Gà chọi con là giai đoạn dễ bị tử vong nhất. Bởi đây là giai đoạn gà có sức đề kháng cực kì yếu. Nếu không chăm sóc cẩn thận, người chăn nuôi có thể gặp tổn thất lớn. Chính vì lý do này mà chúng tôi chia sẻ cách nuôi gà chọi con 1 tháng tuổi chuẩn, để giúp giảm tỷ lệ vong trên đàn gà con xuống thấp nhất.
Cách chọn gà chọi con tốt
Để có lứa gà tốt, thì đầu tiên ta phải chọn được những chú gà con chất lượng. Bởi dù cách nuôi gà chọi con khoẻ mạnh của bạn có hay đến đâu, mà gặp phải những con gà yếu thì các nuôi gà con đó cũng sẽ không phát huy được hiệu quả vốn có của nó.
Ta nên chọn những con gà con khoẻ mạnh và đồng đều. Đặc biệt phải thử độ nhanh nhẹn, mỏ, chân, màng da,.. Và đặc biệt là không có dị tật.
Đặc điểm của gà chọi:
Gà chọi là một loại gà đặc biệt. Nó rất khỏe, và hiếu chiến. Gà còn nhỏ cũng hiếu chiến nhưng bị đau sẽ dễ chạy hơn gà trưởng thành. Vì thế khi gà còn nhỏ nó sẽ thi thoảng vẫn đánh nhau với gà cùng đàn nếu nhốt chung. Tuy nhiên đánh 1 lúc đau quá nó sẽ chạy. Một số trường hợp có thể đánh rách cổ và rách cánh nó mới chạy nên cần để ý (điều này thì cũng ít sảy ra thôi)
Tuy nhiên khi gà trưởng thành. Tức là bắt đầu tập gáy bắt buộc phải nhốt riêng. Vì nếu chúng đánh nhau sẽ đánh tới thừa sống thiếu chết. Vấn đề khi nào nhốt riêng ta sẽ nói sau.
: Giảm Tỉ Lệ Tử Vong Gà Chọi Con Với Bí Quyết Cực Hiệu Quả Update 11/2024
Thêm vào đó gà nuôi để đánh, để chọi nên nó sẽ phải luyện tập và người nuôi gà phải làm việc đó.
Cách nuôi gà chọi con khi mới nở
Khi gà con mới nở, gà phải được mẹ ấp nở. Chúng ta sẽ nhốt mẹ và con vào chung 1 khu nhốt riêng ấm áp, kín gió vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Và đặc biệt là ánh sáng phải đủ sáng.
Riêng bài về chuồng nuôi tôi sẽ viết riêng. Ở bài này bạn hiểu quy trình và kỹ thuật đã.
Khi gà chọi bắt đầu ấp sẽ được nhốt riêng để nó có thể yên tâm ấp mà không bị làm phiền. Sau khi gà con nở ra, gà mẹ sẽ nuôi con luôn ở đó cho đến khi 2 tháng tuổi.
(Nuôi con đủ 2 tháng tuổi chuyển gà con ra khu nuôi tập chung. Dọn sạch ô chuồng đó luôn, để cho con khác vào ấp và nuôi con)
Trong thời gian này tuyệt đối phải để gà mẹ nuôi con. Tức là nuôi gà mẹ lẫn gà con chung nhau. Gà mẹ sẽ che chở cho gà con tranh bọn chuột vào cắp mất gà. Đồng thời ủ ấm khi gà con rét ….
Cách nuôi gà chọi con 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn 1 tháng tuổi, gà chọi con cần phải được chăm sóc kỹ càng bằng một cách nuôi gà con thật khoa học. Bởi giai đoạn này gà phát triển rất nhiều, do đó chỉ cần sơ sẩy chút là gà bị bênh, yếu, thiếu dinh dưỡng phát triển ngay.
Thức ăn cho gà chọi con
: 3 kỹ thuật tắm cho gà chọi hiệu quả nhất Update 11/2024
Đối với gà con trong tự nhiên sẽ được mẹ chúng bắt mồi là giun, dế hoặc côn trùng cho ăn. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay thì việc đó sẽ thật khó thực hiện. Chính vì vậy bạn hãy ra hiệu cám cò và mua cám cho gà con nhé.
Trong 3 ngày đầu tiên: Cho gà mẹ và gà con ăn chung cám loại nhỏ cho gà con. Trộn thêm thuốc đi ỉa và thuốc hen vào thức ăn. Ngày cho thuốc 1 lần vào bữa sáng hoặc bữa chiều. Liều lượng trên bao bì hoặc hỏi thú y, vì có nhiều loại thuốc. Tôi không biết chỗ bạn có loại thuốc gì nên cũng ko dám nói. Bạn cứ hỏi thú y và họ sẽ chỉ cho bạn.
Nguyên nhân là gà con mới nở bắt đầu ăn thức ăn vào nó dễ bị đi ỉa. Và cơ thể nó còn yếu nên nó thường bị rét do mới chui trong ổ ấp ra.
Sau 3-10 ngày tuổi: Sau 3 ngày đầu tiên cho đến khi gà con được 10 ngày tuổi. Bạn trộn cám loại nhỏ lẫn cám loại to cho cả mẹ và con ăn chung nhé. Vì có con gà nó đã mổ được viên to, có con mổ được viên nhỏ. Và gà mẹ thì đương nhiên thích ăn viên to rồi. Cám thì bạn ra hiệu bán cám nói mua cám cho gà thịt ăn.
Nhiều ông thắc mắc ủa gà chọi sao cho nó ăn cám thì đánh đấm sao. Xin thưa đứa trẻ mới sinh nó phải ăn sữa. Gà con cũng vậy đó. Cám sẽ cung cấp đủ chất cho nó khi nó còn non.
Từ 10-60 ngày tuổi: Bỏ hoàn toàn cám con đi. Và cho cả gà mẹ và gà con ăn cám gà thịt loại to luôn.
Cách nuôi gà chọi con 2 tháng tuổi:
Từ 2 tháng tuổi phải nuôi tập chung và thả rông để gà khỏe:
Khi gà bắt đầu ấp hay khi gà nở ra bạn phải ghi ngày vào chuồng nhé. Đó là nguyên tắc để theo dõi tuổi gà.
Khi gà đạt 2 tháng tuổi. Ta bắt gà mẹ ra riêng. Nhốt gà mẹ vào chuồng riêng cho hồi sức sau đó nhốt với trống để nó tiếp tục làm việc sinh nở. Gà con được tách riêng ra 1 khu khác thả rông cùng những con gà khác. Nếu bạn có nhiều đàn, bạn có thể nhốt chung với nhau.
Khu nuôi này cần 1 gian nhà có lợp mái che, có cửa đầy đủ để tránh mưa, rét, đêm gà sẽ vào đó ngủ.
: Đặc Điểm Đá Gà Cựa Sắt Và Kỹ Thuật Chăn Nuôi Huấn Luyện Update 11/2024
Cần có khu chơi ngoài trời, có bóng cây càng tốt để gà vui chơi khi trời đẹp và hàng ngày thả gà ra đó.
Khu vui chơi phải đủ rộng để nó bay nhẩy thoái mái.
Thức ăn của gà chọi con 2 tháng tuổi đến 1,5kg:
Giai đoạn này vẫn là cám viên cho gà thịt loại to. Thi thoảng bạn nên cho nó ăn thêm rau củ cơm nguội … Có thì cho không có không sao nhé. Nuôi gà phải thoải mái đừng có gò bó kỹ quá.
– Máng ăn cho gà bắt buộc phải là khay như khay cho gà con ăn. Để khi ta rải thức ăn vào gà phải mổ từng viên điều này giúp gà có thể luyện cái mỏ thật dẻo và thật khỏe. Sau này rất tốt cho việc thi đấu.
Nếu bạn mua cái máng kiểu cho gà thịt ăn thi nó cám nó thành đống vào gà mổ vài cái đã no rồi. Việc cho gà luyện mỏ hàng ngày không tốn công dễ vậy sao không làm.
Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị
Chuẩn bị chuồng trại hoặc lồng úm
Nền chuồng cần được rửa sạch và sát trùng bằng formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Ta lấy tấm cót cao khoảng 45cm để làm tấm quây. Tạo một lồng quây có đường kính vòng quây khoảng 2 – 4m tuỳ theo số lượng gà định úm.
Nền chuồng rắc lớp trấu dày 10-15cm. Trong chuồng có để máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.
Mật độ gà phù hợp với kích cỡ chuồng nuôi theo từng độ tuổi:
- Gà 1 tuần tuổi: Khoảng 30 – 45 con/m2.
- Gà 2 tuần tuổi: Khoảng 20 – 30 con/m2.
- Gà 3 tuần tuổi: Khoảng 15 – 25 con/m2.
- Gà 4 tuần tuổi: Khoảng 12 – 20 con/m2
Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết
Máng ăn
Nên cho gà ăn trên khay trong 1 – 2 ngày đầu. Sau đó, mới tập cho ăn bằng máng dài hoặc là máng tròn. Chiều cao thành máng để 5 cm là hợp lý. Vừa tránh rơi vãi thức ăn, vừa đủ cao để gà có thể vào trong. Thường thì máng ăn đảm bảo độ dài 5 cm/con để gà đỡ chen lấn nhau.
Sau 2 giờ mới bắt đầu cho gà tập ăn. Nên cho số lượng thức ăn vừa đủ, hết lại tiếp tục cho gà ăn. Tuần đầu sẽ cho ăn 5 – 6 lần/ngày và giảm dần trong các tuần tiếp theo.
Máng uống
Ngoài máng ăn, thì máng uống cũng phải được bố trí đầy đủ trong chuồng nuôi. Độ cao máng vừa đủ để khi gà con uống nước sẽ không bị ướt lông cổ. Nước cho gà ăn phải đảm bảo vệ sinh, bởi giai đoạn này gà còn khá yếu.
Trong những giờ đầu, phải tập cho gà uống nước để các con còn lại trong đàn học theo. Máng uống và máng ăn được bố trí cạnh nhau, để gà không phải di chuyển quá xa. Thường ta sẽ pha thêm 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống để tăng sức đề kháng cho gà.
Cách nuôi và chăm sóc gà chọi con
Nhiệt độ úm gà chọi con
Gà mới nở cần phải rất cẩn thận trong việc đảm bảo nhiệt độ cho gà. Gà chọi con tập trung gần nguồn nhiệt, gà bị lạnh. Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt, trạng thái nháo nhác, khát nước, gà bị quá nóng cần phải giảm nhiệt độ. Gà tụm lại một phía là bị gió lùa, cần phải che kín hướng gió thổi.
Ngày tuổi | Quây úm | Chuồng sưởi ấm nhiệt độ chuồng (C) | |
Nhiệt độ nguồn sưởi (C) | Nhiệt độ trong quây (C) | ||
1 – 3 | 38 | 28 – 29 | 31 – 33 |
4 – 7 | 35 | 28 | 31 – 32 |
8 – 14 | 32 | 28 | 29 – 31 |
15 – 21 | 29 | 28 | 28 – 29 |
22 – 28 | 29 | 25 – 28 | 23 – 28 |
Ở tuần đầu tiên, ta cần phải thắp đèn chiếu sáng cho gà 24/24. Sau đó, giảm dần vào các ngày tiếp theo.
Ngày tuổi | Thời gian chiếu sáng hàng ngày (giờ) | Cường độ chiếu sáng (W/m2) |
1 – 2 | 22 | 5 |
3 – 4 | 20 | 5 |
5 – 7 | 17 | 5 |
8 – 10 | 14 | 3 |
11 – 13 | 11 | 3 |
14 – 28 | 8 | 2 |
Phòng bệnh cho gà chọi con 1 tháng tuổi
Để đảm bảo gà chọi con khoẻ mạnh, không mắc những bệnh thông dụng thì ta cần phải:
- Cho uống kháng sinh các bệnh: Thương hàn, CRD, E.Coli, viêm rốn… trong 3 ngày đầu. Nên hoà thuốc vào trong nước uống để gà uống dễ dàng hơn.
- Những con gà bị hở rốn thì sát trùng bằng cồn 0.5% hoặc dung dịch blue metylen 1%
- 7 ngày tuổi nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà.
- 14 ngày tuổi chộn kháng sinh Neomycin 1g/1kg thức ăn.
- 21 ngày tuổi hết sức chú ý các yếu tố như: Nhiệt độ, môi trường, thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà, chất lượng đàn gà, mọi vận dụng như máng ăn, máng uống phải giữ gìn vệ sinh, rửa sạch khi cho thức ăn mới, lượng thức ăn vừa đủ, tránh để thức ăn lâu ôi thiu kém chất lượng.
- 24 ngày tuổi nhỏ Lasota lần 2 để đàn gà phát triển mạnh.
Cách nhân giống gà chọi thuần chủng
Chọn gà trống đúc
Chọn gà trống thật xuất sắc. Tức là gà thắng nhiều trận có số má đàng hoàng để nhân giống. Tuy nhiên con trống cần có nhiều đặc điểm tốt như dáng đi, phom người …. Chọn gà mái cũng vậy. Tôi chỉ nói đế kỹ thuật nhân giống gà thôi còn các yếu tố khác khuân khổ bài này không thể nói hết được.
Cần lấy trứng gà chọi hàng ngày của gà để không bị hỏng trứng:
Gà mái sẽ được nhốt chung vời gà trống ở 1 ô chuồng riêng. (Bạn cần phải bỏ lứa trứng đầu tiên của gà mái, gọi gà trứng gà so).
Có thể nhốt gà trống với 1-5 con gà mái. Hoặc nhốt riêng 1 trống 1 mái để theo dõi xem gà mái đó đẻ ra con có đẹp không? Thi đấu tốt không mà loại bỏ gà mái hoặc thay đổi trống.
Trong chuồng đặt nhiều ổ đẻ để gà đẻ vào đó. Hàng ngày bạn phải nhặt trứng ra khỏi ổ cho vào chỗ riêng. Và ghi ngày gà đẻ trứng trên từng quả. Hàng ngày khi con gà vào đẻ quả mới nó sẽ nằm trong ổ khoảng 30 phút – 1 tiếng mới đẻ trứng được. Nếu bạn không nhặt trứng gà đẻ hôm trước ra thì nó sẽ vô tình bị ấp dở, và trứng sẽ dễ bị hỏng.
: Điểm danh 8 chú gà chọi lẫy lừng nhất hiện nay tại Việt Nam Update 11/2024
Trên đây là cách nuôi gà chọi con 1 tháng tuổi mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Chỉ cần thực hiện cẩn thận theo từng bước trong cách nuôi gà chọi con 1 tháng tuổi khoẻ mạnh này là các bạn đã có cho mình những lứa gà con thật chất lượng rồi.