Chào các bạn !
Có rất nhiều bạn đặt câu hỏi là con cá này , con ốc kia hay con gì đó đó có thể nuôi chung được với tép kiểng hay không ? Nay mình sẻ chia sẻ cho bạn danh sách các loài sinh vật thủy sinh có thể nuôi chung với tép kiểng , và một vài loài sát thủ giết tép nhằm giúp các bạn có thể chọn lựa phù hợp cho hồ thủy sinh của mình .
Các sinh vật thủy sinh nuôi chung với tép kiểng
I. Đặc tính của tép kiểng
Đầu tiên chúng ta điểm sơ qua các đặc tính của dòng tép kiểng nói chung bao gồm : tép màu (đỏ, vàng , xanh …) , tép ong . Để từ đó dễ hiểu tại sao những sinh vật bên dưới có thể sống chung được hay không với tép .
1. Kích thước nhỏ
Kích thước của tép kiểng khá nhỏ , giao động từ 1,5 – 2cm , chính vì vậy những loài cá có miệng lớn hơn kích thước của tép kiểng đều có thể ăn chúng .
2. Hiền lành
Tép là loài sống hiền lành , không có ăn hiếp bất kỳ loài vật nào , nên chúng cũng là đối tượng dễ bị ăn hiếp nhất . Thậm chí có vài loài tép khác cũng ăn hiếp được tép kiểng như : tép yamato , tép rong – tép ruộng , tép mũi đỏ .
3. Sống bày đàn
Tép kiểng có tập tính sống bày đàn , nên nếu nuôi số lượng đông thì khả năng sống của chúng tốt hơn. Đơn giản là ít sợ hơn và đỡ bị stress hơn .
4. Là loài giáp xác
Cứ theo chu kỳ sinh trưởng thì tép kiểng sẻ lột xác để lớn hơn hoặc giúp chúng khỏe mạnh hơn . Vì vậy những lúc chúng mới lột xác xong thì cơ thể rất yếu , những sinh vật bé nhỏ cũng có thể giết chúng đơn giản như : sán , cá con v.v…
5. Sinh sản ôm trứng
Khi tới giai đoạn giao phối sinh sản thì tép mái sẻ ôm trứng dưới bụng cho tới khi tép con nở bơi ra ngoài . Vì vậy trứng của tép luôn được giữ an toàn , nên những loài ốc nhỏ không thể nào làm hại chúng được .
6. Điều kiện sinh trưởng
Tép kiểng là loài sinh vật có điều kiện sống và phát triển khá đặc biệt , thậm chí tép ong và tép màu cơ bản đã khác nhau. Nên chú ý kỹ về điều kiện sống của mỗi loại tép sẻ giúp cho việc nuôi tép được tốt hơn , khả năng sống cao hơn và sinh sản được nhiều hơn .
Đặc tính tép kiểng
II. Các loài sinh vật thủy sinh có thể sống chung với tép kiểng :
1. Cá neon
Đây là loài cá khá phổ biến hiện nay , màu sắc của cá neon rất đẹp nên rất nhiều người thích . Miệng cá neon cũng khá nhỏ nên không thể ăn được tép kiểng . Tuy nhiên những con tép nhỏ mới đẻ thì chắc chắn cá neon sẻ không tha . Vì vậy muốn nuôi cá neon chung với tép kiểng thì bạn nên trồng nhiều cụm rêu thủy sinh , hoặc làm những hang hóc hoặc cây rậm tí cho tép trú ẩn thì khả năng sống chung tốt hơn .
Ngoài ra cá neon thường sống ở tầng giữa của nước , còn tép thì sống ở tầng đáy . Nên nếu trong hồ có cả tép và cá thì nên chia 2 loại thức ăn khác nhau , 1 loại thức ăn cho tép chìm xuống đáy và 1 loại thức ăn cho cá neon nổi trên mặt nước .
Cá Neon thích hợp nuôi chung tép kiểng
2. Cá 7 màu – cá Guppy
Cũng giống như cá neon , cá guppy vẫn có thể sống chung tốt với tép . Chỉ cần để ý vụ cho ăn và có chỗ trú cho tép thì cả 2 loài này vẫn phát triển con đàn cháu đóng không đếm xuể
Cá 7 màu có thể nuôi chung với tép kiểng với điều kiện hồ rộng và nhiều chỗ núp
3. Cá otto
: Vai trò và kỹ thuật nuôi sinh khối trùn chỉ Update 11/2024
Cá otto khá hiển lành , là loài ăn rêu hại , rêu nhớt khá tốt giúp cho hồ thủy sinh luôn trong trạng thái sạch sẽ . Ngoài ra kích thước body và kích thước miệng của cá otto cũng rất nhỏ nên nuôi chung với tép kiểng rất ổn .
Cá otto – ứng viên sáng giá nuôi chung với tép kiểng
4. Cá tỳ bà bướm
Khá giống với cá otto , tuy nhiên cá tỳ bà bướm rất háo ăn , vì vậy chúng có xu hướng dành ăn với tép kiểng. Nên nếu bạn nuôi chung cá tỳ bà bướm và tép kiểng thì bạn nên cho thức ăn rãi rác khắp hồ thủy sinh là được . Đặc biệt nuôi cá tỳ bà bướm cũng sẻ giúp dọn dẹp thức ăn thừa khá tốt , giúp hồ đỡ bị ô nhiễm do nguồn thức ăn dư bỏ lại
Tép kiểng nuôi chung với cá tỳ bà bướm được
5. Cá trực thăng
Giống như cá otto
Cá trực thăng
6. Cá chuột sao
Loài cá chuột sao này khá đẹp và cũng giúp dọn dẹp thức ăn thừa trong hồ thủy sinh . Đặc biệt kích thước chúng cũng khá nhỏ phù hợp nuôi chung tép kiểng . Nhưng nhớ lưu ý là chỉ cá chuột sao nhỏ như trong hình , vì ngoài thị trường cũng bán nhiều loại cá chuột kích thước khá to , sẻ không tốt cho tép
Cá chuột sao có thể nuôi chung với tép kiểng
7. Tép yamato
Tép yamato có thân hình khá lớn , có thể gấp 2-3 lần tép kiểng thông thường . Tuy nhiên tép yamato lại là loài tép hiền lành , nên vẫn có thể nuôi chung với tép kiểng được . Lợi ích của tép yamato là ăn gần như tất loại rêu hại trong hồ, đặc biệt là rêu tóc xanh , một loại rêu khó trị .
Chỉ có một điểm lưu ý khi nuôi tép yamato chung với tép kiểng là những con tép yamato rất háu ăn, chúng hay giành ăn với tép kiểng . Nếu quan sát kỹ , bạn sẻ thấy mỗi lần bỏ thức ăn vào hồ thì tép yamato sẻ bay lại , gấp gọn cục mồi và bơi đi chỗ khác ăn một mình . Vì thế chỉ cần lựa chọn thức ăn nhuyễn nhỏ và rãi đều hồ thủy sinh là được .
Tép yamato ăn rêu hại rất có ích
8. Ốc nerita
Một loài ốc ăn rêu bám kính , bám giá thể giúp hồ sạch hơn rất nhiều . Ốc nerita nuôi chung với hồ tép khá tốt . Nhưng có vài người không thích nuôi nerita vì chúng làm việc quá sạch sẻ , không còn rêu bám kính cho tép ăn dậm . Nhưng với mình thì một hồ tép lúc nào cũng xanh sạch và không có rêu hại bám thì đẹp hơn hẳn. Bổ sung thức ăn tảo cho tép là giải quyết được vấn đề này .
Ốc nerita nuôi chung với tép khá tốt
III. Một vài loài sinh vật thủy sinh miễn cưỡng nuôi chung được với tép kiểng
Tại sao lại gọi là miễn cưỡng . Vì những sinh vật này có mang lợi cho hồ thủy sinh nhưng không khéo cũng góp phần sát hại tép của bạn . Hãy cùng điểm danh qua chúng
1. Ốc ăn ốc – ốc helena
Ốc ăn ốc giúp tiêu diệt những con ốc sên ăn lá cây thủy sinh , rêu thủy sinh (hay còn gọi là ốc hại) . Giúp cho cây và rêu phát triển tốt trong hồ . Tuy nhiên có nhiều người nói ốc ăn ốc bắt tép kiểng thịt khi những con tép này trong quá trình lột xác . Tức là khi tép kiểng yếu và nằm yên một chỗ nghỉ ngơi thì ốc ăn ốc sẻ chích nộc độc vào làm tép chết và ăn xác chúng .
Thật sự thì mình chưa thấy vấn đề trên , nhưng hồ tép kiểng nhà mình vẫn sinh sôi nhiều, kèm theo ốc ăn ốc cũng đẻ nhiều . Có khi mình cho chúng ăn nhiều , không dẫn đến vấn đề đói . Và có nhiều bụi rêu, chỗ trú cho tép nên tép được an toàn hơn .
Hãy tự mình kiểm chứng nhé , thủy sinh là một thú chơi , và tìm hiểu là thú vui độc đáo
: Tại sao thỏ tự ăn phân của mình? Giải mã hành vi kỳ lạ này của loài thỏ Update 11/2024
Nghe nói ốc ăn ốc hay bắt tép kiểng ăn lúc tép mới lột xác
2. Ốc táo
Ốc táo cơ bản không giết tép , ngoài ra ốc táo còn giúp ăn rêu hại và thức ăn thừa trong hồ . Tuy nhiên nếu chúng lại là loài háu ăn , gần như chúng ăn 24/24 , bò khắp hồ , ăn rồi đẻ , đẻ rồi ăn . Vô tình ốc táo ăn luôn những loài rêu và cây thủy sinh mình đang trồng, làm cho tép kiểng mất chỗ trú hoặc nguồn thức ăn rêu tự nhiên . Vì vậy nếu có nuôi ốc táo thì nuôi ít thôi , hồ 60 cm thì tầm 1-2 con là vừa .
ốc táo có thể nuôi chung với tép kiểng được
3. Những loài cá miệng nhỏ khác
Ví dụ như : cá sọc ngựa , cá cánh bườm , cá bình tích , cá mún … Những loài cá này không ăn tép trưởng thành vì miệng chúng đóp không vừa . Nhưng chắc chắn trong hồ bạn không bao giờ xuất hiện tép con , Chỉ cần vừa miệng là thành hải sản tươi sống .
IV. Các loài sinh vật sát thủ giết tép kiểng
Đây là những loài sinh vật mà chắc chăn nuôi chung thì tép kiểng mẹ lẫn tép con đều bị làm thịt hết .
1. Các loài cá miệng lớn hơn tép
Trong môi trường thủy sinh thường cá lớn sẻ ăn hiếp cá bé . Thậm chí những loài cá ăn chay cũng lâu lâu ăn mặn bất ngờ . Vì vậy cứ mặc định là cá nào có miệng to hơn tép kiểng thì loại ra danh sách nuôi chung , như vậy là an toàn nhất .
Vì trước đây mình từng thấy một trường hợp cá ping pong (một dòng cá 3 đuôi) , cứ bơi quanh hồ và miệng lúc nào cũng hốp ra hốp vào . Thông thường dòng cá 3 đuôi rất hiền và ăn tạp , nhưng không hiểu sao bữa cá ping pong nó hốp hốp làm sao mà nuốt luôn con tép của mình . Từ đó về sau cứ con nào miệng to hơn kích thước tép là loại ra trước .
Cá lớn luôn coi tép kiểng là hải sản tươi sống
2. Các loài tôm kiểng
Tôm và tép có họ hàng chung với nhau , tuy nhiên kích thước khác nhau thì chúng vẫn thịt nhau như bình thường . Vì vậy tép kiểng không thể nuôi chung với tôm kiểng được.
Chắc chắn tôm kiểng không nuôi chung với tép kiểng được
3. Sán
Khoang hãy bất ngờ , vì mình biết bạn sẻ nói là “chẳng ai nuôi sán bao giờ” . Mình biết điều đó , nhưng nếu hồ bạn có xuất hiện sán thì đó là dấu hiệu cho thấy dư thức ăn thừa , cơ bản là dư đạm từ cám . Vì vậy hãy ngừng cho ăn cám và thay thế bằng thức ăn thực vật như : lá dâu tằm , tảo xoắn . Vì càng cho thức ăn cám vào thì sán càng sinh sôi , vô tình bạn nuôi sán trong hồ tép .
Sán giết tép kiểng bằng cách bám vào tép kiểng và chuôi vô khoang cổ . Sau khi tép chết , chúng sẻ ăn xác và tiếp tục sinh sôi , nên tốt nhất là vớt xác tép ra khỏi hồ khi phát hiện
Hồ tép bạn xuất hiện sán thì báo hiệu dư thức ăn thừa
4. Ấu trùng chuồn chuồn
Nếu bạn nuôi tép trong nhà thì ít gặp những con này , nhưng vô tình bạn mua tép ở một trại nào đó hoặc để hồ thủy sinh gần cửa xổ thì lâu lâu sẻ có chúng . Ấu trùng chuồn chuồn rất thích ăn tép , chúng cắn tép chết và ăn chúng từ từ . Đặc biệt hình dáng và kích thước cũng khá nhỏ, nên ít khi phát hiện ra chúng , vì vậy nếu thấy thì hãy vớt ngay ra ngoài
Ấu trùng chuồn chuồn rất thích ăn tép kiểng
Đó là tất cả danh sách các sinh vật có thể nuôi chung với tép , hoặc là sát thủ với loài tép kiểng của mình . Thế giới thủy sinh còn rất nhiều sinh vật, vì vậy mình sẻ cập nhật thêm khi biết . Hoặc bạn có thể pm trực tiếp hỏi thủy sinh Asin , mình sẻ giải đáp thắc mắc mọi câu hỏi cho bạn.
Ngoài ra bạn nào có kinh nghiệm vui lòng chia sẻ thêm cho mình , để mình up lên cho mọi người cùng theo dõi . Thank các bạn .
Người viết : Asin Nguyễn
Nguồn : Thủy sinh Asin
: Chó Pomsky – Sự kết hợp hoàn hảo Update 11/2024