Bệnh gumboro gà là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây nhiều thiệt hại kinh tế; dễ bùng phát thành dịch nếu không có được hướng điều trị hiệu quả. Cần tìm hiểu những triệu chứng bệnh gumboro ở gà để xác định chính xác nhất; và có cách điều trị bệnh gumboro ở gà nhanh chóng. Vậy khi gà có dấu hiệu của bệnh gumboro thì chúng ta nên xử lý thế nào? Cùng tham khảo một số thông tin hữu ích sau đây.
Gumboro là gì? Triệu chứng của bệnh gumboro ở gà
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu bệnh gumboro ở gà là bệnh gì và nguyên nhân nào gây bệnh để có những kiến thức nhất định; về loại bệnh mà bà con muốn điều trị cho đàn gà nhà mình.
: Bệnh Gumboro (IBD) Ở Gà Là Gì? Phòng Chống Như Thế Nào? Update 01/2025
Bệnh Gumboro ở gia cầm là gì ?
Nguồn gốc của căn bệnh Gumboro
Gumboro còn được biết đến với tên tiếng Anh là Infectious Bursal Disease – IBD hay Viêm túi huyệt truyền nhiễm. Căn bệnh này do loại virus Gumboro (IBDV) thuộc họ Birnaviridae chuyên tấn công vào túi Fabricius trên gia cầm và gây bệnh.
Gumboro phát dịch đầu tiên ở Gumboro (nước Mỹ) năm 1957; cho tới năm 1970 nhà khoa học Hicher đã tiến hành xác định dấu hiệu bệnh tích ở túi pha của gà.
: Cách Chữa Gà Bị Ho Khò Khè Nhanh Chóng Hiệu Quả Nhất Update 01/2025
Vào năm 1980 căn bệnh này đã hoành hành tại Việt Nam gây thiệt hại lớn cho người dân chăn nuôi; bởi chưa có được kiến thức cách phòng trị bệnh hiệu quả.
Con đường lây lan chủ yếu
- Qua môi trường khu vực chăn nuôi, các công cụ nuôi nhốt, máng ăn, máng uống; qua các chất thải của con bệnh.
- Lây từ mẹ sang con thông qua trứng.
Dấu hiệu cần được lưu ý
- Với bệnh này có thời gian ủ bệnh trong 2 đến 3 ngày.
- Gà biểu hiện ủ dột, nằm dồn đống với nhau, lông xơ xác không còn bóng đẹp; ăn giảm hoặc bỏ ăn, tình trạng sốt cao.
- Có hiện tượng tự mổ hậu môn, cơ hậu môn co thắt mạnh như muốn bài tiết nhưng không được.
- Phân lỏng có màu trắng, bọt khí, trộn lẫn máu.
- Gumboro có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhưng tỷ lệ chết dưới 30%. Dù vậy nhưng vẫn phải phòng trừ trường hợp gà mắc các bệnh kế phát; do virus IBDV đã hủy hoại hệ miễn dịch của gà.
Nguyên nhân gây bệnh Gumboro
Virut Gumboro là nguyên nhân gây ra bệnh gumboro trên gà. Virut này tồn tại ở 2 dạng gây bệnh
- Dạng 1: gây bệnh ở gà ta
- Dạng 2: gây bệnh ở gà tây
Mục tiêu tấn công của virut gumboro là túi Fabracius nên độ tuổi gà nhiễm bệnh thông thường ở trong lứa tuổi gà đang phát triển túi Fabracius.
Bệnh lây nhiễm qua phân, chất nền rải chuồng, thức ăn, nước uống đi vào đường tiêu hóa, thậm chí do gà khỏe mạnh mổ nhau, cắn nhau với gà bị bệnh. Sau 4 -5h, virut đi vào cơ thể gà qua đường tiêu hóa rồi xâm nhập vào máu, đi đến các cơ quan nội tạng và túi Fabracius. Virut kết hợp với lượng bổ thể có trong máu tạo nến các cục máu đông, làm vỡ thành mạch gây xuất huyết các cơ quan nội tạng, xuất huyết cơ, xuất huyết và sưng phù ở túi Fabracius.
Gà nhiễm bệnh gumboro có tỉ lệ ốm khá cao tuy nhiên tỉ lệ thấp. Mặc dù vậy, vẫn gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi do hệ miễn dịch của gà bị phá hủy, khiến gà dễ mắc một số bệnh khác, làm gà còi cọc, chậm lớn.
Phân biệt bệnh gumboro trên gà với một số bệnh
: Phương Pháp Chữa Trị Gà Chọi Bị Tụt Lực Cực Hiệu Quả Update 01/2025
Hội chứng thiếu máu xuất huyết (viêm gan thể vùi): gà cũng suy nhược, lờ đờ nhưng hay ngồi xổm và lông dựng ngược. Gan vàng và sưng, có nốt xuất huyết hoặc xuất huyết thành đám, dễ vỡ.
Bệnh Newcastle: gà mắc bệnh này cũng suy nhược, lờ đờ, tiêu chảy phân màu xanh trắng. Nhưng xuất hiện thêm các biểu hiện thần kinh như: liệt chân, cánh, nghẹo cổ. Phát ra tiếng kêu tooc tooc. Đỉnh ống tuyến bị xuất huyết. Ruột non, van hồi manh tràng và lỗ huyệt xuất huyết kèm loét. Cơ đùi và ngực không xuất huyết. Gà ở mọi lứa tuổi đều dễ bị mắc bệnh.
Bệnh Gumboro gà – Hướng điều trị thế nào cho hiệu quả?
Những bệnh tích của Gumboro ở gà
- Các cơ ngực, bụng, đùi của gà có dấu hiệu xuất huyết, tạo thành từng vệt.
- Túi Fabricius của gà xuất hiện dịch keo bám vào, tình trạng túi sưng to gấp nhiều lần.
- Có hiện tượng thận bị phù, muối urate ứ lại trong ống niệu.
- Tình trạng ruột có nhiều nước, về sau có thêm dịch trắng đục, nhầy nhụa; khắp nơi dọc đường ruột đến hậu môn bị xuất huyết nhiều.
- Nội tạng còn lại như bao tử, phổi, tim không có dấu hiệu rõ ràng.
Kiểm soát và xử lý bệnh gumboro ở gà
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng các dung dịch sát khuẩn như cloramin 0,5% hoặc nước sôi
- Lựa chọn gà khỏe mạnh làm giống
- Cách ly con khỏe với con gà mắc bệnh gumboro hoặc những con nghi mắc bệnh
- Xử lý ngay xác gà chết và phân, rác, chất nền độn chuồng bằng cách chôn hoặc ủ
- Tiêm vacxin phòng bệnh gumboro lúc 7-10 ngày tuổi và tiêm nhắc lại vào lúc 21-25 ngày tuổi
- Gà con 1 ngày tuổi cho uống vacxin gumboro . Gà bố mẹ cho tiêm vacxin vào lúc 2 tháng tuổi và tiêm nhắc lại vào lúc 4-5 tháng tuổi
Điều trị bệnh gumboro trên gà
Thuốc điều trị bệnh gumboro ở gà đã có trên thị trường; bà con có thể áp dụng phác đồ điều trị bệnh gumboro ở gà sau đây Sử dụng liều lượng kháng thể IBD từ 1 – 2ml cho gà bệnh (chích hoặc cho uống). Để tăng thêm sức đề kháng cho gà pha thêm vào nước uống theo tỷ lệ: B.Complex 10 g; Vitamin C 10 g, 100g điện giải, acetamin 50g, 500g đường glucozo, Vitamin K 10 g, 10 lít nước. Vì gà bị mất nước nhiều nên pha cho gà uống liên tục.
***Chú ý không nên sử dụng các loại kháng sinh điều trị bệnh gumboro ở gà vì có thể làm gà bị bội nhiễm dẫn đến chết nhiều hơn. Trường hợp xấu là xuất hiện thêm các căn bệnh kế phát như: bệnhNewcastle ở gà, bạch lỵ,… thì phải dùng thuốc trị với liều lượng bằng nửa trong ba ngày đầu, về sau mới tăng lên.
Công tác phòng bệnh gumboro gà chuẩn nhất
Công tác phòng chống bệnh trước khi xảy ra dịch bệnh cũng quan trọng không kém. Đừng đặt mình vào thế bị động mà hãy chủ động thực hiện những việc phòng bệnh cho gà ngay khi bắt đầu mô hình chăn nuôi.
- Dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh khu vực chăn nuôi, không để chuồng trại quá ẩm thấp; vì đây là môi trường tuyệt vời cho các loại virus sinh sôi gây các bệnh thường gặp ở gà: bệnh thương hàn ở gà, bệnh phổi ở gà, bệnh Coryza trên gà, bệnh APV, bệnh đậu gà….
- Không nuôi nhốt gà mật độ quá đông, nên nghỉ từ 15 đến 20 ngày trước khi nuôi lứa mới.Tiêm ngừa các loại vacxin theo đúng khuyến cáo.
- Lau rửa thường xuyên máng ăn, máng uống, chuồng trại. Phun thuốc khử trùng theo định kì.
- Gà mới mua về phải cách ly theo dõi một khoảng thời gian. Thường xuyên chăm nom, quan sát đàn gà để nhanh chóng phát hiện các biểu hiện của bệnh gumboro ở gà
- Chế độ dinh dưỡng của gà cần cho thêm các chất tăng cường sức đề kháng.
Để có một đàn gà khỏe mạnh, cho lợi nhuận cao thì phải bỏ công chăm sóc chúng ngay từ đầu. Bệnh gumboro gà không quá khó để chữa yêu cầu bà con phải nắm rõ quy trình điều trị; song song đó phải thực hiện việc phòng tránh bệnh một cách tốt nhất. Chúc bà con thành công!
: Cách trị gà không chịu đá | Gà “RÓT” thành thần kê chiến cực “SUNG” Update 01/2025