Cách lai tạo gà đá cựa luôn là cơ hội để các sư kê “ươm mầm” là những chiến kê con hội tụ đầy đủ ưu điểm của cả gà bố và gà mẹ. Không ít người phải tham gia các khóa học về lai tạo tốn rất nhiều thời gian. Trong khi đó khả năng lai tạo thành công lại thuộc về những người tìm hiểu qua sách vở và học hỏi kinh nghiệm từ những người trong giới đam mê.
Kỹ thuật lại tạo gà đá cựa
Trước khi đi đến 2 phương pháp lai tạo gà đá thì bạn nên chú ý hơn đến đặc tính của cá thể gà mẹ. Nên chọn gà mái rặc thuần chủng có sức khỏe tốt và bản tính hung dữ kết hợp với tài nghệ của gà trống thì đàn con sau khi lai tạo mới có thể hội tụ được những đặc điểm tốt, phù hợp để tham gia thi đấu.
Cách lai tạo gà đá bằng phương pháp lai cận huyết
Là phương pháp lai tạo giữa gà bố, mẹ có quan hệ huyết thống với nhau. Sử dụng phương pháp lai cận huyết cần tính đến xác suất cận huyết của gà bố mẹ. Nhằm mục đích để tạo ra gen đồng hợp cho thế hệ đời sau. Tuy nhiên, kỹ thuật lai tạo gà đá bằng phương pháp lai cận huyết rất dễ xảy ra dị tật ở gà con nếu thể hiện trạng gà có xuất hiện các cặp gen lặn không mong muốn. Ví dụ như tật mỏ, ngực, con ngươi…
3 trường hợp lai cận huyết (lai trùng huyết)
Đối với phương pháp lai cận huyết thì xảy ra 3 trường hợp lai khác nhau là: cận huyết sâu, cận huyết vừa và cận huyết nhẹ. Đây được gọi phương pháp lai tạo dòng thuần là cách để giữ dòng gà tuyệt đối an toàn. Lai cận huyết cho gà đá cựa sắt có tỷ lệ phần trăm như sau:
Lai cận huyết sâu: Lai tạo giữa các cá thể gà là anh em ruột thịt cùng đàn – 25%
Lai cận huyết vừa
- Lai giữa cá thể gà cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha – 12.5%
- Lai giữa cá thể cách nhau 2 đời như bác trai – cháu gái hay bác gái – cháu trai – 12.5%
- Lai giữa cá thể cách nhau 3 đời như thế hệ ông – cháu hay bà – cháu – 6.3%
Lai cận huyết nhẹ: Lai giữa thế hệ gà là anh em họ – 6.3%
Cách lai tạo gà đá bằng phương pháp lai xa
Lai xa là kỹ thuật lai tạo gà đá giữa 2 cá thể không có bất kỳ mối quan hệ huyết thống nào. Phương pháp nhằm mục đích mang những gen tốt đi lai tạo để có được đời con hoàn hảo nhất. Với phương pháp lai xa thì có 3 cách lai khác nhau như sau:
Lai trực tiếp
Hay còn được gọi là cách tạo dòng gà chọi thuần chủng.Cách này sẽ cho lai tạo giữa 2 giống gà chọi thuần đem lai trực tiếp với nhau để tạo ra đời con mang đặc tính của cả gà bố và gà mẹ. Phương pháp này áp dụng trong cách lai tạo gà mỹ để bảo vệ dòng thuần chủng cho giống gà này.
Lai ba dòng
Là phương pháp sử dụng gà bố hoặc gà mẹ là giống gà lai. Sau đó cho lai tạo với một giống gà thuần chủng để tạo ra đời con có được đặc tính của cả ba giống gà.
Ví dụ: Gà mẹ lai giữa Asil và Peru có đặc tính khôn ngoan và thể lực tốt cho lai tạo với giống gà Mỹ Hatch có khả năng đá cựa tốt. Tạo ra đời con hội tụ gen của gà Asil, Peru và Mỹ Hatch.
Lai bốn dòng
Là cách lai giữa 2 giống gà không thuần chủng, đã được lai tạo từ 4 giống gà khác nhau. Nổi trội về hình dáng, sức khỏe và khả năng chiến đấu. Ví dụ như gà mẹ lai Hatch – Claret lai với gà bố lai Kelso – Roundhead.
Kỹ thuật lai tạo gà đá bằng phương pháp lai xa
Tuy nhiên kỹ thuật lai tạo gà đá bằng phương pháp lai xa thường không ổn định và xẩy ra nhiều khả năng chuyển giao tính trạng xấu. Và kết quả tính trạng xấu thường xảy ra phổ biến trên kỹ thuật thuật lai xa.
Một số cách lai tạo gà đá cựa khác
Ngoài hai phương pháp phổ biến nhất là lai cận huyết và lai xa thì còn có một số phương pháp lai khác áp dụng hiệu quả đối với cả gà thịt. Ví dụ như lai dựa, lai quần và cải thiện, lai cuốn…Các phương pháp được kể dưới đây thường gặp ở các trang trại gà thịt hoặc nuôi gà với mô hình nuôi gà chọi lấy thịt quy mô nhỏ ngay tại nhà.
Lai dựa
Phương pháp lai gần giống với lai xa nhưng khác ở một điểm là chỉ lấy giống gà trống từ một nguồn duy nhất. Có nghĩa là chỉ sử dụng giống gà trống từ một nhà chuyên lai tạo giống mà thôi.
Ưu điểm: Cải thiện dần được tính trạng gà phụ thuộc vào dòng gà của nhà lai
Nhược điểm: Phải loại bỏ hết gà trống của mình và chất lượng dòng gà phụ thuộc vào người khác.
Lai quần (chỉ áp dụng đối với gà thịt)
Phương pháp này gần như không đòi hỏi quá khắt khe, chỉ yêu cầu về tỷ lệ số lượng giữa gà trống và gà mái. Thường là 20 trống ghép với 180 – 200 con gà mái là hợp lý nhất. Đây cũng là cách được nhiều trại nuôi áp dụng nhất. Với phiên bản nhỏ hơn cho vườn nhà thì duy trì tỷ lệ là 1 trống và 5 – 12 mái.
Lai cuốn (áp dụng đối với gà thịt)
Là cách lai tạo bằng phân chia nhóm: gà mái tơ với trống trưởng thành và gà mái trưởng thành với gà trống tơ. Phương pháp này hỗ trợ cải thiện rất tốt các tính trạng và đem đến sự đa dạng về gen sau mỗi mùa sinh sản. Tỷ lệ đối với cách lai cuốn này thường là 1 trống – 10 mái.
Cải thiện
Trong trường hợp gà cận huyết quá sâu thì nên cải thiện máu bằng cách cho lai xa một đời rồi sau đó cho lai dựa về dòng cũ. Thông thường từ 6 – 8 đời thì nên khôi phục lại dòng thuần. Nếu thoái hóa cận huyết thì nên pha với máu của dòng gà bên ngoài để cải thiện giống nòi.
Một số quan niệm sai lầm trong cách đúc gà chọi giữ dòng
Trên thực tế có rất nhiều sư kê dù cố gắng lai phối nhưng vẫn không thể đạt được những chiến kê theo ý muốn. Lý do là bởi những quan niệm sai lầm sau đây:
Gà bố đá giỏi, gà mẹ sức chiến bền lâu thì gà con chắc chắn hay
Thực tế đã chứng minh kết quả này không hoàn toàn đúng như khi đúc dòng Xám bất trị hay Ô taxi đều không có hậu duệ xuất sắc như đời bố mẹ.
: Phương Pháp Lai Gà Đá Cựa Sắt Cho Ra Chiến Kê Hoàn Hảo Update 11/2024
Chính vì thế, khi đúc gà thì cần kiểm chứng qua vài lứa. Chú ý lớn nhất về tính trạng cách đúc gà chọi đòn lối. Nếu giống bố thì cần chọn con mẹ có tải đòn và khung bệ tốt là được. Ngược lại, nếu đòn lối trội về phía gà mẹ hơn thì cần chọn gà bố dẻo dai, bệ khung ổn định chứ không cần đá quá hay.
Cho rằng ở độ tuổi nào gà trống và gà mái đều có thể sinh sản tốt
Thực ra độ tuổi sinh sản tốt nhất của gà bố và gà mẹ chỉ 1.5 đến 3 năm tuổi.
: Bí kíp nuôi gà đá mau tới pin – bo siêu to khổng lồ Update 11/2024
Gà bố nếu gá trẻ thì tinh trùng sẽ yếu khiến con sức sống kém. Còn nếu gà mẹ quá non thì gà con sẽ gầy, còi cọc.
Nếu bố mẹ quá già thì cũng khi sinh cũng dễ tạo trứng lỗi, sinh con dị tật. Gà mái quá 3 năm tuổi thì không nên cho ấp nữa.
Cho ấp bằng máy thay vì cho gà mẹ ấp
Đa số những con gà con khi ấp máy đều có phản xạ tự nhiên, thụ động và kém nhạy bén hơn so với gà mái ấp.
Ngoài ra, nếu không cho gà mẹ dẫn con, chúng sẽ bị thiếu phản xạ tự nhiên từ người nuôi (gà mẹ)- điều mà các loài gia cầm dựa vào để phát triển và sinh trưởng bình thường. Gà con cũng sẽ yếu ớt, dễ mắc bệnh hơn so với những con được mẹ ấp và dẫn.
: Tắm Cho Gà Chọi Hiệu Quả Nhất – Cách Om Gà Tốt Nhất Cho Gà Update 11/2024
Nuôi chung gà con và gà trưởng thành cùng chuồng. Người ta thường nghĩ khi nuôi chung các chạng gà, chúng sẽ cạnh tranh để được sinh tồn giữa bầy. Tuy nhiên đây lại là cuộc cạnh tranh không hề cân sức
Thực tế việc nuôi gà hỗn hợp này lại khiến những con gà con dễ bị đuối, bị chết và tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật giữa các con gà với nhau. Gà con nuôi cùng gà lớn còn dễ mắc phải chứng bị rót, lỏn lẻn, nhát gáy, không dám đá gà lạ. Do đó, việc phân loại gà con- gà nhỡ và gà trưởng thành ngay từ đầu để nuôi nhốt là rất quan trọng.
Nuôi thả gà thay vì nhốt
Tất nhiên, gà được vận động chạy nhảy bên ngoài sẽ giúp cho chúng phản xạ nhanh hơn, cơ bắp cũng dẻo dai hơn phần nào. Nhưng lạm dụng nuôi thả gà cũng sẽ khiến chúng gặp một số vấn đề khi phát triển như nhút nhát, thụ động.
Về cơ bản, việc áp dụng duy nhất 1 mô hình nuôi nhốt hay thả đều không thực sự tốt cho gà. Thả vườn nhiều gà sẽ lười vận động mà nhốt lâu thì chúng cũng cuồng chân. Do đó, sư kê cần có sự kết hợp cả 2 hình thức này đi kèm với các bài huấn luyện bài bản thì gà mới tốt.
Khi huấn luyện gà, phải chú ý phù hợp với thể trạng, đòn lối của chiến kê từ đó giúp chúng phát huy khả năng tốt hơn chứ đùng chỉ bị động một vài phương pháp mà con nào cũng giống con nào.
: Bí Quyết Trộn Thức Ăn Gà Chọi Giàu Dinh Dưỡng Cực Hiệu Quả Update 11/2024
Trên đây là những cách lai tạo gà đá cựa hay gà đá đòn mà Thanke.net đã tổng hợp được. Khi lai tạo đòi hỏi đúng kỹ thuật và cách chọn giống chuẩn. Bên cạnh đó là những suy tính để đảm bảo được rằng đời con sinh ra hạn chế được tối đa những gen lặn. Những cá thể dị tật không mong muốn. Để gìn giữ được tốt nhất các tính trạng của đời gà bố mẹ.