Ngoài những em cá cảnh quen thuộc, được nuôi nhiều rồi thì hiện tại em các bình tích này đang được lòng rất nhiều người. Ngoài cái tên cá bình tích ra thì có 1 số nơi gọi em ấy là cá bình trà hay cá molly.
Nhưng dù với tên gọi nào thì em nó cũng rất dễ thương đúng không? Chưa kể em này được đánh giá là rất dễ nuôi và mau lớn nữa đấy! Thậm chí ở điều kiện lượng oxi có hạn em nó vẫn phát triển tốt cơ mà. Chắc có lẽ vì những lý do này mà em nó được yêu thích đến vậy.
Đương nhiên kể cả 1 người nuôi chuyên nghiệp khi nuôi 1 giống cá mới nào đều phải tìm hiểu kỹ càng. Chứ đừng nói đến người mới nuôi cá cảnh. Hiểu được điều đó chúng mình đã giúp các bạn học lỏm bí quyết nuôi và chăm sóc cá bình tích từ các chuyên gia đấy! Cùng tìm hiểu xem bí quyết đó là gì nhé!
1. Tìm hiểu về đặc điểm của cá Bình Tích
Đặc điểm hình thái
Nếu nhìn bề ngoài em nó có nét gì đó khá giống với cá mô ly, cá hòa lan hay cá trân chân. Theo nhiều tài liệu thì đúng là các em này có họ hàng với nhau thật. Nhìn chung cũng như các em cá kia thôi, em này hiền lành, thân thiện lắm.
Vì là giống cá cảnh nên lối sống của em nó cũng tập trung thành từng đàn như nhiều loài khác. Em này có nhiều màu sắc lắm. Nhiều khi thả trong bể đúng kiểu tạo ra 1 dải cầu vông luôn ấy! Chưa kể hình dáng em nó còn rất bắt mắt nữa. Em này thì dễ nuôi và dễ phát triển lắm luôn nè. Hơn nữa khả năng em nó sinh sản cũng cao so với mặt bằng chung của giống cá cảnh.
Em này nuôi cũng có nhiều tác dụng ghê luôn. Không chỉ làm đẹp cho bể cá nhà bạn mà em còn ăn luôn các loại rong hại bể cá nửa. Điển hình phải kể đến rêu đen, tảo xanh hay rêu tóc,… Nhìn chung đây đều là các loại không tốt cho bể cá thôi. Cũng nhờ thế mà em nó như 1 dũng sĩ dọn sạch bể cá tự nhiên vậy.
Dù mình có nói em này có nhiều màu sắc đến hoa cả mắt nhưng vẫn có 1 vài gam màu phổ biến. VÍ dụ như vàng cam, đen hay trắng. Cũng từ 3 màu cơ bản này mà người ta lai tạo ra nhiều em với các màu khác nhau và hình dáng khác nhau nữa. Có em thì đuôi cánh buồm. Có em lại là đuôi càng cua.
Cá bình tích giá bao nhiêu tiền?
Em này có mức độ phổ biến rộng rãi. Dù chưa đến mức gọi là em cá quốc dân nhưng bạn vẫn dễ dàng tìm mua được. Bạn có thể dạo quanh các diễn đàn cá cảnh, các hội thủy sinh hay các cửa hàng cá cảnh đều có.
Bình thường 1 em cá này chỉ có giá 4 ngàn đồng thôi. Rất rẻ đúng không? CÒn em nào mà to hơn 1 chút thì có thể giá cao hơn. Mức giá này tùy thuộc vào người bán.
: Ngậm nước muối có tác dụng gì? Cách sử dụng đúng cách, hiệu quả Update 11/2024
Ngoài các màu cơ bản như mình vừa nói thì bạn cũng có thể gặp các em cá bình tích màu đỏ. Cũng như nhiều màu lạ lẫm khác. Nhưng màu sắc chỉ là vẻ bề ngoài thôi. Tất cả các em này đều dễ nuôi, thân thiện và dọn sạch bể cá của bạn tự nhiên đấy! Vì thế chẳng khó hiểu khi em này được nhiều người tìm mua đến vậy.
2. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Bình Tích
Kỹ thuật nuôi
Đúng là em cá này rất dễ nuôi. Điều này không phải tự nhiên mà có. Đó là nhờ sự đánh giá của các chuyên gia và những người nuôi cá lâu năm. Nhưng dù dễ nuôi như nào bạn cũng cần có 1 số kiến thức về cá nhất định để chăm em nó lớn và phát triển tốt.
Nhiều người nuôi cá lâu năm hay chó 1 vài hạt muối trắng vào bể cá. Khi được hỏi họ nói đây là cách sát trùng bể cá hiệu quả. Từ đó cá nuôi cũng đỡ mắc bệnh hơn. Đồng thời khi nuôi cần chú ý tới nồng độ nitrat trong nước. Thực chất nitrat sinh ra là do thức ăn thừa để lâu ngày trong bể mà thôi. Cũng có thể là chất thải của cá nữa. Như vậy bạn cần dọn thức ăn thừa, chất thải thường xuyên để ổn định lượng nitrat này.
Bạn không nên dùng nước máy để thay nước cho bể cá. Trong nước máy có clo sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Bạn có thể dùng nước giếng. Nhưng nước giếng phải là nước đã phơi 3-4 ngày rồi mới thay nhé! Để đảm bảo nước hết cặn và các chất độc. Khi thay nước sẽ không thay toàn bộ nước trong bể. Mà chú ý chỉ thay từ 50 đến 75% thôi. Phần nước còn lại giúp điều chỉnh môi trường sống cho cá.
Theo mình thấy người ta hay thả thêm 1 vài cây thủy sinh vào trong bể cá ấy. Cây thủy sinh vừa làm sạch nước trong bình lại có nơi để cá em chơi đùa, nghỉ ngơi. Chưa kể đó cũng coi như 1 nguồn thức ăn tươi cho em nó nhấm nháp. Bạn yên tâm là em nó chỉ ăn rong rêu bám trên cây thôi.
Cá Tính Tích ăn thức ăn gì?
Các em cá này ngoài ăn các sinh vật phù du hay chất thải thì em nó còn ăn cả rong rêu gây hại nữa. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao bể cá nào có em cá bình tích này đều sạch sẽ hơn các bể cá khác không?
Mình thấy người nuôi cá lâu năm người ta không cho các em cá này ăn thức ăn sẵn trường kỳ đâu. Thay vào đó họ sẽ đan xen giữa thức ăn sẵn và thức ăn tươi. Ví dụ như 6 ngày đầu thì bạn cho em nó ăn thức ăn sẵn. Đến ngày cuối tuần thì tìm cho em nó mấy con loăng quăng hay các con vật nhỏ thả vào bể. Mình thấy các em cá ăn như này rất khỏe mạnh và phát triển nhé! Không hề bị bệnh tật gì cả.
Có cần bể oxy cho cá bình tích không?
Các loài cá khác dù ít hay nhiều đều cần oxy. Nhưng riêng em này không có oxy cũng không sao cả. Nhưng nhớ là phải giữ môi trường sống của em nó sạch sẽ, không có chất độc đâu nhé! Điều này sẽ giúp bạn được 1 phần thời gian và công sức sục oxy cho bể cá đấy! Mà không chỉ có em này thôi đâu, mấy em như cá ngựa vằn, cá sặc hay cá vàng cũng đều không cần oxy.
Em này thân thiện hòa đồng là điều ai cũng biết. Vì thế bạn có thể tận dụng bể cá cho em nó sống cùng với các loại cá khác. Mình thì hay thấy người ta thả cùng cá 7 màu, các Koi hay cá phượng hoàng… Cuộc sống ở bể cá rất yên bình luôn.
Nuôi cá sinh sản
Em cá này dễ nuôi và dễ đẻ lắm. Nếu không muốn nói là mắm đẻ ấy. Vì thế bạn có thể thả nhiều em cá nhiều màu khác nhau vào bể để chúng lai tạo thành các loại cá riêng. Mỗi em có 1 đặc điểm nổi bật. Càng làm bể cá của bạn đẹp hơn.
: Trang trại nuôi chó lấy thịt tàn bạo ở Việt Nam gây phẫn nộ Update 11/2024
Sau khi các em cá con nở ra từ trứng sẽ ngay lập tức biết bơi mà không lo lắng gì cả. Đó có lẽ cũng là điều tự nhiên của các loài cá thôi. Chỉ có điều lúc này các em nó yếu, bơi chưa quen nên hay bị các em cá ăn thịt xơi tái. Vì thế 1 lá bạn nuôi cá bình tích mẹ từ trước khi sinh cho đến khi các em cá con lớn. 2 là không nuôi cá ăn thịt nữa.
Dù rất dễ đẻ và mắn đẻ nhưng không có nghĩa bạn không cần chú ý gì nhé! Thời gian em nó gần sinh thì bạn nên dành cho em nó không gian thoáng đãng, thoải mái và yên tĩnh. Em nó sẽ tập trung nuôi dưỡng các em cá con và để chúng ra đời an toàn.
Những lưu ý trong quá trình chăm sóc
– Như mình vừa nói bạn có thể nuôi em này với các loại cá khác mà không sợ chúng xô xát với nhau.
– Trong bể cá dù bạn có thể nhiều cây cỏ thì em nó vẫn sống được. Em nó thích môi trường có thả cây lá giống lông chim ấy. Hay có chăng là các cây mọc nổi để em nó chơi đùa, có nguồn thức ăn nữa. Với cá bình tích, các thành phần trong nước không phải yếu tố đặt lên hàng đầu.
– Vào giai đoạn sinh nở thì có 1 khoảng thời gian gọi là giau nhau đấy! Ở giai đoạn này các em cá đực sẽ có ngực và bụng có xu hướng hướng đến màu đỏ chói mắt. Khi nhiệt độ môi trường đạt đến ngưỡng lý tưởng, tức à 27 đến 28 độ thì các em cá bố sẽ làm tổ bằng bọt khí. Hai em cá bố và cá mẹ sẽ gặp nhau và tạo ra các em cá con ở dưới tổ. So với các em cá khác thì sự gặp gỡ này mãnh liệt hơn nhiều. Khi đã thụ tinh xong và đẻ thì cần mang ngay em cá cái ra ngoài. Các em cá đực sẽ ở lại trông nhà. Thường thì sau 24 giờ trứng sẽ nở ra các em cá con yếu ớt.
– 1 khi em này đã sống khỏe trong môi trường nào đó thì em nó sẽ sống rất dai.
– Dù em này ăn rêu hại thật nhưng bạn cứ thử để em nó đói đi. Cả rêu tốt trong bể cá em ấy cũng chẳng tha.
– Môi trường sống của em này ở mức trên hoặc giữ mặt nước thôi. Em nó không hợp sống ở tầng nước sâu.
– Thay vì đi bắt bobo cho em nó ăn thì sao bạn không học cách em bobo nhỉ? Tiện lợi và dễ dàng thay đổi bữa ăn cho cá.
3. Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin về các ình tích. Chắc chắn ngoài các thông tin cơ bản về em nó, bạn cũng đã học được cách nuôi và chăm sóc cá bình tích đúng chuẩn rồi phải không? Những thông tin này dù là cơ bản nhưng mình tin nó sẽ giúp bạn có được bể cá đẹp và khỏe mạnh. Đối với những bạn chưa nuôi cá cảnh bao giờ biết đâu sau bài viết này lại muốn nuôi ngay 1 bể thì sao?
: Địa Chỉ Nào Bán Cá Ngựa Sống Uy Tín Tại TP.HCM? Update 11/2024