Chọn Gà Chọi Theo Kinh Nghiệm Dân Gian Cực Chính Xác Update 11/2024

Kinh nghiệm chọn gà chọi từ dân gian được nhiều người trong giới đam mê gà đá truyền tai nhau đã lâu. Thế nhưng, qua mỗi một người thì kinh nghiệm chọn gà dường như đã có nhiều thay đổi. Để tìm hiểu rõ hơn thông tin về kinh nghiệm chọn gà chọi từ dân gian chính xác nhất. Thì trong bài viết này đã ghi lại những điều được sư kê lão làng tại một vùng đất trứ danh về gà đá chia sẻ một cách chi tiết nhất.

Kinh nghiệm chọn gà chọi từ dân gian

Khám phá tông dòng của gà

“Chó giống cha, gà giống mẹ” muốn có tông dòng tốt thì phải có gà mái và gà trống tốt. Một người chơi gà sành sẽ rất quan tâm đến xuất xứ, nòi giống cũng như các đời con trước của gà mái. Gà mái được chọn phải gà mái rặc đòn, có bản tính hung dữ và nhanh nhẹn. Thêm vào đó sẽ chú ý đến đàn con trước xem có yếu tố nào lập được chiến tích hay chưa. Và chỉ quan sát trong một đến hai lứa đầu, nếu đàn con không có gì nổi trội thì phải thay gà mái khác ngay lập tức. Có như vậy mới nhanh có được một chiến kê thực sự để xuất hiện trên đấu trường.

kinh-nghiem-chon-ga-tu-dan-gian-theo-tong-dong

Đặc điểm 5 bộ phận trên cơ thể gà

Có 5 bộ phận quan trọng khi chọn gà đá mà các sư kê cần phải chú ý quan sát thật kỹ càng. Các bộ phận này không chỉ mang đến ngoại hình hoàn hảo cho chiến kê. Mà còn hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra các thế đòn hiểm hóc để hạ gục đối phương.

  • Thứ 1: Mỏ to, thẳng, khít, đầu mồng dâu, mắt tinh nhanh hình chữ điền
  • Thứ 2: Cần cổ to, dài, thẳng, không dị tật
  • Thứ 3: Lưng rộng, cánh dài
  • Thứ 4: Đùi to và phần đùi thì dài hơn phần cán
  • Thứ 5: Chân khô, không bị búng thịt, cứng cáp

Chọn gà chọi từ dân gian qua màu lông

Bên cạnh đó, thì một số sư kê cùng thường chú ý nhiều đến màu sắc lông. Thông thường có 3 màu lông được chú ý hơn cả. Và khi chia sẻ kinh nghiệm chọn gà chọi từ dân gian cũng thường đề cập đến là “Ô, TÍA, XÁM”. Gà màu ô thì nên chọn ô ướt, tía thì phải là tía mật và xám là xám khô. Đó là những màu lông của gà quý.

Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu:

Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.

Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.

Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu:

Gà ô chân trắng mỏ ngà.

Đá đâu thắng đấy gọi là thần kê.

Những câu truyền miệng của các dân gian thời xưa nói không sai về cách chọn gà hay. Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Gà tức nhau tiếng gáy” là do đó mà ra. Vì tiếng gáy của chúng cũng thể hiện một phần một con gà hay và quý.

kinh-nghiem-chon-ga-tu-dan-gian-theo-bo-phan-co-the-ga

Quan sát hình dáng của gà chọi

Hình dáng bên ngoài là một trong những yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn và biết được gà chọi đá tốt hay không. Bởi vì lý do đơn giản là một chiến kê thực sự sẽ luôn có được một thân hình vững chắc, khỏe mạnh, dáng đi oai phong, lẫm liệt.

Có thể nói đây là một trong những yếu tốt quan trọng nhất để lựa chọn gà chọi đá hay vì một chú gà chọi hay thì tối thiểu phải có thân hình vững chắc khỏe mạnh.

Khi cầm gà lên thân hình phải liền lạc, không lỏng lẻo.

Lườn gà sâu trường sức khỏe mạnh tuyệt đối không chọn gà bị vẹo lườn. Chọn gà có ghim gà khít tối đa chỉ cho phép vừa một ngón tay, nếu ghim hở gà sẽ bở hơi và đánh kém tin đòn dẫn đến thua trận.

Đùi gà to khỏe nặng đòn, thế đứng của gà cũng rất quan trọng, gà đứng trùng kheo đá sâu chân nặng đòn, nếu đứng chạm gối đá tin chân, đứng thiết lĩnh tướng quý… không chọn đầu gối gà có hình dáng như củ lạc.

kinh-nghiem-chon-ga-tu-dan-gian-theo-hinh-dang

Chọn gà chọi hay qua tiếng gáy

Chọn gà phải có tiếng gáy trong và vang xa. Nếu gà có tiếng gáy âm thanh lạ có 7, 8 tiếng và giật 5 tiếng ở phía sau được gọi là thần kê. Còn khi gà gáy mà trong miệng hơi sáng thì được gọi là linh kê. Ngoài ra, gà chọi gáy 5 tiếng mà các tiếng kéo dài cũng thuộc loại gà có tài. Còn gà gáy 4 tiếng là gà bình thường. Tuyệt đối không chọn gà chọi gáy 3 tiếng bởi đây là loại gà kém cỏi, chịu đòn yếu.

Xem dáng ngủ

Quan niệm tướng gà tốt thì dáng ngủ cũng tốt. Tuy nhiên, một số giống gà quý như gà linh kê tử mị lại hoàn toàn khác. Có hai dáng ngủ đáng phải lưu ý: ở trên cao ngủ gục đầu xuống. Và ngủ dưới đất mà cổ ngoặt sang một bên, hai cánh sã ra trông như gà đã chết. Hay gà ngủ đứng 1 chân thuộc vào loại gà cò. Chính vì dáng ngủ xấu là một trong những lý do khiến gà tử mị đá rất hay thường bị bỏ qua.

: Chọn Gà Chọi Theo Kinh Nghiệm Dân Gian Cực Chính Xác Update 11/2024

Nuôi thúc gà chọi trước khi đá theo lịch trình khoa học

Chăm sóc gà chọi trước khi đá

Sau quá trình nuôi dưỡng dài từ lúc nhỏ cho đến lúc đạt độ trưởng thành, khi đến tuổi ‘tham chiến’ thì bạn cần nuôi thúc gà chọi trong khoảng 10 ngày trước khi cho nó tham gia bất cứ trận đấu nào.

Quá trình nuôi thúc có tác dụng giúp cho gà chuẩn bị sẵn sàng cả về tinh thần và thể lực để đạt đến phong độ cao nhất của nó. Lịch trình nuôi thúc một ngày như sau:

: Bí Quyết Chọn Gà Chọi Chiến Kế Đá Đòn Độc Cực Chuẩn Update 11/2024

– Tầm 3 – 4h sáng (cần phải chọn cố định một giờ), bạn dậy cho gà uống nước với định lượng nhất định, thật điều độ chứ không để gà uống tự do. Việc làm này không những giúp tăng cường sức bền mà còn tránh được tình trạng gà bị hốc nước trong khi đá.

– Đến 5h sáng, bạn dậy cho gà tắm sương sớm bằng chiếc khăn bông thấm ướt sương trời đã chuẩn bị trước bằng cách phơi qua đêm. Trước khi tắm, bạn vắt khăn lấy vài giọt sương và cho gà uống, sau đó dùng chính chiếc khăn đó lau lên khắp cơ thể gà. Tuyệt đối không được thả gà tự do để quần sương sớm vì như thế sẽ khiến gà dễ mất sức. Mặt khác, bạn cũng đừng quên dùng một ít rượu trắng vẩy lên khắp cơ thể gà để máu lưu thông thông suốt hơn.

– Đến buổi chiều, khoảng 5h, ngay khi mặt trời chuẩn bị lặn xuống, khi nắng đã dịu nhẹ hơn thì bạn thả gà để nó phơi một lúc. Đồng thời đừng quên vẩy thêm một ít rượu trắng nữa nhé.

– Riêng về chế độ ăn trong cách chăm sóc gà chọi trước khi đá, bạn nhất định phải cho gà ăn đúng bữa vào một giờ nhất định (có thể dao động chút ít), thường là cho ăn hai bữa trong ngày, bữa sáng trong khoảng 8 – 9h và bữa chiều trong khoảng 6 – 7h.

Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi trước khi đá

Để gà luôn khỏe mạnh với lực đá và sức bền tốt nhất thì chế độ dinh dưỡng trước khi đá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có hai loại thức ăn cần sử dụng đến là thức ăn thường và thức ăn bổ dưỡng. Vậy, phải kết hợp chúng như thế nào?

Cho gà ăn với thức ăn thường

: Kỹ thuật chọn gà mái chọi làm giống cực chuẩn để tạo ra những Thần Kê, Chiến Kê lẫm liệt Update 11/2024

Thức ăn thường trong chế độ dinh dưỡng cho gà chọi chính là lúa. Tuy nhiên, bạn không thể cho gà ăn lúa trực tiếp như các loại gà thông thường nuôi để lấy thịt khác.

Lúa này cần phải đãi sạch trấu rồi ngâm nước đến khi mọc mầm, hoặc là lúa đã nấu chín, sau đó mang ra phơi nắng cho khô. Thậm chí nhiều người còn cầu kỳ hơn khi nấu lúa chín, sau đó rắn men, phơi sương qua đêm, phơi khô rồi mới cho gà ăn. Bởi khi làm như thế, gà thường sẽ chắc thịt và đó chính là cách nuôi gà chọi sung sức hơn nhiều.

Một số lưu ý không thể bỏ qua:– Không cho gà ăn dầm ăn dề trong mỗi bữa ăn, nếu như gà thôi không ăn nữa thì ngay lập tức phải cất lúa đi, đợi đến bữa sau mới cho ăn tiếp.- Luôn để nước mưa cho gà chọi uống và phải đảm bảo là nước sạch, không có cát bụi hay lẫn bất cứ tạp chất nào đó.

Cách chăm sóc cho gà chọi trước khi đá với thức ăn bổ dưỡng

Ngoài việc ăn thức ăn chính là lúa, bạn cũng cần bổ sung thêm dưỡng chất cho gà chọi bằng những loại thức ăn bổ dưỡng hơn. Theo chế độ khoa học thì cứ chu kỳ khoảng 2 – 3 ngày, bạn cho gà chọi ăn thêm lòng đỏ trứng gà, thịt bò hay cá sống không để máu tươi… và các loại rau như cà chua, các loại đậu (đậu xanh, đậu nành)… Với các loại thức ăn dinh dưỡng này, bạn có thể cho gà ăn bất cứ lúc nào nhưng tránh việc ăn no khi gần đến bữa chính nhé, vì như thế thì gà sẽ không có hứng thú ăn lúa nữa.

Trong quá trình chăm sóc gà chọi trước khi đá, để biết được gà có đang khỏe mạnh hay không, bạn phải luôn theo dõi tình trạng phân gà. Nếu phân khô và tròn cục thì nghĩa là gà đang rất sung sức. Còn nếu phân gà lỏng hoặc sệt thì có nghĩa là hệ tiêu hóa của nó đang gặp vấn đề, khi đó, bạn cần tìm hiểu và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp nhé.

: Top gà chọi hay nhất – Đặc điểm, thế mạnh của từng dòng Update 11/2024

Từ những chia sẻ về kinh nghiệm chọn gà chọi từ dân gian thì chắc hẳn bạn đã rút ra được cách chọn riêng cho mình phải không. Hy vọng bạn sẽ sớm tìm thấy được chiến kê hội tụ đầy đủ những yếu tố mà bạn mong muốn.

Rate this post