Bệnh viêm gan truyền nhiễm là một trong những căn bệnh nguy hiểm không chỉ về tính chất viêm của bệnh mà còn là về mức độ truyền nhiễm của chúng. Đây cũng là một trong năm bệnh được xếp vào nhóm nguy hiểm và được liệt kê trong nhóm cần được tiêm phòng vào lúc chó được 7 tuần tuổi: Care, Parvo, Lepto, phó cúm và viêm gan truyền nhiễm ở chó.
Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó là gì?
Bệnh viêm gan truyền nhiễm do virut Canine Adenovirus type 1 (CAV-1) gây ra.
: Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó: Triệu chứng và cách điều trị Update 11/2024
Virut Canine Adenovirus type 1 khá nguy hiểm vì chúng gần như có khả năng đề kháng trong môi trường bất hoạt (môi trường bất lợi mà chúng không thể hoạt động và phát triển mạnh được), ngoài ra chúng còn có khả năng sống sót cao với những loại thuốc khử trùng, hóa chất và một vài tần số nhất định của bức xạ cực tím.
Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như: viêm ruột, rối loạn đông máu, suy nhược cơ quan cấp tính,…
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là chó ở độ tuổi từ 1 tháng tuổi trở xuống, mọi động vật hoang dã chưa được tiêm phòng đều có thể mang mầm bệnh này.
Cách thức lây nhiễm bệnh
: Bệnh Lepto ở chó: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị Update 11/2024
Tuy bệnh rất nguy hiểm nhưng may mắn chúng không lây nhiễm qua người. Dù vậy, chủ nhân cũng phải để phòng để tránh làm vật chủ trung gian lây bệnh cho động vật khác.
Bệnh được lây truyền khi chó tiếp xúc với vi khuẩn bằng được mũi và miệng rồi cư trú tại amidan. Sau đó sẽ lây qua hệ bạch huyết rồi xâm nhập vào máu sau 4-8 ngày và cuối cùng là xâm nhập các cơ quan đặc biệt là gan, thận.
Trong quá trình xâm nhiễm chúng sẽ thải phân vào nước bọt của chó để lây nhiễm sang động vật khác.
Triệu chứng bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó
Bệnh được chia ra làm 2 dạng: Có kháng thể và không (hoặc ít kháng thể)
– Có kháng thể: đây là một bé cún khỏe mạnh, trong cơ thể có số lượng lớn các kháng thể của bệnh nhưng vẫn nên để ý các triệu chứng sau đây:
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Sốt nhẹ
- Viêm Amidam
: Cún con có ăn được thức ăn của người không? Update 11/2024
Những triệu chứng này chỉ là tức thời vì khi chó bị nhiễm bệnh, cơ thể sẽ tự tiêu diệt virus trong 10-14 ngày nhưng chúng tồn tại trong thận cho tới khi được loại bỏ khỏi cơ thể bằng được nước tiểu trong 6 tới 9 tháng.
– Chó có ít (hoặc không có kháng thể): khi chó bắt đầu có triệu chứng nặng hơn chứng tỏ chó không có kháng thể hoặc không đủ kháng thể để chống lại bệnh, chó sẽ nhiễm viêm gan mãn tính, bệnh chuyển biến nặng sẽ gây tổn thương mắt và có dấu hiệu đặc trưng của bệnh là mắt đổi màu xanh (giác mạc đục do nhiễm virus quá nặng). Ngoài ra chó còn có các triệu chứng như:
- Gan to
- Bụng căng bự, chảy dịch
- Viêm mạch máu
- Có chấm đỏ
- Viêm não (rất ít gặp)
Và khi bắt đầu có dấu hiệu gồm rối loạn hệ thần kinh, xẹp mạch máu, rối loạn đông máu, đặc biệt là vàng da,… thì chó sẽ tử vong sau vài giờ.
Cách điều trị bệnh viêm gan ở chó
Khi bị bệnh chó cần phải được cách li với những con chó khác để tránh lây lan. Cách tốt nhất vẫn là nên đưa chó đi đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên bệnh không có thuốc đặc trị bác sĩ chỉ có thể hỗ trợ để chó tự vượt qua. Chúng ta có thể làm giảm triệu chứng của chó khi ở nhà bằng cách:
- Bổ sung nước, cung cấp các chất dinh dưỡng bổ sung cho chó bằng Oresol.
- Cho chó uống thuốc chống nôn, giảm triệu chứng của gan đồng thời tăng khả năng của gan.
- Sử dụng các loại kháng viêm nhiễm tái phát.
- Cho chó uống nước cây lược vàng để giảm triệu chứng vì cây có tính kháng viêm, giảm đau và bổ sung vitamin cho chó khi chó đang có dấu hiệu đuối sức (cho chó uống ngày 3 lần, sử dụng 3-4 lá già rửa sạch ép nước).
- Cho chó ăn đồ ít dầu mỡ, ăn ít, nhiều bữa.
Phòng ngừa bệnh viêm gan truyền nhiễm
- Giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ cho chó từ chuồng trại cho đến những nơi chó nằm hay ăn uống và đi vệ sinh.
- Tiêm phòng cho chó khi 7 tháng tuổi để phòng bệnh.
- Không để chó uống nước bẩn, liếm các vật bẩn vì có thể mang mầm bệnh.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe định kì của chó.
- Cho chó ăn chế độ ăn hợp lí giàu dinh dưỡng nhưng không được để chó béo phì.
- Tránh cho chó tiếp xúc với động vật lạ hoặc các động vật hoang dã vì cũng có thể mang mầm bệnh.
- Đưa chó đến cơ sở y tế sớm nhất có thể để chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời.
- Nếu chó đã bị bệnh thì cần tránh để chó tiếp xúc và lây bệnh cho động vật khác.
Lời kết
Bệnh viêm gan truyền nhiễm có thể không ảnh hưởng đến con người nhưng lại rất nguy hiểm với thú cưng đặc biệt là chú chó của chúng ta. Vì vậy, hãy phòng bệnh và chữa bệnh sớm nhất có thể để không chỉ tăng khả năng sống sót cho chó mà còn có thể giúp chó khỏe mạnh như trước. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng vì một chút lơ là mà khiến bạn mất đi một người bạn yêu quý trung thành nhé.