Gà bị khô chân là một bệnh khá thường gặp ở gà mà các sư kê, chủ trang trại cần để ý. Không chỉ đơn giản là bệnh khô chân mà có thể chúng còn mắc nhiều bệnh khác nữa. Dẫn tới việc bỏ ăn, gầy gò, mất nước. Về lâu về dài có thể ảnh hưởng tới gà bị khô chân teo lườn, xệ cánh và khiến gà chọi bị chết. Do vậy, việc cần làm đầu tiên chính là theo dõi gà thường xuyên và nhận ra được gà bị bệnh sớm nhất.
Gà bị khô chân thường biểu hiện khi còn nhỏ vào những ngày đầu. Chúng thường hoạt bát và năng động nhưng sau vài ngày sẽ co quắp nằm một chỗ; Là biểu hiện cho thấy gà đã bị bệnh. Gà chọi bị khô da, khô chân, chướng diều thường gặp ở giai đoạn gà con mới nở hoặc gà đạt trọng lượng 1kg.
: Gà bị khô chân: Nguyên nhân, cách phòng bệnh và chữa trị trong thời gian ngắn Update 11/2024
Nguyên nhân gây khô chân chính là bị mất nước; có thể là do bệnh lý nào đó mà gà bỏ ăn, dẫn đến cơ thể gầy gò, lông xơ xác… Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà có hướng điều trị, cụ thể:
- 5 lý do gà chọi ăn nhiều nhưng vẫn gầy không phải ai cũng biết
- Cách chữa gà bị hen khẹc khò khè lên đờm hiệu quả
- Cách chữa mốc cho gà bằng thuốc tây hiệu quả
- Chữa gà bị sưng mắt có bọt nhanh chóng chỉ 1 tuần khỏi
Nguyên nhân gà bị khô chân
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Trong đó có thể tiềm ẩn những bệnh khác nữa mà chủ nhân không nhận ra.
Gà bị khô chân khi còn nhỏ
Không chỉ có gà trưởng thành mà những con gà nhỏ cũng có thể bị khô chân. Đối với những chú gà nuôi bởi mẹ thì tình trạng này ít hơn. Do chúng nhận được sự chăm sóc tuyệt vời của gà mẹ. Còn đối với những chú gà được úm theo đàn thì bị khô chân nhiều hơn. Nguyên nhân có thể là do mật độ gà úm quá lớn. Dẫn tới không đủ nước để cho gà uống.
Gà bị khô chân ở giai đoạn đạt trọng lượng 1kg
Cũng như giai đoạn mới nở, nguyên nhân chủ yếu do gà không được cung cấp đủ nước trong quá trình nuôi dưỡng. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: ăn quá nhiều chất cơ; bị nấm diều, bội thực thức ăn,…cũng có thể gây khô chân. Trong trường hợp gà bị chướng diều khô chân do mắc bệnh lý khác,
ví dụ: bệnh Newcatle; bệnh thương hàn, bệnh bạch lỵ,… thì nên quan sát thêm những triệu chứng đi kèm như: ủ rũ, bỏ ăn, đi ngoài phân xanh hoặc trắng, xù lông, đứng tụm thành đám,…Từ đó tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất, giảm thiểu tình trạng lây lan và chết hàng loạt.
Bệnh thương hàn gây khô chân ở gà
Khi gà có tình trạng chướng diều khô chân; thì nên chú ý thêm các biểu hiện khác đi kèm để có thể nhận biết căn bệnh thương hàn. Trường hợp chủ gà phát hiện sớm có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh Enrofloxacin, Flophenicol, Colistin;… các loại thuốc này có thể ức chế căn bệnh thương hàn.
Cần cho thêm thuốc bổ trợ tăng sức đề kháng, có thể làm cho gà mau chóng lấy lại sức sau khi khỏi bệnh. Căn bệnh này gây chết cao cho nên người chăn nuôi cần sát sao theo dõi gà để có biện pháp chữa trị tránh phát sinh ổ dịch.
Gà bị khô chân khi trưởng thành
Tình trạng khô chân sảy ra ở gà chọi trưởng thành cần hết sức chú ý. Nguyên nhân chính vẫn là mất nước. Tuy nhiên hãy loại trừ khả năng do thiếu nước uống. Đó có thể là nguyên nhân gây mất nước bên trong bản thân gà trưởng thành bởi những bệnh như tiêu chảy hoặc newcastle…. Những bệnh này đều có thể gây mất nước cho gà từ bên trong khi mắc phải.
Triệu chứng gà bị khô chân
: Gà Chọi Bị Ho Hen Ho Khẹc – Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất Update 11/2024
Do đây là bệnh biểu hiện ra bên ngoài nên rất dễ nhận ra. Các sư kê có thể nhận thấy dễ dàng bệnh gà bị khô chân khi quan sát bên ngoài.
Gà ủ rũ xù lông
Tình trạng gà ủ rũ xù lông cũng có thể là triệu chứng của gà bị khô chân. Chúng khiến cho gà mệt mỏi không muốn vận động và thường xuyên đứng yên một chỗ. Triệu chứng này của gà cũng có thể chúng bị bệnh gà rù,đi ngoài, hen khẹc, dây….
Gà bị teo lườn, xệ cánh
Để ý gà nếu gặp tình trạng teo lườn thì cũng nên chú ý. Một bên chân bị khô nên việc di chuyển bên chân đó cũng khó khăn hơn. Dẫn tới tình trạng teo lườn gà khi ít được vận động. Ngoài việc teo lườn thì tình trạng xệ cánh cũng là triệu chứng mà sư kê cần chú ý.
Gà bỏ ăn, ỉa chảy, phân trắng
Do gặp vấn đề về tiêu hoá nên gà bỏ ăn, chán ăn. Quan sát kỹ thì thấy gà ỉa chảy và phân trắng. Đó có thể là nguyên nhân bệnh về tiêu hoá như ăn không tiêu, đi ỉa, giun sán…
Gà 2 chân teo tóp, co quắp
Triệu chứng rõ ràng nhất đó chính là 2 chân gà trở nên teo tóp và có quắp. Về lâu về dài thì chân ngày càng teo hơn dẫn tới tình trạng chân có quắp. Lâu không xử lý coi như hỏng cái chân đó luôn.
Phòng tránh hiện tượng gà bị chướng diều khô chân như thế nào?
Trong bất kì giai đoạn nào thì phòng bệnh bao giờ cũng là biện pháp tối ưu nhất. Tham khảo một số cách phòng bệnh khô chân dưới đây để áp dụng cho trại gà của mình.
- Chuồng trại đảm bảo về độ thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ
- Máng ăn, máng uống của gà con phải đảm bảo đầy đủ, tránh tình trạng thiếu hụt thức ăn, nước uống.
- Tiêm phòng vacxin cho gà đúng thời điểm; phun thuốc khử trùng định kì cho trại gà.
- Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng khi gà bị bệnh.
- Nguồn thức ăn phải vệ sinh, nếu có điều kiện có thể trang bị thêm máy trộn, máy nghiền thức ăn;… đảm bảo quy trình sản xuất thức ăn đảm bảo vệ sinh.
- Nên có mật độ chăn nuôi gà/ m2 để tránh tình trạng nuôi nhốt quá nhiều; gà dễ bị ngạt và tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh lây lan nhanh.
Tại sao có hiện tượng gà bị chướng diều khô chân?
Ở gà, diều được xem như kho dự trữ thức ăn tạm thời; nếu gặp phải tình trạng diều bị chướng thì việc tiêu hóa thức ăn của gà sẽ bị đình trệ, có thể bỏ ăn. Cần nhanh chóng xác định nguyên nhân gà bị chướng diều, nhằm tránh tình trạng bỏ ăn ở gà. Thường thì có các nguyên nhân khiến gà bị đầy hơi chướng diều: do ăn nhiều chất xơ; gà bị bội thực thức ăn, ruột bị tắc nghẽn, các bệnh về đường ruột hoặc bị nấm diều.
Gà bị bệnh khô chân uống thuốc gì?
Khi gà bị khô chân gầy thì cũng không nên quá lo lắng. Nếu nhận ra sớm chữa trị thì khả năng gà phục hồi sẽ rất tốt. Rất nhiều chủ kê lo lắng chưa biết gà bị khô chân uống thuốc gì và có chữa trị được không. Dưới đây là những cách chữa bệnh gà khô chân một cách hiệu quả.
Chữa khô chân ở gà con
Đa phần nguyên nhân gây khô chân ở gà con mới nở là do mật độ úm. Việc phân bố mật độ úm không hợp lý dẫn tới gà dễ bị khô chân. Hãy bổ xung lại thêm nước uống hoặc mật độ úm hợp lý để đảm bảo nước uống cho gà. Hạn chế việc gà con bị khô chân từ nhỏ gây ảnh hưởng khi trưởng thành.
Tăng cường các chất điện giải vitamin
: Chữa Gà Ăn Không Tiêu Cực Nhanh Chóng Hiệu Quả Update 11/2024
Bổ xung thường xuyên các chất điện giải vào nước uống. Nhất là khi nhiệt độ vào mùa hè nóng bức thì các chất điện giải sẽ giúp bù nước rất tốt. Sử dụng các loại Gluco-c, vitamin ADE 15 để tiến hành cung cấp các chất điện giải cần thiết cho gà.
Bổ sung thêm các loại kháng sinh
Bổ xung với liệu lượng vừa đủ các loại kháng sinh sẽ giúp gà có sức khoẻ tốt. Hạn chế được tình trạng gà bị bệnh khô chân. Tuy nhiên không nên bổ xung thường xuyên hằng ngày vào nước uống. Nên sử dụng định kỳ để đảm bảo chúng không ảnh hưởng tới cơ thể gà.
Những loại thuốc kháng sinh có thể trộn vào thức ăn nước uống cho gà hiệu quả. Có thể dùng Florfenicol 4% để trộn tực tiếp vào thức ăn nước uống. Hoặc nếu bạn không biết thì có thể ra các cửa hàng thuốc thú y để người ta tư vấn thêm nhé.
Bổ sung men tiêu hoá
Nếu như tình trạng gà bị khô chân teo lườn xuất phát từ bệnh tiêu hoá. Khiến cho gà bị phân lỏng, phân xanh trắng thì nên sử dụng men tiêu hoá. Chúng sẽ giúp hạn chế gà ăn không tiêu và tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Dẫn tới bổ xung đủ dưỡng chất cho gà hiệu quả.
Chữa khô chân ở gà trưởng thành
Khi gà trưởng thành bị khô chân thì cách chữa trị phức tạp hơn gà con. Có thể dùng các loại kháng sinh để cho uống trong khoảng thời gian từ 4-5 ngày. Pha trực tiếp vào nước hoặc thức ăn dễ sử dụng. Các loại kháng sinh thường gặp như Dizavit-plus hoặc Pharamox, Pharcolivet… Chúng sẽ giúp gà cải thiện hơn tình trạng bệnh. Giảm thiểu gà bị bệnh khô chân teo lườn. Nồng độ các loại kháng sinh pha với nước này như sau:
- Thuốc Dizavit-plus cứ 2g chúng ta pha với 1 lít nước. Bổ xung trực tiếp vào nước uống cho gà.
- Pharamox pha 1g tương ứng với 1 lít nước.
- Thuốc Pharcolivet chúng ta pha 10g với khoảng 2,5 lít nước uống
Sau đó chúng ta theo dõi tình trạng của gà để có thể điều chỉnh các loại thuốc sao cho phù hợp nhất.
Cách ly gà nhiễm bệnh
Cho dù là gà bị bệnh gì cũng cần cách ly để đảm bảo chúng không lây sang những con khác. Đặc biệt là những chiến kê hoặc nuôi nhốt số lượng lớn. Việc cách ly cũng sẽ giúp sư kê theo dõi tình trạng gà dễ dàng hơn.
Vệ sinh sát trùng chuồng trại
Vệ sinh chuồng trại nuôi gà thường xuyên. Sử dụng vôi bột rắc trước và sau mỗi đợt nuôi mới hoặc dịch bệnh. Như vậy sẽ giảm thiểu tối đa khả năng gà bị nhiễm những bệnh thông thường.
Gà bị khô chân có ăn được không?
Nói chung với những chú gà bị bệnh thì chúng ta không nên ăn mà nên tìm cách chôn tiêu huỷ kết hợp rắc vôi bột. Nhằm đảm bảo những mầm mống bệnh của gà không bị lây sang những cá thể khác hoặc ảnh hưởng tới lứa nuôi sau. Rắc vôi bột kỹ càng đảm bảo dịch bệnh luôn được kiểm soát
Với những kinh nghiệm này hy vọng sẽ giúp được các sư kê chữa được bệnh gà bị bệnh khô chân teo lườn sệ cánh. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì khác về bệnh gà bị khô chân hãy comment xuống bên dưới để chúng tôi trợ giúp nhé.
: 5 Cách Trị Dứt Điểm Và Phòng Chóng Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Update 11/2024