Cách thức cách xem tướng gà chọi đá để phân biệt được đâu là loại gà chiến hay, đâu là loại gà xấu để nhận diện được các linh kê, thần kê trong sử sách đã ghi.
Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu xem khái niệm tướng gà chọi là gì. Tướng gà chọi phải kể đến: đầu, mặt, mỏ, chân gà,… Xem tướng ga chọi tức là việc chọn lựa con gà có những đặc điểm về đầu, cổ, chân,… là biểu hiện của gà chọi hiếu chiến. Dựa vào cách xem tướng gà chọi mà sư kê xác định chính xác đến 90% chiến kê nên nuôi dưỡng.
Xem ngực gà chọi đá hay
“Ức ngưỡng nghinh thiên”
Ngực gà có hai hình dáng khác nhau, một là bằng lỳ, dựng đứng, hai là hơi cong xuôi vào bụng. Ngực dựng đứng, bằng tốt hơn cả.
- Màu lông tại ngực nếu có màu ó, gọi là “ức ó”, tốt, gà dữ.
- Tại ngực, có một lỗ hõm gọi là “hang cua”, nếu hang cua nhỏ, tốt.
- Ngực mang theo bầu diều, ở bên phải, nhưng nếu bầu diều đó được gà mang bên trái, có “quý tướng”, gọi là “trữ thực tả’.
- Lúc gà đi, ngực gà không nảy không rung thì tốt, gà ấy dòng giống quý phái thuộc loại gà “văn tướng”, có mưu lược chiến thuật.
Xem tướng gà đá hay qua lưỡi
Nếu gặp gà không có lưỡi, ấy là quý, ví như “thần thánh”, được xếp hạng “thần kê”. Bởi không lưỡi nên khi gáy phát ra âm thanh kỳ lạ, giật ba bốn tiếng.
Nói là không lưỡi, kỳ thật lưỡi có, nhưng thụt quá sâu xuống dóc họng không thấy.
- Lưỡi thụt sâu xuống bốc họng, nếu có thể thấy được, cũng rất quý, gà này gáy thường khác lạ với gà khác, là đúng nó.
- Gà có lưỡi đen hoặc bớt đen đều quý, gọi là “linh kê”.
- Đầu lưỡi được chẻ làm đôi, cũng là loại gà hay lắm.
- Ngoài đầu lưỡi tựa như bị cắt bằng ngang, lưỡi cụt ngủn, gà này hiếm và quý.
Có những đặc điểm trong lưỡi như thế được gọi là gà “ẩn tướng” hoặc “ủ tướng” cũng vậy đều tốt cả.
- Lưỡi rùa, đoản thiệt: gà có lưỡi thụt sâu hoặc bị cắt ngang, loại “thần kê”.
- Bạch thiệt: gà lưỡi trắng, thường tùy con.
- Hắc thiệt: gà lưỡi đen, “linh kê”.
- Lưỡng thiệt: lưỡi gà chẻ làm đôi, “gà chiến”.
- Lưỡi gà to bản: biểu lộ sự chậm chạp.
- Lưỡi gà nhỏ như mã kim: lanh lẹ có thừa.
Xem tướng gà chọi đá hay qua đùi gà
“Đùi dài, khoản ngắn chẳng sơ ai”
Đùi được tính từ đầu gối trỏ lên đến hết, có nơi gọi là “tỏi gà”.
- Đùi phải dài và to, càng to càng tốt. Đòn sẽ mạnh.
- Đùi tròn vo không tốt, đòn không chính xác, có cựa không biết đâm. Trái lại, đùi dẹt đá ngay đòn, cựa đâm nhiều sâu.
- Trên đùi cong ra phía trước, dưới đầu gốì lui về phía sau, đầu gối phải chấm đít hoặc hơn nữa mói tốt.
- Từ đầu xương đùi nhô lên phía trước, gần ngang bằng với ức, gà bền sức khỏe mạnh.
- Phía trên to, rộng bản, dưối gốì thắt lại, tốt. Trên và dưới gần bằng nhau, xấu.
- Nhìn phía trước, đôi đùi bành to hơn thân gà, tốt.
- Hai đầu gối gà, lúc đi hoặc đứng bị khép lại, không tốt.
- Đùi dài, to và dẹt được gọi là “đùi ếch”, tốt và đầu gối lui về sau.
- Cặp đùi được gắn ở giữa thân, gà hơi lùn, như thế gà sẽ đi duối, đánh trong, trái lại cặp đùi sát ngực đưa nhiều về phía trước và cao, chắc chắn gà ấy đi trên, đánh đầu đánh cổ địch thủ.
Tướng gà chọi đá hay qua cẳng gà
“Lưỡng túc tam phân”.
Cẳng gà còn gọi là “quản gà”, “cán gà”.
Đôi “cán gà” hay thì phải ngắn và nhỏ, đùi và cán tính chung là ba phần, thì cán chỉ chiếm có một, thế mới tốt.
Quản được thắt eo ỏ giữa, eo nhiều tốt, nhìn đối diện, đấy gọi là “chân loa kèn”.
: Bí kíp xem tướng gà chọi dành cho dân sành đá gà Update 11/2024
Toàn thể cặp cán chỉ thấy gân và xương mói tốt, không nên thịt bủng beo, bốn móng của gà thì ngón phải dài thật dài và phân chia từng mắt rõ ràng, nhìn ngón cho thanh, đừng mập tròn, ấy là những đôi chân của thiên tài cả.
Đôi cẳng có nhiều màu khác nhau
Trắng, vàng (nghệ thối), trắng ngà, đen, xanh thẫm lá cây, xanh da tròi, chì, đốm, đốm trắng xanh, đốm trắng đen, vàng đốm, nhưng chỉ có cặp chân trắng và chân xanh trội hơn cả, “xanh lá cây” những dòng này nổi tiếng dữ tợn, đá chân xanh, thường có đôi mắt ếch (màu nâu), rất lì lợm, gan dạ có thừa. Dân gian cố câu ví:
“Chăn xanh mắt ếch đá chết không chạy”.
Nếu chân trắng thường đi đôi với mắt trắng, tài ba cô thừa.
Cẳng gà hình dáng khác nhau
- Cẳng vuông – cạnh thước.
- Cẳng tròn – khô.
Cẳng khô như cẳng gà chết, ráp, thứ chân này quý lắm, vảy thường ôm sát, đá rất đau, tưởng không nên nhầm với thứ chân ghẻ, sần sùi tróc vảy bở hơi.
Thứ cẳng vuông, tốt, đá đau, nhưng không bằng chân khô đét nói trên.
Cẳng tròn, muôn tốt thì lại phải nhỏ mới hay, thêm eo giữa, không thấy khô gọi là cẳng thường, không tốt.
Gà đòn rặt đôi cẳng đương nhiên lớn to hơn gà rựa rặt. Sự to và nhỏ, ta phải lấy đó mà cân lường cho đúng.
Gà cẳng quá to, sẽ sinh chậm chạp, đá không ngay đòn.
Đôi cẳng, một cẳng đen một cẳng trắng, hoặc một xanh một vàng gọi là gà “thư hùng nhật nguyệt” ấy là gà hay rất hiếm.
Xem tướng gà chọi đá hay qua lườn gà
Dưới bụng gà có một xương chạy từ ức đến gần phao câu. Xương ấy được gọi là lườn gà. Có ba loại lườn:
- Lườn tàu
- Lườn tam bản
- Vạy lườn
Gà có “lườn tàu” tốt nhất, lườn tàu cạnh sắc hơi cong từ ngoài vào.
Lườn “tam bản” không tốt, thường chè bè, dẹp lép như lườn gà mái.
“Vạy lườn” là lườn bị cong, gãy lõm, vẹo lệch, gà có lườn này không ai chơi, đá khó thắng.
Xương lườn chạy dài từ phía đuôi, càng dài càng sâu càng tốt, gà sẽ rất bền sức. Trái lại, ngắn cụt, bở hơi, chóng mệt.
Cuối xương, đầu phải nhọn mới hay, nếu tròn thô, bậm cục, sẽ không tốt.
Lúc nâng gà lên ta thấy xương lườn gồ xuống tay ta nhiều tốt.
Xương lườn dài, gọi là “xâu dạo”. Nhiều nơi gọi là xương lườn là xương mỏ ác, “xâu dạo” còn gọi là “lườn tàu”.
Xem xương ghim như thế nào?
Xương ghim là hai đầu xương nhô lên sát tận hậu môn, hai đầu xương châu lại sát nhau, ngón tay đút không lọt, gọi là khít, kín, trái lại hở, nếu rộng mà có thể hai ngón tay vào lọt, không tốt.
Xương ghim có khít khao ấy mới tốt, bền sức lắm, càng khít càng bền, nhưng chú ý, khít đến nỗi chỉ thấy một xương, gà ấy lại bỏ hơi.
Hai đầu xương ghim càng nhọn càng tốt và phải đều nhau. Trái lại, cái ngắn cái dài, gà sẽ đuôi mắt khó tránh khỏi.
Xem tướng đầu mặt gà chọi – Nhất thủ
“Thủ” ở đây chỉ phần đầu của gà chọi. Thông thường sư kê sẽ xem đầu và mặt của gà đá trước tiên. Đây là bộ phận phản ánh chính xác nhất tính lỳ đòn, hiếu chiến của gà đá.
Hình dáng đầu gà chọi thường được sư kê chú ý đến nhiều nhất. Những con gà chọi máu chiến thường có hình dạng đầu tam giác lớn, xương to. Dạng đầu gà này gần giống với đầu diều hâu hoặc con công.
Xem tướng gà chọi qua khuôn mặt của gà
: Kỹ thuật chọn ngón gà chọi mà bất cứ sư kê nào cũng cần biết Update 11/2024
Trong lúc giao chiến, một khuôn mặt gà chọi dữ, lanh lợi, lỳ lợm chắc chắn sẽ khiến đối thủ phải e sợ.
Một con gà khỏe mạnh thường hay hoạt động đầu và mặt, ít khi giữ yên một chỗ. Chúng hay cử động nhìn xung quanh để nắm bắt được tình huống xảy ra.
Xem tướng gà chọi qua mắt gà
Một đôi mắt sáng tinh ranh, nhanh nhẹn chính là đặc điểm nổi bậc của một con gà chiến.
Khi xem mắt gà chọi cần để ý phần hốc mắt của gà. Hốc mắt phải hơi cao tí để bảo vệ tốt đối mắt trước những con gà tung cước đá vào đầu. Nếu mắt gà nhỏ hơn cà ng tốt, đôi mắt nhỏ có thể giảm ảnh hưởng cho mắt khi gà giao đấu.
Màu mắt thường được sư kê lựa chọn là mắt trắng dã hoặc mắt ếch. Hốc mắt hình chữ nhật gan lỳ, mắt xếch thì hung tàn, mắt hột cau thể hiện sự linh hoạt nhanh nhẹn.
Xem tướng gà chọi qua mào gà
: Xem màu mạng gà đá cựa sắt tốt xấu để tăng cao khả năng thắng cuộc Update 11/2024
Mào gà nên ưu tiên những con gà có mào nhỏ, đỏ tươi, dày. Loại gà này có cách né đòn nhanh sơ với các chú gà có mồng to. Đồng thời có thể giảm tác động của những cú đòn gây sát thương cho gà. Theo kinh nghiệm từ sư kê, loại mồng chỉ thiên, mồng công, mồng xít sẽ là tốt nhất.
Xem mỏ gà chọi
Mỏ của gà được xem như loại vụ khí lơi hại khi 2 bên giao tranh. Kiểm tra xem mỏ gà chọi có đủ độ cứng hay không. Đặc biệt mỏ gà phải ngắn, 2 phần trên và dưới phải khép kín giống như vỏ chấu. Điều này giúp cho gà đá tạo nên những cú mổ hữu lực về phía đối thủ.
Xem tai gà chọi
Khi gặp những con gà chuyên tấn công vào đầu, cần giảm tối thiểu những thương tích cho gà. Cho nên chọn những con có tai nhỏ và lông bao phủ để tránh dính chấn thương là rất cần thiết.
Xem tướng gà chọi qua cần cổ gà đá
Một cái cổ dài vừa phải, cứng cáp, xương cổ liền mạch chính là điều lý tưởng cho một con gà đá cựa sắt và gà chọi đòn. Cần cổ cứng cáp giúp gà chọi có thể giữ vững phong độ khi thi đấu. Song song đó, có một cái cổ chuẩn thì việc ra đòn với những cú mổ thần sầu sẽ hạ gục đối phương nhanh chóng.
Xem lông gà chọi – Nhì Vĩ
Đến bước tiếp theo đó là xem lông của gà chọi. Ngoài tác dụng làm đẹp, bộ lông giống như áo giáp giúp bảo vệ chú gà chiến được tốt hơn. Gà đòn đôi khi không chú trọng nhiều vào lớp lông, tuy nhiên vẫn phải giữ laị một vài nơi thiết yếu. Đối với gà cựa sắt thì bộ lông chính là bộ cánh tuyệt mỹ mà người chơi không bao giờ cắt bỏ nhiều.
Những sư kê có kinh nghiệm hay xem vùng cánh của gà. Họ thường tung thử gà lên hoặc xòe cánh của chúng ra để xem lông cánh có tốt hay không.
Trên đây là những cách xem xem tướng gà chọi đá hay mà Thanke.net đã tổng hợp được. Chúc các anh em tìm được chiến kê ưng ý!