Gà bị sưng khớp chân là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là những chú gà đá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng chân ở gà và có thể đi kèm với các vấn đề kế phát ở đây. Bên cạnh đó thì môi trường cũng là một yếu tố làm tác động lên chân gà. Vậy cách khắc phục tình trạng sưng khớp ở gà ra sao.
Vì sao gà bị đau chân?
Ở gà đá, triệu chứng đau chân xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân khiến gà đá bị đau chân có thể do khi đá chọi, do môi trường nuôi hoặc do mắc phải một số bệnh ở gia cầm.
: Tìm hiểu nguyên nhân gà bị sưng khớp chân và cách điều trị hiệu quả từ A – Z Update 01/2025
Nguyên nhân do đá gà:
- Các kỳ vần đòn, vần hơi quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến gà dễ bị sưng cụm bàn chân.
- Gà đá về bị đau chân nhưng không chăm sóc đúng cách, cụ thể không ngâm chân gà
- Do gà đá tiếp đất không chuẩn khi nhảy từ trên cao xuống, làm tổn thương bàn chân
- Do không được xử lý nhiễm trùng đúng cách khi bị thương.
- Do gà bị lạnh chân, vi khuẩn xâm nhập, do bị sưng phồng chân.
Gà bị sưng khớp chân kết hợp với thân bị nổi mụn
Triệu chứng: Gà sưng khớp, thân bị nổi mụn đỏ to như hạt đỗ và bị loét, chảy máu. Cuối cùng là gà chết
Với triệu chứng này thì ngoài việc gà bị kế phát viêm khớp, nhiễm khuẩn ghép với đậu. Thì gà còn bị thiếu chất khoáng và vitamin, đặc biệt là vitamin B1.
Cách điều trị gà sưng khớp chân, thân nổi mụn như sau:
Cho gà uống nước tỏi hàng ngày với tỉ lệ 10g tỏi giã nhuyễn hòa chung với 1 lít nước sạch
Tiêm liên tục kháng thể GUM trong 3 ngày với liều lượng khuyến cáo
Bổ sung thêm vitamin ADE, B1 và chất khoáng PREMIX trong khẩu phần ăn hàng ngày
Cho gà uống men tiêu hóa và Glucozo KC để tăng sức đề kháng và hấp thụ thức ăn tốt hơn
Sử dụng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm gây viêm khớp AMOXILIN hoặc DOXYCYLIN hoặc AMPI – KANA hoặc GENTAMYXIN
Dùng thêm dung dịch IODINE hoặc POVIDINE 10# bôi vào vùng da nổi mụn liên tục trong khoảng 7-10 ngày
Gà bị sưng khớp chân, sưng bàn chân
Thường là do môi trường hoặc nhảy quá cao mà tiếp đất sai cách dẫn đến việc sưng khớp chân, khớp gối và sưng cụm bàn chân. Nhưng chủ yếu vẫn là đến từ moi trường chuồng nuôi. Còn đối với gà đá thì là do không được ngâm chân, om bóp khi đá về. Khiến chân bị căng cứng làm các khớp dần bị sưng.Hiện nay thì loại này chưa có thuốc trị triệt để mà chủ yếu phòng bệnh là cách tốt nhất.
Phòng bệnh gà bị sưng khớp gối như sau:
- Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại bằng thuốc sát trùng 2 tuần/ lần
- Sử dụng thước ENROFLORXACIN hoặc DOXYCILLIN + TYLOSIN uống trong 7 ngày, mỗi ngày 1 lần
- Cho gà uống thêm Glucozo C + Vitamin tổng hợp trong 5 ngày
Gà bị sưng khớp chân, bàn chân do vi khuẩn
Với trường hợp gà bị sưng khớp do vi khuẩn thường là do kế phát từ bệnh hen khẹc, CRD, thương hàn, tụ huyết trùng từ họ vi khuẩn Mycoplasma gây lên. Có thể được lây truyền từ gà bố mẹ gây ra những dị tật sưng chân, viêm khớp ở gà con.
Triệu chứng và bệnh tích
Xuất hiện nhiều khớp bị sưng trong cùng một thời điểm. Tập trung nhiều ở đầu gối và mắt cá chân khiến cho gà đi khập khiễng. Các khớp dần viêm cứng lại và gần giống với bệnh bại liệt
Khi mổ khám kiểm tra các khớp bên trong có dịch màu trắng sữa, khớp bị viêm lâu có mủ trắng hoặc bã đậu, phần sau các khớp bị hao mòn.
Cách trị bệnh gà bị sưng khớp chân do vi khuẩn
Cách 1: Dùng Doxy – hencoli hòa vào nước uống liều 1ml/ 2 lít nước uống trong 5 ngày. Kết hợp với điện giải Glucozo K-C thảo dược với 1 liều lượng 1-2g/1 lít nước uống. Có thể hòa chung cả 2 loại thuốc vào nước uống cho gà đều được.
Cách 2: Dùng kháng sinh tổng hợp hòa vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn theo liều 1g/ 1 lít nước tương đương 6-8 kg thức ăn. Cho gà uống thêm điện giải Glucozo K – C để tăng sức đề kháng, tăng tác dụng của thuốc và tăng hiệu quả điều trị.
Cách 3: Dùng ENROCIN 20% hòa vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn. Sau đó kết hợp cho gà uống SORBITOL – VIT trong 5 ngày liên tiếp
Cách 4: Dùng TYLOVET kết hợp với OSEROL – GLUCO trộn vào thức ăn hoặc nước uống dùng trong 3-5 ngày liên tiếp
Cách 5: Dùng TETRA 50% kết hợp cho sử dụng chung với điện giải GLUCOZO K – C trộn vào thức ăn hoặc nước uống
Lưu ý khi điều trị sưng khớp chân ở gà
Sử dụng 1 trong 5 ngày cách trên sẽ khắc phục được triệu chứng gà bị sưng khớp chân, khớp gối. Ở dạng bệnh này thường bắt gặp khá nhiều ở gà con dưới 1 tháng tuổi là chủ yếu. Trong suốt quá trình điều trị nên quan sát để xem có xảy ra các trường hợp kế phát bệnh khác hay không để tìm hướng khắc phục hiệu quả nhất. Tránh sử dụng nhầm lẫn với các bệnh khác dẫn đến hiệu quả điều trị không cao.
: Gà bị kén là gì? Cách chữa trị mọi loại kén thường gặp ở gà Update 01/2025
Các dạng bệnh gà bị sưng khớp chân đều thấy rất rõ và phân biệt rất đơn giản. Thì tùy vào từng trường hợp sẽ lựa chọn một phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên ở phương pháp nào thì cũng cần chú ý đến việc vệ sinh chuồng trại thường xuyên để tránh làm hại chân gà và hạn chế tối đa cơ hội cho các vi khuẩn, virus gây bệnh cho cơ thể gà.
Trên đây là những nguyên nhân và cách điệu trị bệnh sưng khớp chân ở gà, hy vọng với những chia sẻ này của Thần Kê sẽ giúp anh em có kinh nghiệm trong việc chữa trị gà bị sưng khớp chân.
: Bí Quyết Chữa Gà Bị Sủi Bọt Ở Mắt Đúng Cách, Hiệu Quả Update 01/2025