới nhận ra tác dụng của chó Alaska nên đã nhanh chóng cho nhân giống số lượng chó Alaska còn sống để bảo tồn loài chó quý này.

Đó là lý do vì sao hiện nay chó Alaska lại phổ biến đến vậy. Ngoài việc sử dụng để làm chó kéo xe, chúng còn được nuôi để trở thành thú cưng tại các gia đình trên Thế giới, trong đó có Việt Nam.

2. Đặc điểm nổi bật của chó Alaska trưởng thành

Thoạt nhìn bên ngoài, bạn sẽ nhận thấy chó Alaska khá giống với chó sói. Lý do vì chúng là một nhánh của giống chó sói tuyết Bắc Cực. Hãy khám phá xem đặc điểm của Alaska có gì đặc biệt nhé.

2.1 Thân hình

Chiều cao trung bình: 65-70cm, con to khổng lồ có thể đạt ngưỡng 1m. 

Cân nặng trung bình: 45-50kg, thậm chí có con nặng lên tới 80kg.

Alaska có tỷ lệ cơ thể khá cân đối, khung xương to lớn, vững chắc, phù hợp với công việc kéo xe. Thân hình của chúng mang đến cho chúng a cảm giác của sự bền bỉ, dẻo dai mà không phải giống chó nào cũng có.

2.2 Bộ lông

Nhắc đến chó Alaska dễ thương, không thể không nhắc tới bộ lông tuyệt đẹp của chúng. Màu sắc lông của chúng khá đa dạng về màu sắc như: đen trắng, xám trắng, nâu đỏ, vàng đồng, trắng tuyết, hồng phần.

Tuy nhiên, dù thân hình của chúng màu gì thì phần mõm và 4 chân của tất cả các con chó Alaska đều có màu trắng. Đây là đặc điểm quan trọng để bạn nhận biết chó Alaska thuần chủng.

Bộ lông của Alaska có 2 lớp dày để thích nghi với thời tiết băng giá vùng Cực Bắc. Lớp lông bên trong ngắn, dày, mượt phân bố khắp cơ thể, có tác dụng giữ nhiệt. Lớp lông bên ngoài dài hơn, chó Alaska lông xù, không thấm nước.

2.3 Phần đầu

Khuôn mặt của Alaska là điểm thu hút lớn mắt. Mặc dù mặt không đẹp, thậm chí là còn bành to ở phần má, gãy ở phần mũi nhưng cảm giác mang lại là khá dễ thương, ngộ nghĩnh.

Bí mật về chó Alaska trắng bạn không thể bỏ qua

2.4 Mắt

Mắt của chó Alaska có hình quả hạnh nhân, hơi xếch, nằm ở vị trí xiên chéo trên hộp sọ. Màu mắt là nâu hạt dẻ hoặc nâu đen. Nếu bạn nhìn thấy chó Alaska mắt xanh thì chúng là loài không thuần chủng.

  • Tai: Tai của chó Alaska to, vành tai có lông tơ, cân đối với mặt.
  • Mõm: Mõm Alaska không dài, không ngắn, hơi mập. Lông phần mõm có màu trắng, lỗ mũi to, hơi ửng hồng ở giữa trông cực đáng yêu.
  • Đuôi: Đuôi chó Alaska nhìn như cây bông lau do chúng được bao phủ bởi lớp lông dày, dài và bông xù. Đuôi của chúng cong ngược lên phía lưng. Nếu đuôi cụp xuống thì không phải chó Alaska thuần chủng.

3. Chó Alaska sinh sản như thế nào?

: Cách trị ve chó hiệu quả tại nhà [An toàn 100%] Update 12/2024

Nuôi Alaska bạn không thể không biết thông tin về việc sinh sản của chúng.

3.1 Chó Alaska bao nhiêu tháng có thể sinh sản lần đầu

Trên 15 tháng tuổi là độ tuổi đủ điều kiện để chó Alaska phối giống và sinh sản lần đầu. Bạn nên bỏ qua lần salo đầu tiên và bắt đầu cho chúng phối giống lần salo thứ hai, khoảng 1,5 tuổi. Lúc đó, chó Alaska mới hoàn thiện tuyệt đối cả về cơ thể lẫn tâm lý.

3.2 Chó Alaska một năm đẻ mấy lứa?

Nếu được chăm sóc tốt để khôi phục sức khỏe sau sinh thì chó Alaska một năm có thể đẻ tối đa 1 lứa. Chó mẹ sau sinh, tử cung bị giãn nở nên cần thời gian khôi phục lại như cũ. Lần sinh tiếp theo mới có thể thuận lợi.

Việc sinh sản quá dày sẽ khiến chó mẹ bị sảy thai hoặc sinh non.

Theo như kinh nghiệm của các trại nhân giống chuyên nghiệp, Alaska sinh sản một lứa cách nhau 18-2 năm là tốt nhất, cũng nên nhân giống tối đa 3-4 lần/ suốt vòng đời của mình.

3.3 Mỗi lứa đẻ mấy con?

Thông thường, chó Alaska thường đẻ từ 4-8 con/ lứa

3.4 Chó Alaska bao nhiêu tháng thì đẻ

Thời gian mang thai ngắn hay dài còn phụ thuộc vào chửa nhiều con hay ít con. Nhưng chắc chắn sẽ giao động trong khoảng 2 tháng – 2 tháng rưỡi (60-68 ngày).

Xem thêm: Tất tần tật những vấn đề xoay quanh chó Alaska con mới đẻ

4. Các giống chó Alaska

Vì để duy trì loài chó Alaska với những đặc điểm đáng yêu, tính cách ngộ nghĩnh nên có rất nhiều loài chó được ra đời. Có thể phân loại dựa trên 2 hình thức:

4.1 Dựa vào đặc điểm hình thể

Alaska được chia thành 3 loại chó: Chó Alaska Standard (tiêu chuẩn), chó Alaska Large Standard (tiêu chuẩn lớn) và chó Alaska Giant (khổng lồ).

  • Chó Alaska Standard: Thân hình nhỏ gọn, cân nặng của con trưởng thành khoảng 35-45kg. Dòng chó này được nuôi phổ biến nhất do giá thành vừa phải, dễ nuôi.
  • Chó Alaska Large Standard: Kích cỡ thân hình nhỉnh hơn một chút. Những con Alaska tiêu chuẩn mà gen bố mẹ tốt, được cung cấp môi trường sống và chế độ ăn uống phù hợp, dẫn đến phát triển thể hình to lớn hơn dòng tiêu chuẩn nên được xếp vào loại tiêu chuẩn lớn.
  • Chó Alaska Giant: Là giống chó Alaska oversize khổng lồ. Chiều cao và cân nặng vượt trội hơn nhiều so với 2 loại trên. Đã ghi nhận cho đến này con to có thể đạt tới cân nặng 80kg và chiều cao 1m.

Chình vì là con khổng lồ nên sức khỏe cũng vượt trội hơn, khả năng kéo khối lượng hàng hóa cũng gấp nhiều lần 2 loại kia.

Ở Việt Nam, chó Alaska Giant khá hiếm do không có nguồn cung và giá cả cũng thuộc vào hàng top. Chúng chỉ xuất hiện nhiều ở Mỹ, các nước châu Âu.

4.2 Dựa vào độ thuần chủng

Với hình thức phân loại này, chó Alaska được chia thành 2 loại là Alaska thuần chủng và Alaska lai.

  • Alaska thuần chủng: Là những con có cả bố, mẹ đều là dòng dõi Alaska. Con Alaska siêu thuần chủng là những con có “gia phả khủng”, các đời trước đều là dòng Alaska.

Những con Alaska thuần chủng sẽ có giấy tờ đầy đủ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

  • Alaska lai: Là những con có bố hoặc mẹ là dòng Alaska. Bố/ mẹ còn lại có thể là Becgie, Husky, Samoyed,.. Trên thị trường những con Alaska lai sẽ có giá rẻ hơn nhiều những con thuần chủng, do giống này không được ưa chuộng lắm.

5. Bảng giá chó Alaska các loại bạn nên biết 

Chó Alaska là loài chó đẹp, đáng yêu, được rất nhiều người ưa chuộng. Tùy vào nguồn gốc xuất xứ, màu sắc cũng như tuổi tác mà giá chó Alaska được mua bán với nhiều giá khác nhau.

: 12 giống chó chân ngắn trên thế giới Update 12/2024

Bạn có thể xem giá tham khảo dưới đây:

  • Chó Alaska sinh tại Việt Nam: Dòng Standard (tùy màu lông) có giá từ 9-16 triệu. Dòng Giant có giá từ 16-19 triệu.
  • Chó Alaska thuần chủng từ Thái Lan: Với nguồn gen tốt, dòng chó này rất được yêu thích ở nước ta hiện nay. Giá bán là 16-25 triệu (Alaska Standard) và từ 20-35 triệu (dòng Giant).
  • Chó Alaska từ châu Âu: Giống này thường được bán với giá cao bởi xuất thân của chúng là trực tiếp từ xứ lạnh. Giá bán từ 45-60 triệu tại Việt Nam.

Nếu có gia phả lớn hơn, thuộc dòng dõi hoàng tộc thì giá khoảng 60-100 triệu.

  • Chó Alaska nhập từ Trung Quốc: Với những chú chó nhập qua đường biến giới thường không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, sổ tiêm phòng. Chính vì thế, mức giá này sẽ vô cùng rẻ, bạn chỉ cần bỏ ra 6 triệu đồng đã có thể rinh ngay 1 em Alaska rồi.

Xem chi tiết tại: Chó alaska khổng lồ bao nhiêu tiền? Kinh nghiệm chọn mua chó Alaska giá tốt

6. Cách nuôi và huấn luyện chó Alaska ngáo

Alaska có nguồn gốc xuất xứ là giống chó vùng Bắc Cực lạnh giá. Nên cách chăm sóc chó Alaska tại Việt Nam với thời tiết nóng là một thách thức.

6.1 Lưu ý trong cách nuôi Alaska

  • Môi trường sống cho chó Alaska: Môi trường thích hợp là rộng rãi, thoáng đãng vì Alaska thường xuyên chạy nhảy, nô đùa. Vì vậy, bạn nên hạn chế giữ Alaska trong nhà quá lâu.

Thêm nữa, khí hậu ở Việt Nam vào mùa hè thường nóng. Bạn nên sắp xếp nơi ở của chúng ở phòng mát, hoặc có điều hòa, tránh trường hợp bị nôn mửa do sốc nhiệt.

  • Thức ăn dành cho Alaska: Alaska không phải loài chó kén ăn, nhưng trong khẩu phần ăn bạn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để tốt cho hệ tiêu hóa, quá trình phát triển xương. Lượng ăn một ngày khoảng 3-4 bữa, tùy thuộc vào độ tuổi.

Chó Alaska ăn gì?

Khi còn nhỏ thì ăn nhiều bữa, trưởng thành thì giảm bớt bữa ăn nhưng tăng lượng thức ăn trong 1 bữa. 

Một lưu ý quan trọng khác là Alaska rất ghét ăn rau, thích ăn thịt bò. Bạn có thể đổi bữa cho chúng bằng thịt lợn hoặc thịt gà cũng được. Các đồ ăn ôi thiu hoặc đã hết hạn sử dụng thì phải đổ đi, thay bằng thức ăn mới. Không cho chúng ăn một bữa trong cả ngày gây hại cho đường tiêu hóa của Alaska. Nước thay 3 lần/ ngày, tránh để nước bị bụi bẩn.

  • Vệ sinh cho chó Alaska: Chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho Alaska vì chúng hiếu động, hay tiếp xúc với đất cát. Bạn bên tắm cho Alaska sau mỗi lần dắt chúng ra ngoài chơi, lau dọn sạch sẽ nơi ở của Alaska. Nhất là vào thời tiết ẩm ướt, để tránh các loại vi khuẩn phát triển xâm nhập cơ thể, gây bệnh cho chó nhà bạn.

Alaska có bộ lông dày, dài nên việc chăm sóc cũng khá vất vả. Nên cho chó đi Spa khoảng 1 tháng 1 lần hoặc tự cắt tỉa lông tại nhà.

Chải lông cho chúng mỗi ngày để loại bỏ lông chết vì chó Alaska rụng lông quanh năm.

Nếu bạn là người cẩn thận thì có thể vệ sinh những chỗ ngóc ngách trong cơ thể của Alaska (lỗ mũi, lỗ tai, lưỡi, kẽ chân) là những khu vực ít được để ý nhưng chứa nhiều vi khuẩn gây mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể của Alaska.

6.2 Huấn luyện chó Alaska

Alaska rất hiếu động, hoạt động mỗi ngày.

Nếu Alaska còn bé thì cho chạy nhảy hoặc chạy theo xe đạp.

Alaska trưởng thành, lớn hơn thì có thể cho hoạt động nặng hơn như kéo lốp xe, kéo tạ, chạy đường dài. Các bài tập kéo dài khoảng 1 tiếng/ ngày để giải phóng năng lượng dư thừa, tránh phá phách lung tung, giúp chúng khỏe mạnh và săn chắc hơn. Vì thế, mọi người thường nói đùa là chó Alaska ngáo.

Trên đây là những thông tin quan trọng về chó Alaska bạn không thể không biết. Hy vọng những thông tin này giúp ích phần nào cho bạn, để bạn yên tâm nuôi dưỡng, chăm sóc chó Alaska. Đừng quên để lại comment nếu có bất kỳ thắc mắc gì, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp cho bạn nhanh nhất có thể nhé.

Các tìm kiếm liên quan khác: chó alaska ngáo, chó alaska wiki, chó alaska dễ thương, chó alaska cute, chó alaska trưởng thành, chó alaska malamute, chó alaska standard, chó alaska mật, chó alaska oversize là gì, chó alaska oversize, chó alaska xuất xứ ở đâu, chó alaska mắt xanh, chó alaska có giữ nhà được không,..

: Chó Labrador Retriever – Chú cún tha môi thông minh, thân thiện và siêu dễ thương Update 12/2024

Rate this post