Khi bạn mới nhận nuôi một chú mèo con hoặc thú cưng mới, bạn bắt buộc phải đưa bé đi tới phòng khám thú y càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mèo, mà còn có thể đảm bảo rằng bé không làm lây lan bất kỳ căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào cho các thành viên khác trong gia đình.
Điều tốt nhất bạn nên thực hiện là cho bé mèo được khám trước cả khi bạn mang bé về nhà, nhưng dẫu vậy, bạn vẫn nên cố gắng đưa bé đi khám trong vòng 48 giờ nếu thấy bé mèo có vẻ khỏe mạnh.
: Lần đầu làm chuyện ấy – Đưa mèo đi khám thú y Update 12/2024
Nếu bé mèo có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, như chảy nước mắt, hắt hơi, khó thở hoặc không ăn được thức ăn hay uống nước thì nên đưa thú cưng tới phòng khám ngay. Bất kể bạn có nghĩ rằng bé mèo đang khỏe mạnh hay không, bạn nên để bé mèo tránh xa những con mèo khác cho đến khi bác sĩ thú y đảm bảo rằng bé mèo mới nhà bạn hoàn toàn an toàn.
Khám tổng quát cho mèo gồm những bước nào?
Giống như đối với những thú cưng trưởng thành, khi bạn đưa mèo cưng tới phòng khám, bác sĩ thú y sẽ thực hiện quá trình khám tổng quát kỹ lưỡng cho chú mèo để tìm ra bất kì sự bất thường về sức khỏe nào. Quá trình khám bao gồm:
- Khám bên trong miệng bé mèo – Răng bé, lưỡi và vòm miệng sẽ được khám chú trọng hơn.
- Lấy nhiệt độ cơ thể của bé mèo – Nhiệt độ trực tràng bình thường của mèo là khoảng 38 độ C đến 39 độ C. Nếu nhiệt độ của bé mèo quá cao hoặc quá thấp, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị bệnh.
- Khám phần bụng của bé mèo – Bác sĩ thú y sẽ nhẹ nhàng chạm và cảm nhận bụng của bé mèo xem có bất cứ điều gì bất thường không.
- Lắng nghe nhịp tim và phổi của bé mèo – Một con mèo nên có nhịp đập bình thường theo nhịp tim của chúng mà không có bất kì tiếng động lạ nào khác. Phổi phải có tiếng rõ ràng và chỉ có không khí ra vào trong phổi của chúng.
- Khám khả năng vận động và cơ bắp của bé mèo – Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra chân của bé mèo, đặc biệt là đầu gối của chúng, để đảm bảo mọi thứ đều ổn thỏa. Họ có thể cho bé mèo thử đi bộ xung quanh để đảm bảo chúng có dáng đi bình thường hay không.
- Khám mắt cho bé mèo – Bác sĩ có thể sử dụng kính soi đáy mắt để khám mắt cho các bé mèo. Bác sĩ thú y cũng sẽ xem xem bé có bất kì dấu hiệu bệnh tật nào khác hay không, bao gồm chảy nước mắt hay nheo mắt.
- Khám tai mèo của bạn để tìm bọ ve – Những mảnh vụn nặng, đen ở tai là dấu hiệu cho thấy bé mèo có thể đã bị ve tai. Ve tai rất phổ biến ở các bé mèo, vì vậy bác sĩ thú y có thể lấy mẫu vật từ bên trong tai để tìm thấy những con bọ ve siêu nhỏ.
- Chải lông cho bé mèo để phát hiện ra dấu hiệu của bọ chét – Bọ chét thường xuất hiện trên mèo ở mọi lứa tuổi. Bác sĩ có thể dùng lược với răng dày, chuyên dùng cho việc phát hiện bọ chét để chải và tìm kiếm những sinh vật kí sinh bé nhỏ này trên người mèo.
Bé mèo sẽ cần được khám riêng những gì?
Bên cạnh việc khám tổng quát, khi đưa thú cưng tới phòng khám, các bé cũng sẽ được khám và phân tích chuyên sâu một số bộ phận khác.
1. Phân tích mẫu phân
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn mang theo mẫu phân của bé. Đội thú y sẽ tiến hành các xét nghiệm bằng cách sử dụng mẫu phân để khám các ký sinh trùng như giun đường ruột, giardia và các mối quan tâm tiềm năng khác.
Bác sĩ thú y có thể dùng thuốc tẩy giun cho bé mèo trong mỗi lần khám vì không phải tất cả các ký sinh trùng đường ruột đều xuất hiện trong các lần xét nghiệm phân, và một tỷ lệ lớn bé mèo thì lại có chúng trong người. Nhiều ký sinh trùng có thể truyền sang người, vì vậy điều quan trọng là phải loại bỏ chúng khỏi bé mèo. Như thế thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và của cả những thành viên trong gia đình bạn.
2. Xét nghiệm máu
Hiệp hội các nhà chăm sóc mèo ở Mỹ khuyên nên thử nghiệm FeLV và FIV trên tất cả những con mèo mới được nhận nuôi, bất kể tuổi tác, và bất kể có bất kì con mèo khác trong nhà mới của chúng hay không.
Nếu bé mèo nhỏ hơn chín tuần tuổi, bác sĩ thú y có thể sẽ đợi cho đến khi bé được ít nhất chín tuần trước khi xét nghiệm FeLV và FIV vì bé mèo dưới chín tuần tuổi có nhiều khả năng cho ra kết quả xét nghiệm sai. Nếu có những con mèo khác ở trong nhà với bé mèo, bạn nên cách ly chúng cho đến khi chúng được xét nghiệm âm tính với FeLV và FIV trong trường hợp bé mèo mới của bạn có khả năng đang mắc bệnh lây truyền.
Bàn luận về vấn đề tiêm phòng
Hầu hết các nước yêu cầu mèo phải tiêm ít nhất một loại vắc-xin phòng bệnh dại. Tuy nhiên các bé sẽ không được tiêm cho đến khi đã lớn hơn một chút. Bạn cũng nên tìm hiểu về các loại vắc-xin khác, chẳng hạn như viêm mũi họng, calicillin và giảm bạch cầu. Sau đó, tiến hành trao đổi và bàn luận về vấn đề này với bác sĩ thú y. Vắc xin cần được tiêm ở một số độ tuổi nhất định và trong những khoảng thời gian cụ thể để nó phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Lên lịch triệt sản cho mèo
Trừ khi điều này được thực hiện trước khi nhận nuôi bé mèo, không thì bạn sẽ cần đặt một cuộc hẹn cho cuộc phẫu thuật này. Mèo thường được triệt sản vào khoảng năm đến sáu tháng tuổi, nhưng một số bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn nên triệt sản cho mèo, không sớm thì muộn.
Các bước để chuẩn bị cho lần đầu đưa bé mèo đi khám thú y
Có thêm một chú mèo con mới gia nhập vào gia đình luôn là điều thú vị phải không nào? Đôi khi đây là một điều đã được lên kế hoạch từ trước và rất đáng mong đợi, đôi khi nó lại chỉ là một quyết định trong phút chốc khi bạn nhìn thấy một chú mèo đi lạc hoặc bị chủ bỏ rơi.
: Mèo bị hôi miệng, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả Update 12/2024
Dù theo hướng nào đi chăng nữa, cùng với việc mua sắm tất cả các nhu yếu phẩm mới như thực phẩm, bát đĩa và hộp vệ sinh, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ dành thời gian đưa thú cưng mới của mình tới phòng khám thú y lần đầu tiên, cũng như trong những lần tiếp theo.
Chuyến đi tới phòng khám đầu tiên của thú cưng có thể hé lộ những vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng đến bạn, gia đình bạn và những loài vật nuôi khác trong nhà. Một số căn bệnh có thể đột nhiên trở nên nghiêm trọng, vì vậy tốt nhất bạn nên tìm hiểu ngay nếu bé mèo con cần một đợt điều trị đặc biệt.
Vì sức khỏe của mọi người trong nhà bạn, kể cả với những chú mèo con mới, điều quan trọng là bạn không nên bỏ qua vấn đề này.
Trước khi đưa mèo đi khám thú y
Mèo con mới nên đến thăm khám với bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể. Không có quy định nhất định nào về độ tuổi được phép đi khám lần đầu. Mặc dù vậy thì bạn vẫn nên đưa bé đi khám trong vòng 24 đến 72 giờ sau khi nhận nuôi bé.
Nếu bạn đã có một chú mèo khác trong nhà, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ thú y hỏi han trước khi đưa mèo con mới về nhà. Mèo con mới có thể bị bệnh mà bạn không phát hiện ra.
Các trường hợp như mèo con được cứu trợ hoặc nhận nuôi khẩn cấp khác có thể khiến bạn không thể đưa bé đi khám lần đầu được. Trong tình huống này, hãy để bé ở nơi cách ly – trong phòng tắm hoặc không gian nào đó tương tự, tách biệt với những loài vật nuôi khác của bạn.
Mèo con nên có hộp vệ sinh, bát thức ăn và bát nước riêng. Điều này sẽ làm giảm khả năng lây lan bệnh hoặc ký sinh trùng cho bất kỳ bé mèo hoặc thú cưng nào khác trong nhà.
Những gì bạn cần khi đưa mèo đi phòng khám thú y
Cho dù bạn có đón mèo con mới và ngay lập tức đưa bé đi thẳng đến bác sĩ thú y đi chăng nữa, hoặc sau một hoặc hai ngày để bé ở nhà, thì bạn vẫn sẽ cần chuẩn bị sẵn một số thứ trước đợt kiểm tra sức khỏe đầu tiên của bé.
- Bất kỳ thông tin và giấy tờ gì của mèo con được trung tâm cứu hộ hoặc nhà lai tạo giống cấp cho.
- Ghi chú về bất kỳ điều gì bạn thấy đáng lo ở bé
- Mẫu phân
- Túi đựng mèo
- Đồ ăn vặt dành cho mèo
Cung cấp thông tin sức khỏe của bé mèo
Điều quan trọng là bác sĩ của bạn phải biết rằng bạn đã từng đưa bé mèo đi khám thú y lần nào trước đây chưa. Khi bạn đưa mèo con đến gặp bác sĩ thú y lần đầu tiên, hãy nhớ mang theo bất kỳ giấy tờ nào bạn nhận được khi bắt đầu nhận nuôi bé.
Nếu giấy tờ không có sẵn, hãy ghi lại thông tin bạn đã biết trước đó để bạn không quên. Cũng đừng quên gọi cho người bạn nhận nuôi mèo và hỏi bất kỳ câu hỏi nào nếu cần thiết nhé!
Kiểm tra thể chất
Nhân viên và bác sĩ thú y sẽ nói chuyện với bạn về tình trạng sức khỏe của mèo con trong quá khứ và bắt đầu kiểm tra thể chất. Người ta sẽ đặt mèo con lên một cái cân để lấy cân nặng, và có thể cần xét nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh. Họ cũng sẽ tìm kiếm xem mèo có các loài ký sinh trùng khác bám lên như bọ chét hoặc ve hay không.
Ngoài ra, bác sĩ thú y cũng sẽ kiểm tra mắt, tai, miệng, da, lông và toàn bộ cơ thể của mèo con, sờ nắn bụng để cảm nhận các cơ quan và lắng nghe nhịp tim và phổi bằng ống nghe.
: Mèo có thể biểu lộ nỗi buồn rầu và đau đớn thông qua nước mắt được không? Update 12/2024
Mẫu phân được thu thập để kiểm tra ký sinh trùng trong đường ruột xem có có hay không. Bác sĩ sẽ thường đề nghị bạn mang theo một mẫu phân mèo nếu có thể.
Tốt nhất là mèo con nên được nhận nuôi từ 8 đến 10 tuần tuổi (hoặc thậm chí già hơn) để có sức khỏe ở tình trạng tốt nhất, thời gian cai sữa và hòa nhập dễ dàng hơn. Nếu mèo con còn nhỏ, đặc biệt là 6 tuần hoặc ít hơn, bác sĩ thú y sẽ cần phải đánh giá tình trạng dinh dưỡng và hydrat hóa của mèo con và hỗ trợ bé bổ sung bất kì điều gì cần thiết.
Tiêm phòng
Độ tuổi tiêm phòng thích hợp nhất cho bé là vào khoảng từ 6 đến 9 tuần. Một bé mèo mẹ khỏe mạnh, được tiêm phòng thường xuyên sẽ giúp mèo con có được khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Nếu mèo con bị hắt hơi hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, bác sĩ thú y sẽ chờ đợi cho đến khi nó khỏe mạnh rôi mới tiến hành tiêm phòng.
Thuốc tăng cường vắc-xin cho mèo con sẽ cần được sử dụng trong khoảng thời gian khoảng ba tuần cho đến khi mèo con được 16 đến 20 tuần. Vắc-xin dại thường tiêm một lần trong lần cuối cùng mèo con đến thăm khám. Mèo con cũng sẽ được tẩy giun trong một vài lần khám để xử lí ký sinh trùng đường ruột thông thường như là giun tròn.
Hãy cố gắng sắp xếp các chuyến thăm khám này theo lịch trình trước để mèo con không bỏ lỡ bất kỳ loại vắc-xin hoặc phương pháp điều trị thiết yếu nào.
Phương pháp điều trị
Bác sĩ thú y sẽ thảo luận về tình trạng sức khỏe và một số điều cần phòng ngừa ở mèo con, chẳng hạn như phòng chống giun tim và kiểm soát bọ chét hay rận. Khuyến nghị về vắc-xin và các biện pháp phòng ngừa sẽ được đưa ra dựa trên môi trường sống của mèo con.
Bác sĩ thú y sau đó cũng sẽ có mặt để hướng dẫn bạn cách dạy bé đi vệ sinh vào hộp vệ sinh, chế độ dinh dưỡng cho mèo, triệt sản và kiểm soát hành vi mèo.
Ngăn chặn những vấn đề phát sinh khi đưa mèo tới phòng khám thú y
Như mọi khi, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bé mèo hoặc băn khoăn khi nào bạn nên lên lịch kiểm tra, hãy gọi bác sĩ thú y để cùng bàn luận. Nếu mèo con bị bệnh bất cứ lúc nào, điều quan trọng là nên liên hệ với bác sĩ thú y của bạn, nhớ là không được chậm trễ đâu đó! Vì bệnh ở mèo con có thể trở nên nghiêm trọng rất nhanh, để lại những hậu quả rất khó lường.
Hãy làm quen với bác sĩ thú y và thú cưng mới của bạn sẽ luôn có khả năng chữa trị khỏi nhiều hơn trong những tình huống không khẩn cấp. Tìm ra giờ khám bệnh thích hợp và gọi ai trong trường hợp khẩn cấp sẽ giúp bạn vượt qua được những tình huống cấp bách trong tương lai.
Nếu bạn nghi ngờ thú cưng của bạn bị bệnh, hãy gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức. Đối với các câu hỏi liên quan đến sức khỏe, hãy luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước, vì họ đã khám cho thú cưng của bạn, biết tình trạng sức khỏe của các bé và có thể đưa ra các khuyến nghị tốt nhất dành cho thú cưng.
Lời kết
Trên đây là một số điều bạn cần biết khi lần đầu đưa thú cưng tới phòng khám thú y. Hãy ghi nhớ thật cẩn thận để bé mèo luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!
Xem thêm: Tại sao mèo con bị tiêu chảy? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
: Bạn cần phải làm gì khi mèo mẹ không chịu chăm sóc cho mèo con? Update 12/2024