Giống chó Chow Chow có nguồn gốc từ phía Bắc Trung Quốc. Đây là một giống chó lớn và có bộ lông dày, xù như một chú gấu. Tuy thân hình đồ sộ nhưng các bạn ấy lại sở hữu gương mặt rất dễ thương. Chính vì vậy mà Chow Chow được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai nuôi Chow Chow cũng đã hiểu hết về bạn ấy. Cùng tìm hiểu những sự thật thú vị về chó Chow Chow để xem giống chó này có gì thú vị nhé.
Chó chow chow – “thú nhồi bông di động” cực kỳ trung thành và thông minh. Nếu bạn đang sở hữu một chú chow chow thì hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để chăm sóc chúng khoa học, bộ lông luôn mềm mượt, xứng danh như mọi người đã nhận xét nhé.
: Tổng hợp kiến thức về giống chó Chow chow không phải ai cũng biết Update 12/2024
1. Nguồn gốc chó Chow chow
Sự thật về chó Chow Chow đầu tiên mà bạn nên biết: Chow Chow là giống chó cổ đại. Nhiều tài liệu cho rằng chó Chow Chow đã có mặt cách đây khoảng 2000 đến 3000 năm. Thậm chí các mẫu hóa thạnh mà các nhà khảo cổ học tìm được có niên đại tồn tại từ thế kỉ XI trước công nguyên. Các mẫu hóa thạch này có cấu tạo về xương tương đương với cấu tạo xương của những chú cún Chow Chow hiện tại. Quả là một điều bất ngờ phải không nào? Các bạn Chow Chow cũng có nguồn gốc xuất thân từ họ Spitz – họ của loài có tuyết cổ nhất trên thế giới còn tồn tại.
Không ai biết tổ tiên thật sự của các chú cún ấy vì đây là các bạn chó cổ đã có từ nghìn năm. Có ý kiến cho rằng, Chow Chow là kết quả của phép lai giữa chó tuyết Samoyed và chó Ngao Tây Tạng. Ý kiến khác lại cho rằng sự thật về chó Chow Chow là hậu duệ của chó Elkhound Na Uy, Keeshond và giống chó Pomeranian. Tất cả đều chỉ là giả thuyết vì không ai có thể chứng minh được điều mà mình nói. Nếu xét về ngoại hình thì Chow Chow có nét giống với Ngao Tây Tạng và có bộ lông kép đặc trưng của họ Spitz.
2. Tên chó Chow Chow không phải có nguồn gốc từ Trung Quốc
Chúng ta đã quá quen thuộc với cái tên Chow Chow nhưng có ai biết rằng, tại Trung Quốc Chow Chow được gọi với các tên hoàn toàn khác. Người Trung Quốc gọi chó cảnh Chow Chow là Songshi Quan (chó sư tử), Lang Gou (chó sói) hoặc Xiong Gou (gấu chó). Vậy cái tên Chow Chow có nguồn gốc từ đâu? Thực ra cái tên Chow Chow là một thuật ngữ trong tiếng anh dùng để đánh dấu những vật được chuyển từ phương Đông đến vương quốc Anh và thế kỉ XVIII. Từ những món đồ, búp bê đến cả những chú chó đều được gọi bằng cái tên này. Kết quả là cái tên Chow Chow được sử dụng cho tới tận ngày nay.
3. Đặc điểm cơ thể của chó Chow Chow
Nhìn tổng thể đặc điểm cơ thể của chó Chow Chow, bạn sẽ thấy ấn tượng ngay vì thân hình hơi tròn, gần giống như loài gấu của vùng Tây Tạng.
-Đầu: Khá to và tròn
-Chân: Chân ngắn, to và tạo cảm giác hơi thô mỗi khi chúng di chuyển. Phần lớn các giống chó hiện nay đều có đôi chân sau bị cong. Xương đùi và xương cẳng chân của cún thường tạo với nhau thành một góc 150 độ. Tuy nhiên, đến với giống chó Chow Chow thì lại khác. Chow Chow có đôi chân sau vừa ngắn vừa thẳng đứng nên dáng đi rất thú vị. Do đôi chân thẳng nên Chow Chow phải rất cố gắng mới có thể đi nhanh bằng các chú chó khác. Các chú chó Chow Chow con mất khoảng 2-3 tháng để có thể quen với đôi chân và đi nghiêm nghị như những chú cún trưởng thành.
-Chiều cao: 45-56cm, cân nặng từ 20-32kg
-Lưỡi nhỏ có đốm, màu xanh đen
-Tai tròn, nhỏ bị che mất bởi bộ lông
-Đuôi có độ dài vừa phải, nhiều lông và mắt lên lưng
-Bộ lông: Lông dày và rất mềm mượt. Các màu sắc lông phổ biến như kem, đen, nâu đỏ, trắng. Trong số đó, chó chow chow màu kem được ưa chuộng nhất do sự đáng yêu, dễ gần.
Đáng chú ý ở đây, màu lông của chúng chỉ có một màu duy nhất, không bị pha lẫn nhiều màu sắc khác nhau.
Phần bờm ở cổ cũng khá đồ sộ nên bạn có thể tưởng tượng như một con sư tử con.
Lông của chó rậm nên cần nhiều thời gian để chăm sóc hơn. Lông của chúng rụng quanh năm hoặc rụng nhiều theo mùa.
-Tuổi thọ của chó có thể lên tới 15 năm, thậm chí nếu chăm sóc tốt có thể sống thêm được 2-3 tuổi nữa vì sức khỏe của chó rất tốt. Bạn chỉ cần đề phòng một số căn bệnh hay gặp ở giống chó này như: quặm mi mắt, sưng ngứa mắt hoặc xoắn dạ dày.
4. Đặc điểm sinh sản của giống chó Chow Chow
Thời gian chó Chow chow sinh sản khi đạt 6 tháng – 1 năm tuổi. Chó cái sẽ có xu hướng động dục lần đầu, thời gian động dục kéo dài khoảng nửa tháng đến 1 tháng. 1 năm sẽ có 1-2 lần động dục.
Mỗi năm, chó đẻ 1-2 lứa, mỗi lứa 3-6 con chó con.
Trong điều kiện được chăm sóc tốt chó có thể hồi phục rất nhanh. Thực tế, sau mỗi lần sinh con, tử cung của chó mẹ sẽ bị giãn rộng ra, các cơ hông, mông cũng bị ảnh hưởng nhiều do quá trình rặn con ra ngoài.
Lượng sức lực của chó mẹ bỏ ra cũng khá lớn nên việc dành thời gian để chó hồi phục lại cho lần mang thai tiếp theo là rất quan trọng, thường là một năm.
5. Đặc điểm tính cách của chó chow chow
Nhiều người khi gặp chó chow chow lần đầu có đánh giá rằng chúng dữ, không gần gũi. Nhưng khi tiếp xúc với chúng, ý nghĩ của bạn hoàn toàn bị thay đổi. Chúng sống rất thân thiện và tình cảm, luôn thích chủ nhân quan tâm, chăm sóc mình.
Bạn yên tâm nhé, chúng sẽ rất ngoan và nghe lời nếu như được bạn quan tâm, vuốt ve hàng ngày đấy.
: Cảnh giác với những dấu hiệu bệnh nấm mèo ở người và cách phòng trị hiệu quả Update 12/2024
Tuy nhiên, nếu nhà bạn có người lạ thì hãy canh cẩn thận nhé vì chúng rất cảnh giác với người lạ, khó làm quen và quyết liệt với những người làm hại chủ nhân của chúng.
Chúng chỉ hơi dữ dằn trong tình huống này thôi. Còn lại chúng đều rất đáng yêu và rất thích khám phá những điều mới mẻ.
Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ và người già thì sẽ rất vui và náo nhiệt vì chó chow chow con rất thân thiện, dễ gần với trẻ nhỏ.
Việc huấn luyện chó khá khó khăn nên bạn có ý định dạy dỗ, huấn luyện chúng làm gì thì hãy kiên trì và nhẫn nại trong lúc huấn luyện nhé.
Chúng sẽ không thoải mái nếu như bạn giam giữ chúng trong ngôi nhà chật chội đâu nhé. Thi thoảng hãy thay đổi không gian sống cho chó chow chow như dắt đi dạo ở công viên, sân bóng để thỏa sức chơi đùa với thiên nhiên.
Giống như các giống chó khác ở phương Bắc Trung Quốc, chó chow chow là giống chó tuyệt đối trung thành, chỉ một chủ duy nhất, người nuôi lớn từ bé. Ngoại trừ có một số chó chow chow được nhập từ phương Tây thường hiền lành và thân thiện hơn chó nhập từ Trung Quốc.
Xem thêm: Giới thiệu các dòng chó chow chow lai phổ biến hiện nay
6. Chó chow chow ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ đảm bảo cho chó chow chow có sức khỏe tốt nhất, thể chất phát triển toàn diện. Nếu bạn còn đang băn khoăn chó chow chow ăn gì, có thể tham khảo ngay chế độ dinh dưỡng dưới đây:
Tùy thuộc vào độ tuổi của chó chow chow con hay chow chow trưởng thành mà khẩu phần ăn sẽ khác nhau.
6.1 Đối với chó chow chow dưới 2 tháng tuổi
Chó ở độ tuổi này còn khá non nớt, hệ miễn dịch và tiêu hóa còn yếu. Do đó, bạn cần quan tâm đặc biệt hơn tới chế độ ăn của chó chow chow con này nhé.
Không cho ăn đồ linh tinh, không rõ nguồn gốc.
Chỉ cho ăn cháo thịt nhuyễn hoặc ngâm mềm đồ ăn khô dành riêng cho cún để đảm bảo cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cún nhé.
Mỗi ngày ăn từ 4-5 bữa, không ăn quá no trong một bữa mà chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
6.2 Chó chow từ 3-6 tháng tuổi
Lớn hơn một vài tháng, chó đã ăn được đa dạng đồ ăn hơn như thịt, tôm, trứng, các loại rau củ. Do đó, bạn lưu ý bổ sung các loại thực phẩm này, nấu chín để cho chow ăn nhé.
Từ 5-6 tháng tăng lượng đồ ăn trong ngày để đảm bảo hệ cơ bắp, xương khớp phát triển tốt nhất.
6.3 Nuôi chó chow chow trên 6 tháng tuổi
Lúc này chó chow chow trưởng thành sẽ cần nhiều loại thực phẩm giàu protein và canxi để cơ thể phát triển đến kích thước tối đa.
Các loại thức ăn như trái cây, trứng vịt lộn, phomai, bột ngũ cốc,.. không chỉ đáp ứng chất lượng dinh dưỡng mà còn giúp bộ lông của chow chow mượt mà hơn.
2 bữa/ ngày sáng – tối là số lượng bữa ăn phù hợp cho chó. Bạn tăng lượng thức ăn phù hợp với cân nặng của chó để tránh rơi vào tình trạng béo phì.
Bên cạnh việc quan tâm chó chow chow ăn gì, hãy lưu ý tới những loại đồ ăn không nên cho chúng ăn như:
-Đồ ăn chứa nhiều đường: bánh kẹo, socola, kem,…Các loại đường hóa học này không tốt cho chow chow, gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, tiểu đường,…
-Thực phẩm chứa chất kích thích: Cà phê, đồ uống có cồn, đồ lên men không hề tốt cho hệ thần kinh của chó. Chó có thể bị nôn mửa, co giật, loạn nhịp tim.
-Các loại nấm: Đây chính là nguyên nhân chính gây ngộ độc ở chó, nhất là nấm không rõ nguồn gốc
-Không lạm dụng một số loại trái cây như nho, hồng chín, quả óc chó vì nếu ăn nhiều có thể gây suy thận.
7. Cách nuôi chó chow chow khoa học
: Mèo bị nôn, các nguyên nhân chính Update 12/2024
Điểm ấn tượng của chó chow chow chính là bộ lông xù rậm rạp. Do vậy, khi nuôi chó chow chow, bạn phải quan tâm rất nhiều tới việc chăm sóc lông cho chúng nhé.
7.1 Vệ sinh và chăm sóc lông
Chó chow chow thường xuyên bị rụng lông, nhất là vào mùa nóng, số lượng lông mỗi ngày của chó càng tăng thêm.
+Chải lông chó
Dùng lược răng thưa chải nhẹ nhàng để gỡ rối và loại bỏ hết phần bụi bẩn bám trên lông. Sau đó, chia lông thành nhiều phần chải từ gốc đến ngọn loại bỏ những sợi lông chết, dễ gãy rụng.
Bạn chải lông thường xuyên để giảm thiểu tình trạng rụng lông khắp nơi, khoảng 1 lần/ ngày là hợp lý, nếu tăng lên nữa thì càng tốt.
Những vùng lông dài, dày xung quanh cổ và nách thường tích tụ nhiều mồ hôi và bụi bẩn nên lưu ý chải kỹ và vệ sinh việc chải chuốt trở nên dễ dàng hơn.
+Tắm cho chó
Mặc dù bị rụng lông nhiều nhưng không đồng nghĩa với việc chúng cần tắm nhiều. 1 tháng bạn chỉ cần tắm cho chúng 1 lần là đủ, tắm quá nhiều sẽ làm mất đi độ tự nhiên trên da khiến da dễ bị khô, lông mất độ bóng, dễ rụng lông.
Trong trường hợp lông bị bẩn nhẹ, bạn chỉ cần dùng khăn ướt lau sơ qua là được.
Trong khi tắm, bạn cũng cần lưu ý dùng sữa tắm chuyên dụng của động vật, không dùng sữa tắm của người. Vì sữa tắm của người có độ pH cao hơn so với chó, sẽ làm mòn và kích ứng da mạnh có thể gây lở loét, viêm nhiễm, dị ứng.
Vào mùa đông hay mùa lạnh thì nên dùng nước ấm để tắm cho chó chow chow và phải tắm ở nơi kín đáo. Mùa hè thời tiết nóng hơn có thể cho tắm ở ngoài trời, ở sân vườn.
Sau khi tắm xong nên sấy khô lông, giữ tình trạng khô ráo. Nếu lông dày mà ẩm ướt có thể gây mùi hôi khó chịu, là điều kiện để nấm và ký sinh trùng phát triển.
7.2 Chế độ luyện tập
Chow chow rất thích vui đùa với trẻ nhỏ, thường tỏ ra thân thiện, gần gũi. Tuy nhiên, khác với các giống chó và động vật khác, chúng lại không mấy hòa nhã.
Để chúng hòa nhập và gần gũi hơn, bạn phải huấn luyện chúng từ nhỏ.
Và thân hình của chúng thì mập mạp, nặng nề nên việc lười tập luyện để rèn luyện cơ thể là điều dễ hiểu.
Từ khi còn nhỏ, bạn hãy khắt khe hơn với chó để chúng không tự do vận động mà không có sự thúc đẩy nhé.
8. Chow Chow hay gặp các vấn đề về sức khỏe do di truyền
Những người nuôi chó Chow Chow đều cho rằng giống chó này rất khỏe mạnh, ít khi mắc các bệnh. Tuy nhiên, có một sự thật về chó Chow Chow bạn nên biết trước khi quyết định nuôi đó chính là giống chó này rất hay mắc các bệnh về di truyền. Đặc biệt là những bệnh về xương và mắt. Một số bệnh di truyền phổ biến thường gặp ở các bạn Chow Chow như loạn sản xương hông, viêm tuyến giáp, đái tháo đường, sai khớp xương bánh chè, myotonia, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,…
Tuy có nhiều bệnh di truyền nhưng hiện nay, với ý học phát triển thì tỷ lệ chú cún mắc bệnh là rất thấp. Chính vì vậy mà việc nuôi chó Chow Chow khá dễ dàng. Bạn chỉ cần cho chó một chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để nâng cao sức khỏe cũng đã góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở chó.
9. Sự thật về chó Chow Chow – chiếc lưỡi đặc biệt
Những ai nuôi Chow Chow chắc chắn đều chú ý đến chiếc lưỡi của chú cún ấy. Chiếc lưỡi của Chow Chow rất đặc biệt. Nó không có màu hồng như những giống chó khác mà có màu xanh tím rất lạ mắt. Chiếc lưỡi này có màu như lưỡi của thằn lằn vậy. Điều đặc biệt là khi mới sinh ra, Chow Chow cũng có chiếc lưỡi hồng như bao loài chó khác. Chỉ khi đạt từ 8-10 tuần tuổi, chiếc lưỡi mới dần chuyển sang màu xanh đen.
Cũng vì điều này mà người Trung Quốc còn gọi Chow Chow là Hei She Tou (lưỡi màu đen). Tuy nhiên, Chow Chow không phải là loài chó duy nhất có chiếc lưỡi này. Giống chó Shar Pei của Trung Quốc cũng có màu lưỡi tương tự vì có họ hàng gần với Chow Chow.
10. Giá của chó Chow chow
Giá của Chow Chow phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Nguồn gốc xuất xứ, giới tính, kiểu lông, độ thuần chủng, độ tuổi… Trong đó những chú cún Chow Chow thuần chủng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ có giá cao nhất.
Những bé cún Chow Chow khá hiếm tại thị trường Việt Nam. Vì vậy giá cả của chúng cũng đắt đỏ hơn những giống cảnh khuyển khác.
Mức giá từ 10-15 triệu sẽ là những chú cún Chow được sinh ra tại Việt Nam, chất lượng và độ thuần chủng tốt nếu bạn mua tại những địa chỉ uy tín. Mức giá trên 15 triệu sẽ là giá của những bé cún nhập khẩu. Tùy theo việc bạn nhập ở đâu mà có sự khác biệt về giá.
Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng nhất liên quan tới chó chow chow. Nếu bạn cần thêm bất cứ thông tin gì liên quan tới chó chow chow, hãy liên hệ với vaat để được giải đáp nhanh nhất. Hoặc bạn có thể tới để được nghe tư vấn cụ thể hơn về giống chó này.
: Chó bị ngứa gãi rụng lông nguyên nhân là do đâu? Update 12/2024