Rêu thủy sinh là một loại thực vật được rất nhiều gia đình ưa thích lựa chọn để trang trí cho bể cá nhà mình nhờ màu sắc tươi tắn, đa dạng chủng loại và dễ sắp xếp bài trí.
Bài viết này Fao tiết lộ cho bạn đọc một số lại rêu thủy sinh đang được ưa chuộng nhất trên thị trường. Thực sự loại nào cũng đẹp không thể cưỡng lại, nên đọc xong bài viết này, nếu khó lựa chọn cũng là điều rất bình thường.
Rêu thuỷ sinh tự nhiên minifiss
1. Đặc điểm của rêu thuỷ sinh tự nhiên minifiss
Rêu mini fiss có nguồn gốc xuất xứ ở châu á, được tìm thấy ở ngoài tự nhiên được tìm thấy nhiều ở những khu vực như bãi có lá cạn hoặc bán cạn.
Loại rêu này có vể bề ngoài rất đẹp thường được dùng để lũa trong hồ thủy sinh, trải nền hay buộc vào đá, sử dụng trong các bể rêu thủy sinh tự nhiên, bể cá cảnh hay bể cá phong thủy. Hoặc có thể dán lên bố cục đá làm cảnh thiên nhiên. Rất thích hợp cho hồ tép, tép có nơi trú ẩn và thức ăn trong rêu.
Rêu minifiss có khả năng thích nghi với môi trường nước tốt và vẫn có thể phát triển nếu trong môi trường không có CO2.
Rêu minifiss là loài rêu nhỏ nhất với kích thước chỉ khoảng 0,5 cm, tốc độ phát triển chậm, nhưng lại có khả năng sinh trưởng rất mạnh mẽ.
Loại rêu này được sử dụng nhiều trong những bể các cảnh không chỉ vì vẻ bề ngoài mà còn vì chúng hỗ trợ tốt trong việc tạo ra lượng khí O2 cho cá nuôi trong bể bằng cách quang hợp và khả năng lọc một số tạp chất giúp cải thiện môi trường nước một cách tuyệt vời,
Loại rêu này ra lá nước nhanh với môi trường thích hợp , khoảng 2 – 3 tuần.
2. Cách trồng rêu minifiss đơn giản nhất
Các trồng rêu thủy sinh minifiss thì có nhiêu cách nhưng sau đây Fao sẽ chia sẻ cho bạn cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho mọi người chơi minifiss.
Đầu tiên mua rêu minifiss vò sẵn sau đó loại bỏ đất hoàn toàn ra khỏi đám rêu mới mua đó. Tiếp đến mới xay nhuyễn fiss bằng máy xay xinh tố.
Sau khi xoay nhuyễn bạn trộn fiss với sữa chua để giúp cho fiss của bạn nhanh lên hơn, do sử dụng chất dinh dưỡng và vi sinh có sẵn trong sữa chua.
Sau đó bạn lấy bình phun hoặc một chai nước đục lỗ để làm ẩm bề mặt cần trải fiss lên. Bề mặt đó có thể là gỗ, đá…rồi dùng tay hoặc chổi sơn để quét fiss lên bề mặt trồng.
Sau khi đã phủ fiss xong lên nơi mình cần trồng, bạn cần ủ kín lại để giữ ẩm, nó giống như quá trình ủ mầm của các loại cây vậy, tăng nhiệt độ để kích thích cho rêu minifiss mọc nhanh hơn.
3. Cách chăm sóc hằng ngày cho rêu minifiss ươm
Cách trồng rêu thủy sinh minifiss khá đơn giản và chăm sóc loại rêu thuỷ sinh tự nhiên minifiss này cũng không hề khó khăn. Chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian và lưu nhớ trong đầu một số mốc thời gian thì chắc chắn bạn sẽ có được một thảm rêu xanh mướt.
Sau khi ủ fiss lại thì cứ đều đặn giữ nhiệt và ánh sáng bằng cách bật đèn 8 tiếng/ngày. Dùng bình xịt hơi sương cho fiss 2 lần/ngày để giữ ẩm cho fiss.
Khoảng sau 2 tuần khi rêu bắt đầu ra lá non thì lúc này bạn không cần ủ nữa mà có thể mang cây đến môi trường có độ sáng nhiều, đến khoảng tuần thứ 3 thì fiss bắt đầu dày dần và đều
: Cách nuôi cá chọi và địa chỉ bán cá chọi uy tín tại Hà Nội Update 11/2024
Khoảng 4 tuần thì bạn có thể cho nước nhẹ nhẹ vào và bắt đầu chạy lọ. Khoảng 2 – 3 tuần tiếp theo thì fiss sẽ ra lá nước, khi đó bạn có thể thả cá hoặc tôm vào cho hồ của mình.
Rêu thuỷ sinh tự nhiên Java – (Java most)
Trong các loại rêu thủy sinh thì rêu Java là một loài rêu thủy sinh tự nhiên được rất nhiều người chơi thủy sinh yêu thích. Rêu Java là một trong những loại rêu thuộc nhóm Hypnaceae có nguồn gốc từ đảo Java thuộc Indonesia và một số nước Đông Nam Á.
Java là loại rêu phổ biến trong thế giới thủy sinh bởi vẻ đẹp tự nhiên, cách trồng và chăm sóc khá dễ dàng. Rêu java có thể phát triển tốt mà không cần đất nền, có khả năng bám dích tốt vào nhiều bề mặt Vậy nên nó thường được dùng để bổ sung, điểm xuyết vào bố cục trong bể cá.
1. Đặc thù và đặc tính rêu Java trong tự nhiên
a. Dễ sống và phát triển
So với những loài rêu thủy sinh khác thì rêu java được biết đến với khả năng sinh trưởng khá tốt. Reey java có khả năng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 21 – 24 ° C và có thể sống ở nhiệt độ lên tới 29 – 32 ° C.
Rêu java có thể thích ngi nhanh tróng với nhiều môi trường nước khác nhau, thậm chí là nước lợ, cộng với sức phát triển rất tốt chỉ trong môi trường nước thông thường nên rêu java đã trở thành một trong những loại rêu được nhiều người yêu thích và lựa chọn.
b. Thích nghi trong mọi điều kiện ánh sáng
Rêu java có khả năng thích nghi tốt với mọi loại ánh sáng. Với chế độ ánh sáng hợp lý cùng với một chút dinh dưỡng thôi là rêu java có thể nhanh chóng lan rộng chỉ từ một bụi nhỏ ban đầu tạo thành những rải rêu xanh tươi đẹp mắt.
Java là một giải pháp hoàn hảo và an toàn cho một thảm nền trong bể thủy sinh. Đặc biệt là với những người mới chua có kinh nghiệm trong việc trồng cây thủy sinh.
Chỉ cần bạn đảm bảo nước sạch, có dòng chảy và ánh sáng dồi dào thì rêu java sẽ biến bể cá nhà bạn thành một khu sinh thái thu nhỏ thực sự.
2. Về cách chăm sóc cho loại rêu tự nhiên java
Tất cả các loài rêu thủy sinh đều cần nước sạch để phát triển và rêu Java cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy bạn cần phải có một hệ thống lọc đáng tin cậy trong mẫu bể cá thuỷ sinh đẹp để nước trong bể luôn được tuần hoàn và sạch sẽ.
Khi cắt tỉa loại rêu này bạn cần chú ý những mảnh rêu nhỏ có thể khiến hệ thống lọc nước của bạn bị tắc gây hỏng hóc.
Thường xuyên vệ sinh đám rêu java của bạn trong hồ khỏi rác thải, phân cá mắc trong đám rêu có thể tạo ra nấm mốc, ảnh hưởng đến cá cũng như chất lượng của nước trong bể gây mất, mĩ quan. Nếu quá nhiều bẩn thì bạn có thể phá bỏ hoàn toàn đám rêu vì chúng cũng khoonng quá đắt đỏ.
Khi trồng rêu thủy sinh java bạn cần đảm bảo lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho bể tốt. Chiếu đủ số giờ tối thiểu cho cả cá và cây.
Rêu thuỷ sinh tự nhiên Flame – (Flame moss)
Rêu thủy sinh tự nhiên Flame – Flame Moss là loại rêu có hình thù độc đáo, thẳng xoắn giống như ngọn lửa vì vậy mà loài rêu này còn được gọi là rêu lửa.
Nói chung, rêu lửa là một loại rêu tự nhiên có vẻ đẹp rất thu hút, tương đối dễ trồng cho nên chúng cũng được nhiều người ưa chuộng.
: Cách đánh đèn cho cá rồng khỏe mạnh, lên màu Update 11/2024
Rêu Flame có nguồn gốc hầu hết ở các nước Châu Á. Lọa rêu này khá dễ trồng và chăm sóc, không đòi hỏi nhiều dinh dưỡng, có tốc độ tăng trưởng trung bình, ưa ánh sáng và có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 21 – 32 oC và độ ph từ 5 – 8.
Việc tạo hình và trang trí với loại rêu này có rất nhiều cách. Tuỳ vào bố cục bể mà bạn mong muốn mà lựa chọn một hình thức thích hợp nhất. Tuy nhiên, rêu lửa không sở hữu màu xanh sáng như các các loài thực vật khác vì vậy chúng không thích hợp cho việc tạo chiều sâu cho bể.
1. Cách trồng và chăm sóc rêu Flame khi mang từ tự nhiên về
2. Nhiệt độ và thời gian phát triển
Với nhiều loại rêu thuỷ sinh hay các loại thuộc họ nhà rêu khác, chúng thường khá khó tính với điều kiện nhiệt độ nhưng với rêu flame chúng chỉ cần ở nhiệt độ ấm và không quá 27 o C là cây có thể phát triển tốt.
Còn để rêu phát triển đẹp, lý tưởng nhất thì nhiệt độ trong khoảng 24 – 26 độ C là thích hợp nhất.
so với nhiều loại rêu thuỷ sinh tự nhiên khác thì tốc độ tăng trưởng của rêu lửa cũng khá nhanh 1cm/1 tuần. Khi rêu phát triển thành thảm chúng có màu xanh, đọt rêu non nhạt hơn nên trông như ngọn lửa màu xanh trong bể thuỷ sinh, tạo nên một bức tranh vô cùng độc đáo.
3. Dinh dưỡng cho rêu thủy sinh Flame
Về CO2, rêu flame cũng như các loài rêu thủy sinh khác thường không yêu cầu quá cao hay khắt khe. Chúng không cần phải có nhiều CO2 để phát triển. Trong một bể 300 lít nước thì chỉ cần 4g CO2 trong 1 giây mở đèn là đủ.
Về dinh dưỡng, rêu thuỷ sinh tự nhiên flame chỉ cần loại phân nền bình thường là có thể sống và phát triển tốt.
Với đặc điểm tán mọc thẳng, hướng lên trên loại rêu này thường được sử dụng để tạo dáng cho cây thông hay các loại cây cổ thụ tạo dáng vẻ vừa cổ kính nhưng lại rất tươi mới. Nếu muốn làm nó như một thảm cỏ bạn có thể buộc rêu vào vỉ inox không rỉ và đặt trong bể.
Lưu ý trong cách trồng rêu trong hồ thủy sinh
+ Khi trồng rêu trong hồ thủy sinh bạn cần đảm bảo rêu được sống trong môi trường ưa thích đó là ẩm thấp, mát và ánh sáng vừa, nhưng nó vẫn hoàn toàn sống và xanh đẹp ở nơi có ánh sáng cao nhưng bạn cần quản lý nước tốt.
+ Rêu cực ghét kim loại nặng, trong đó có Fe. Không nên châm quá nhiều Fe vào chế đọ dinh dưỡng.
Rêu vàng, đen, chết, chưa hẳn 100% là do ánh sáng quá cao. Có thể là do ánh sáng này kết hợp với một hàm lượng kim loại nặng như Fe ở trong nước gây ngọ độc và bạn cần có biện pháp xử lý nguồn nước ngay.
+ Những hồ có độ pH cao thì rêu ít bị ngộ độc hơn những hồ có nước mềm.
+ Rêu không cần quá nhiều dinh dưỡng và carbon, nhưng nó rất thích CO2 và 1 lượng NH3 trong nước.
+ Ánh sáng cao có thể gây hại cho rêu theo 3 cách:
- 1 số loài rêu không chịu nổi ánh sáng cao nên cháy lá
- Ánh sáng cao + Fe gây đọc cho rêu
- Ánh sáng cao làm Fe mạnh, gây bùng phát rêu hại và bám lên rêu thủy sinh.
+ Cách trồng rêu trong bể thủy sinh nếu bạn muốn giải độc cho rêu 1 cách nhanh nhất, có thể nâng gH lên cao cỡ 6-12 độ, hoặc châm thêm nước đen, acid humic…
+ Bạn nên sử dụng những loại nền có chỉ số hấp thụ dinh dưỡng dư thừa cao (CEC) như ADA, aquafor, Gex xanh, controsoil…. Vì những nền này hút Fe và kim loại nặng dư thừa vào trong nền và thải ra lúc cần thiết.
Trên đây là những thông tin về cách trồng các loại rêu thủy sinh phổ biến được nhiều người yêu thich. Hi vọng bài viết này hữa ích với bạn. Đến đây bài viết này xin được khép lại. Nếu muốn biết thêm nhiều kiến thưc hữu ích về cây trồng thì bạn hãy ghé qua trang web của Fao nhé!
: Mèo rừng giá 1 triệu đồng được bán công khai trên phố Sài Gòn Update 11/2024