Quy trình kỹ thuật nuôi cá Còm Update 12/2024

: Mô hình nuôi cá bớp hiệu quả Update 12/2024

Cá còm hay còn gọi là cá nàng hai, đây là loài cá nước ngọt có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ. Tuy nhiên, để nuôi cá đạt năng suất cao, người nuôi cần tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật sau.

1. Chuẩn bị ao nuôi

Diện tích ao nuôi từ 200m2 trở lên, độ sâu mức nước từ. Vị trí ao nên gần nguồn nước để việc cấp thoát nước dễ dàng.

>>> Xem thêm: Thiết kế lồng bè nuôi cá diêu hồng

Quy trình kỹ thuật nuôi cá Còm

Cải tạo ao: khâu cải tạo ao được tiến hành theo các bước sau:

– Tát cạn ao, nạo vét bùn đáy, chỉ để lại lớp bùn dày không quá 30cm.

– Dùng dây thuốc cá diệt cá tạp, cá dữ, lượng dùng 0,5 – 1kg rễ dây thuốc cá cho 100m3 nước.

– Dùng vôi bột với liều lượng 8-10kg/100m2 rải đều xuống đáy ao, mái bờ để diệt các loài cá tạp còn sót và diệt mầm bệnh. Vùng nhiễm phèn thì bón lượng vôi cao hơn khoảng 50%. Sau khi rải vôi xong phải bừa đáy ao để trộn đều vôi với lớp bùn mặt ao.

– Bón phân chuồng mục để tạo thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá, với liều lượng 10 – 20kg/100m2 ao nuôi. Hoặc bón phân urê 0,5kg/100m2, lân 0,3kg/100m2 hoặc phân hỗn hợp N-P-K 2kg/100m2.

– Phơi đáy ao 2 – 3 ngày. Đối với ao ở vùng nhiễm phèn thì không nên phơi đáy.

– Cấp nước vào ao đến mực nước 0,5 – 0,6m thì thả cá giống. Sau đó tiếp tục cấp nước vào ao đến 1 – 1,2 m. Việc cấp nước phải được lọc qua túi lọc để loại bỏ rác bẩn và cá tạp hay địch hại.

2. Thả cá giống và mật độ thả nuôi

– Chọn cá giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, không xây xát. Trước khi thả xuống ao, tắm nước muối 2 – 3% cho cá trong 10-15 phút.

– Mật độ thả: trung bình 5-10 con/m2, cỡ cá thả từ 6 – 8cm. Phải thả cá giống lúc trời mát.

– Có thể thả ghép trong ao nuôi cá còm một vài loài khác như cá mè trắng, tai tượng, cá mùi hoặc sặc rằn với tỷ lệ không quá 50% tổng số cá nuôi trong ao và cũng không thả những loài cá tranh giành thức ăn với cá còm như rô phi, cá tra.

3. Thức ăn

Mỗi ngày cho cá ăn 2 – 3 lần theo các công thức sau:

– Hai tuần đầu: 100 gam thức ăn cho 1.000 cá; trong đó 50 gam cám và 50 gam bột cá nấu chín được trộn đều.

– Từ 3 tuần trở đi cho 50% thức ăn chế biến (cám + bột cá) và 50% thức ăn tươi sống (cá tạp, tôm, tép…). Chú ý, thức ăn phải tươi, không bị ươn thối, băm nhỏ và rửa sạch trước khi cho ăn; nguyên liệu của thức ăn chế biến không bị mốc, còn thời hạn sử dụng.

Ngoài ra, người nuôi tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp loại nhỏ, vừa kích cỡ miệng cá, hàm lượng đạm 25-30%, khi cho ăn tỷ lệ phối hợp thức ăn viên công nghiệp khoảng 30%.

Kiểm tra thức ăn sau khi cá ăn để kịp thời điều chỉnh. Phải rửa sạch sàng trước khi cho cá ăn.

4. Quản lý ao nuôi

Hàng ngày chú ý kiểm tra bờ ao, kịp thời phát hiện và tu sửa bờ, lưới chắn, lấp hang hốc, đề phòng nước mưa tràn bờ.

Hàng tuần thay nước cho ao, mỗi lần thay 30-50% lượng nước.

Khi nước ao có màu xanh quá đậm, nâu đen hoặc có mùi hôi, phải tiến hành thay nước ao.

5. Phòng trị bệnh cho cá

Cá còm thường bị nhiễm bệnh trong trường hợp nuôi mật độ quá dày, nước ao bị ô nhiễm hoặc do các tác nhân cơ học và cá bị xây xát.

Trong nuôi cá còm thường gặp bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng một số bệnh: bệnh nhiễm trùng huyết do các loài vi khuẩn Pseudomonas, Aeromonas, Edwardlsiella. Các bệnh ký sinh trùng: bệnh trùng bánh xe (Tricho dina), trùng quả dưa (Ichthiophthyrius), các loài giáp xác ký sinh như trùng mỏ neo (Lernea) và rận cá (Argulus), sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus), sán lá 18 móc (Gyrodactylus) hoặc nhiễm giun tròn (Philometra).

Để phòng bệnh cho cá, phải cho cá ăn đầy đủ, thức ăn đảm bảo vệ sinh, giữ môi trường nước ao nuôi sạch, đủ ôxy.

Khi cá bị bệnh, phải thay nước cho ao, đồng thời tắm cho cá bằng thuốc tím (KMnO4) nồng độ 3 – 5‰ trong 20 – 25 phút.

6. Thu hoạch

Cá có tốc độ lớn khá nhanh, sau thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng có thể đạt cỡ 700 – 800 gam. Có thể thu hoạch đồng loạt khi được giá hoặc tỉa cá lớn và thả nuôi lại những cá nhỏ chưa đạt kích cỡ.

Rate this post