Chó ngao Tây Tạng tên gọi tiếng anh là Tibetan Mastiff, hay còn được gọi với cái tên Ngao Tạng, được miêu tả “To hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa, nhanh hơn hươu nai”. Giống chó này tuy dữ dằn nhưng có thể các bạn chưa biết đến tính cách được giới chơi thú cảnh yêu thích đâu nhỉ?
Hãy cùng tôi tìm hiểu sâu hơn về chó ngao Tây Tạng nhé!
: ngao tây tạng to nhất thế giới
Lịch sử Chó Tibetan Mastiff
Chó ngao Tây Tạng với hình thể to lớn, được người dân bản địa ở vùng núi Himalaya huấn luyện vào việc bảo vệ gia súc và cuộc sống của họ khỏi những loài thú rừng sâu nguy hiểm như: hổ, báo, sói,… Nhờ đó, tài năng giống này được mệnh danh là “Chúa tể của thảo nguyên”.
Vào thế kỉ XV, hai nhà thám hiểm người Ý đã phát hiện ra Ngao Tạng và mang về làm quà tặng cho giới hoàng gia. “Thần khuyển triệu USD” là quà tặng gửi tới vua Anh George IV năm 1820, vua William IV năm 1834, nữ hoàng Victoria năm 1847. Thời điểm này, ngao Tây Tạng được xem là giống chó đắt giá nhất thế giới, chỉ được nuôi bởi giới nhà siêu giàu.
Năm 2011, một chú chó ngao Tây Tạng lông đỏ có trị giá lên đến 26 tỉ đồng, đi vào lịch sử như một chú chó đắt giá bậc nhất. Nhưng đến khi thị trường suy thoái, phối giống lung tung, chó Ngao mất đi lòng trung thành bẩm sinh, cắn cả chủ nhân, người qua đường. Hình ảnh ngao Tạng theo đó xấu đi, hàng loạt chú chó trở nên vô gia cư, bị ruồng bỏ, đưa vào lò mổ.
Hiện hữu trên trái đất đã 5000 năm, từ loài thần khuyển triệu USD, đến nay ngao Tây Tạng bị thất sủng phần nào và từng bị đánh giá sẽ tuyệt chủng. Tuy nhiên, chú chó ngao Tây Tạng thuần chủng lại không như vậy đâu nhé!
Ngoại hình chó ngao tây tạng
Là loài chó to nhất thế giới, nên chó ngao Tây Tạng mang thân hình đồ sộ, to lớn, oai phong, cao ít nhất 70 cm, nặng tận 64 – 90 kg. Kích thước khổng lồ nhất ghi nhận lại với chiều cao 1,2 m, cân nặng đạt ngưỡng 110 kg.
Hệ cơ phát triển, vô cùng săn chắc. 4 chân to gân guốc, có sức bật lớn và khả năng chạy nhanh đáng kinh ngạc. Cái đuôi luôn cuộn cao trên lưng. Vẻ ngoài giống sư tử khá dữ tợn.
Chúng khoác trên mình một bộ lông cũng “đồ sộ” không kém thân hình, gồm 2 lớp: lớp trong dày dặn bông xù, lớp ngoài dài, mềm mại. Bộ lông dày làm chúng thích nghi với mọi loại thời tiết, dù có khắc nghiệt đến cỡ nào đi chăng nữa. Phần lông phía trên đầu rậm rạp, xòe ra như bờm sư tử. Màu sắc lông phổ biến là: đen, đen pha nâu hoặc vàng, xám hoặc vàng, cho đến cam, nâu đỏ.
: Kỹ thuật để Hoa Giấy ra hoa quanh năm Update 11/2024
Đầu to dài, phẳng lì, không nếp nhăn. Chính khuôn mặt xệ làm chúng càng thêm phần dữ dằn, nguy hiểm. Ngao Tạng có mũi to, miệng rộng, hàm răng sắc, nhọn của loài thú săn thượng hạng. Đôi mắt nhỏ, sắc bén, thường mang màu đen pha nâu hoặc đen láy. Đôi tai rủ xuống hai bên má. Lúc bình thường nhìn hơi lạnh lùng một xíu, đến lúc chiến đấu thì không khoan nhượng bất cứ thứ gì.
Chó ngao Tây Tạng trưởng thành chậm hơn các loài chó khác, con cái 3 – 4 tuổi đời mới bắt đầu sinh sản. Con đực 3 – 5 tuổi mới có khả năng giao phối.
Tính cách
Loài chó ngao này oai vệ, tấn công mạnh mẽ, lì lợm. Ngao Tạng là giống chó săn tinh khôn nhất thế giới. Nếu như trở về miền đất quê hương Tây Tạng, chó ngao sẽ có vai trò vô cùng quan trọng, chiến đấu dũng cảm với các loài thú rừng sâu hung dữ để bảo vệ chủ nhân trên miền đất cao nguyên hoang dã.
Tính cách hung dữ, hiếu chiến, ương bướng, có bản năng chiếm hữu cao và sự cảnh giác cao độ. Chúng không cho phép ai xâm chiếm lãnh thổ của mình. Loài chó này vì thế được đưa vào danh sách loài nguy hiểm nhất.
Vậy nên, nếu bạn cân nhắc mua một chú ngao Tây Tạng, thì hãy huấn luyện thật tinh tế và kiên trì nhé, cũng đừng nên nuôi chúng với con vật nào khác, chúng sẽ chiến đấu vì lãnh thổ.
Dù hung dữ đến cỡ nào, thì chó ngao Tây Tạng cũng đặc biệt trung thành, chỉ nghe lời một chủ nhân duy nhất. Một khi xác định được chủ nhân của mình, cho dù nguy hiểm đến tính mạng, chúng cũng sẵn sàng xông pha chiến đấu vì an toàn chủ nhân. Hiện nay, chúng được huấn luyện thành thú công và làm việc cực kì hiệu quả.
- Tuổi thọ trung bình có thể lên tới 14 năm.
Chăm sóc và huấn luyện chó Ngao Tây Tạng
Khi cho ngao Tây Tạng đi dạo, hãy đảm bảo kiểm soát được thái độ và hành vi của chúng bằng cách đeo rọ mõm kết hợp dây xích.
Khẩu phần ăn
Khẩu phần ăn của ngao cần đầy đủ các chất dinh dưỡng như: canxi, vitamin, protein, khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết khác.
- 2 – 4 tháng tuổi, chỉ cho chúng ăn cơm và thịt xay hoặc các loại thức ăn khô, chia thành 3 bữa nhỏ/ ngày.
- 4 – 8 tháng tuổi: Ngao Tạng có thể ăn xương để rèn luyện hàm răng chắc khỏe, bổ sung canxi, nhưng chớ cho ăn xương quá sắc nhọn dễ hóc nhé!
- Trên 1 tuổi một chút, hãy cho chó ngao Tây Tạng ăn nhiều thịt, khoảng 1 kg mỗi ngày, thay đổi với 8 -10 quả trứng vịt lộn hay nửa cân xương. Vì lượng thức ăn đưa vào khá nhiều, nên có thể bổ sung rau giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Thịt bò tươi sống là món ăn ưa thích nhất.
=>> Sau khi ăn, nhớ để chúng nghỉ ngơi 1 – 2 tiếng. Tránh khẩu phần ăn chứa quá nhiều mỡ, chất béo. Vệ sinh khay ăn, nước uống sạch sẽ, hợp vệ sinh, thay nước thường xuyên trong ngày.
Huấn Luyện Theo Ý Muốn
Hãy đào tạo chúng ngay từ nhỏ với thái độ kiên trì, nhẹ nhàng, không mắng mỏ, luôn xoa đầu khen ngợi, nếu bạn không muốn biến chúng trở thành nỗi ám ảnh. Giai đoạn huấn luyện hiệu quả nhất là từ 2 – 4 tuổi. Cho Ngao Tạng làm quen, giao tiếp với mọi người, các vật nuôi khác, để chúng thân thiện hơn.
: Giá cá hổ Sumatra – Cập nhật giá cá hổ các loại mới nhất trên thị trường Update 11/2024
Ngoài ra, cũng nên luyện phản xạ nhanh nhạy bằng các bài tập đứng lên, ngồi xuống, bắt bóng, nhảy cao, chạy bộ, thời gian từ 20 – 30 mỗi ngày. Lớn dần, bạn hãy tăng cường độ tập luyện, dẫn chúng đi bơi hàng tuần, chạy 5 – 6 km mỗi ngày, hay buộc tạ vào chân rồi để chúng di chuyển,…
Nếu bạn chưa huấn luyện thành công thì đừng nên đưa Ngao Tạng đến nơi công cộng, chỗ đông người nhé!
Bởi thể hình vốn dĩ to lớn của loài chó lao động, nên chó ngao Tây Tạng cần không gian sống rộng rãi một chút, không gò bó, bí bách nhiệt độ không được quá 35 độ.
Tắm rửa cho chúng
Bộ lông dày cộp cần chăm sóc thường xuyên. Cần chải lông hàng ngày 1 – 2 lần tránh rối bằng lược chuyên dụng. Tắm định kỳ mỗi tháng 1 lần, có thể tắm bằng sữa tắm chuyên dụng, tạo độ bóng mượt.
Sau tắm sấy khô ngay tránh bị nấm da và tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng sinh sản. Nếu lông quá rậm rạp thì cắt tỉa cho gọn gàng. Mẹo nhỏ dân gian: ăn trứng vịt lộn giúp lông ngao mượt hơn, tắm nắng mỗi sáng sớm làm bộ lông khô thoáng hơn nhiều đấy.
Khám Bệnh định kỳ
Kiểm tra thường xuyên các bộ phận dễ bị bệnh như: tai, mắt, mũi, răng, miệng, bàn chân.
Chó ngao Tây Tạng đi tẩy giun định kì bởi chúng dễ bị bệnh về đường ruột. Ngao còn hay bị viêm khí quản do quá lạnh, dẫn đến ho, mắt ửng đỏ, hay bệnh loạn sản xương khuỷu, khiến chúng đi lại khó khăn.
Mua ngao Tây Tạng giá bao nhiêu
Trung bình một chú Ngao Tạng có giá lên đến 2000 đô.
- Nếu bạn muốn sở hữu một bé Ngao Tây Tạng con 2 tháng tuổi được nhân giống tại Việt Nam, giá cả là 20 – 25 triệu đồng. Mức giá này khá rẻ so với thị trường chung trên thế giới.
- Một con trưởng thành có giá từ 35 – 40 triệu đồng (nhưng chú ý nếu mua ở độ tuổi này thì lấy được lòng trung thành của chúng là điều cực kì khó khăn đấy nhé).
- 1 chú ngao Tây Tạng nhập khẩu châu Âu phải có giá trên 200 triệu đồng.
- 1 chú ngao Tây Tạng có xuất xứ từ miền đất quê hương Tây Tạng sẽ có giá lên đến hàng chục, trăm tỉ đồng, với ngoại hình miễn chê, siêu thuần chủng và nguồn gen quý hiếm.
Mua chó ngao tây tạng ở đâu uy tín?
Hiện tại, ở hà nội và tp.Hồ Chí Minh, Thú Cảnh Việt đã có trại nhân giống chó Ngao Tây Tạng Thuần Chủng. Đây là nơi bạn có thể an tâm sắm cho mình một chú chó ngao Tây Tạng chất lượng, uy tín.
Gọi Hotline: 0981427586 hoặc nhắn tin zalo để xem ảnh và tư vấn cụ thể hơn.
: Chia sẻ các chế đèn led tại nhà cực hay cho bể cá thủy sinh Update 11/2024