Chim chào mào đang ngày càng được nhiều nghệ nhân lựa chọn làm chim cảnh bởi tập tính sinh sống phù hợp với điều kiện nước ta. Cùng với đó là diện mạo cũng như tiếng hót của chim Chào mào rất tuyệt. Chim Chào mào là một loài chim gần gũi với người chơi chim cảnh, tuy nhiên nhiều người còn chưa nắm được hết những thông tin cũng như tập tính của loài chim này. Hãy cùng vaat.org.au tham khảo một số thông tin về chim Chào mào nhé.
Giới thiệu chung về loài chim Chào mào
Chim Chào mào có tên tiếng anh là Red-whiskered Bulbul, chúng thuộc họ nhà chim sẻ biết hót. Địa điểm sinh sống rải rác khắp các vùng ở Châu Á. Với giọng hót trong trẻo thường là 3 đến 4 âm thanh, nên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết.
Đặc điểm nhận dạng một chú chim Chào mào có hai má trắng, mào to dựng đứng lên, bên trên má trắng là má màu đỏ – Red – whiskered (râu đỏ- mào chim). Ở Việt Nam, loài chim này có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền như: chim Chào mào, Chào mào mũ, Hoành hoạch mồng, Chào mào đá…. tuy nhiên cái tên Chào mào vẫn là cái tên thông dụng và được nhiều nghệ nhân sử dụng nhất.
Tập tính sinh sống của chim Chào mào
Chim chào mào là loài chim sống theo đàn, thường cư trú ở những nơi có nhiều cây cối cao, gần với khu dân cư. Vào mùa sinh sản, chim Chào mào thường làm tổ trên những cây có tán lá thưa thớt. Với giọng hót vô cùng đặc biệt nên chúng ta dễ dàng xác định được vị trí cũng như sự xuất hiện của loài chim này.
Tuổi đời của loài chim Chào mào trong tự nhiên khoảng 11 năm còn trong điều kiện nuôi nhốt, tuổi đời của loài chim này cao hơn nhiều.
Tập tính sinh sản của chim Chào mào
Chim chào mào sinh sản bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Thời gian đàu chúng sống ở miền nam Ấn Độ nhưng đến khoảng giữa tháng ba đến tháng 10 chúng di chuyển đến miền bắc Ấn Độ. Tuy nhiên, một số cặp có thể sinh sản được 2 lần trong 1 năm.
Cúi đầu, đuôi nhâm nhấp lên, cánh rũ xuống là những hành động “ve vãn bạn tình” của chim chào mào. Chim thường làm tổ có hình dạng cốc trên các cành cây cao, thưa nhưng chắc chắn. Nguyên liệu làm tổ của chúng rất đa dạng có thể giấy, nilon, rễ cây, cỏ hay vỏ cây. Trung bình mỗi tổ sẽ có khoảng từ 2 – 3 trứng, trứng có màu cà nhạt và các đốm nâu nhạt xuất hiện.
Thường mỗi quả trứng dài khoảng 20mm, rộng khoảng 15mm. Sau 12 ngày trưng sẽ nở, cả bố mẹ chim chào mào đều thay nhau nuôi con. Mỗi ngày chim chào mào bố mẹ tìm sâu bướm, côn trùng mớm cho con đến khi chúng trưởng thành. Tuy nhiên, trứng của chim chào mào là món ngon lý tưởng của quạ và chuột lang. Những trường hợp bị tấn công chim mái thường tỏ ra bị thương hoặc giả chết giữ con để đánh lừa kẻ thù.
Chimcanh.net
: Cách thuần chim Chào mào dạn người chỉ sau một tháng Update 11/2024
Xem thêm
- Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Vành khuyên
- Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chích chòe
- Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Cu gáy
- Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Họa mi
- Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Bồ câu