Cá rồng là dòng cá cảnh rất được yêu thích trên thị trường Việt Nam. Loài cá này không chỉ thu hút người nuôi bởi vẻ đẹp độc đáo mà còn mang ý nghĩa phong thủy tâm linh.
1. Nguồn gốc cá rồng
Cá rồng có nguồn gốc xuất xứ từ bộ cá rồng có tên tiếng anh là Osteoglossiformes. Dòng cá sinh sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt và có giá bán tương đối cao.
Hiện có khoảng 214 loài cá rồng trên toàn thế giới, thế nhưng dòng cá có xuất xứ từ Châu Á lại được yêu thích hơn cả nhờ vẻ ngoài ấn tượng
2. Đặc điểm của cá rồng
Cá rồng là loài cá nước ngọt được nuôi để làm cá kiểng phong thủy nên kích cỡ của chúng thuộc dạng trung bình.
Trung bình, một chú cá khi trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 20 – 70 cm, Cân nặng dao động từ 1 – 4kg.
Thân hình:
Thân hình của cá tương đối thon, dài, khỏe mạnh và có xu hướng bẹt về 2 bên nên khi bơi rất nhanh.
Loài cá này có phần vẩy rất to, vây ngực, lưng, vây hậu môn, râu miệng tương đối dài.
Phần đầu:
Đầu cá tương đối bằng phẳng và cân đối cùng với cơ thể. Mắt của cá rồng không có mí nên không bao giờ nhắm mắt.
Mặc dù mũi bé nhưng đây chính là công cụ để cá tìm kiếm thức ăn và xác định môi trường nước.
Bộ râu cá gần miệng có tác dụng xác định vị trí con mồi một cách chính xác.
Phần vảy và vây cá rồng
Sở dĩ loài cá này được gọi là cá rồng vì phần vảy của chúng tương đối to và gần giống với vảy của rồng.
Chính những chiếc vảy to lấp lánh đã tạo nên giá trị của loài cá kiểng này
🔥🔥🔥 TÌM HIỂU: Nguồn gốc cá 7 màu
3. Tập tính và sinh sản của cá rồng
Đây là dòng cá tương đối hiền lành và dễ nuôi, có thể chung sống hòa đồng với các loài cá khác.
Bạn có thể nuôi cá rồng cùng các dòng cá khác như: cá hồng két, cá phát tài, cá hổ, cá hoàng bảo yến, cá hải tượng, cá hoàng hải yến….
Cá rồng đẻ trứng nhưng quá trình ấp trứng lại khác biệt hoàn toàn với những dòng cá thông thường.
Sau khi cá rồng cái kết thúc quá trình đẻ trứng thì cả cá đực và cá cái sẽ ngậm lại số trứng đã được thụ tinh vào khoang miệng để tiến hành ấp
Sau 4-8 tuần, cá con nở sẽ chui ra khỏi khoang miệng của cá bố mẹ để kiếm ăn. Nếu gặp nguy hiểm chúng vẫn có thể chui vào trong miệng cá bố mẹ để lẩn trốn.
⚠️⚠️⚠️ NÊN XEM: Cách chăm sóc cá vàng
4. Ý nghĩa của cá rồng trong phong thủy
Nếu trong gia đình nuôi một chú cá rồng sẽ thu hút được thêm tài lộc và cuộc sống cũng hòa thuận và êm ấm hơn.
Tuy nhiên, trước khi có ý định đặt bể cá rồng trong nhà, các bạn nên tham khảo yếu tố phong thủy như: tuổi, cung mệnh, hướng đặt…. Để lựa chọn được màu sắc, giống cá hợp với gia chủ nhất.
: Top 10+ địa chỉ bán bể cá cảnh tại Hà Nội rẻ, đẹp Update 12/2024
👉👉👉 TÌM HIỂU: Cá Koi nằm im dưới đáy phải làm sao
5. Những dòng cá rồng nổi tiếng
Dưới đây là một số dòng Cá rồng phổ biến tại Việt Nam
Cá rồng Đỏ
Cá rồng đỏ hay còn gọi là cá huyết long, có nguồn gốc từ Indonesia. Đây là dòng cá được nhiều người biết đến và mong muốn sở hữu nhất.
Bao phủ toàn thân huyết long là bộ vảy màu đỏ sậm và hơi ánh kim. Đây là điểm gây ấn tượng với người chơi cá cảnh.
Một chú cá rồng đỏ khi trường thành có chiều dài đạt khoảng 26cm. Toàn thân ánh lên sắc đỏ không được pha trộn với màu vàng, nâu thì mới được coi là cá rồng đỏ chuẩn.
Cá rồng Kim Long
2 dòng cá Kim Long được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam là cá rồng Kim Long quá bối và Kim Long hồng vĩ.
🔱 Cá rồng Kim Long quá bối
Dòng cá này còn có tên gọi là cá rồng Kim Long Malaysia. Đây là giống cá rồng đẹp và đắt nhất trên thị trường chỉ sau dòng cá huyết long,
Cá Kim Long quá bối có phần đầu nhô về phía trước và thân hình ngắn hơn so với các dòng cá rồng khác.
Cá khi trưởng thành có chiều dài trong khoảng 15cm, toàn bộ thân hình cá hơi vàng và có 2 vệt vàng trải dài từ lưng xuống phần hông.
Phần vảy của cá tương đối to và có ánh vàng lấp lánh trông vô cùng đẹp.
🔱 Cá rồng Kim Long hồng vĩ:
Cá Kim Long hồng vĩ hay còn gọi là Red Tail Golden, dòng cá này có xuất xứ từ Indonesia.
Xét về hình dáng thì chúng có thân hình nhỏ và dài.
Cá khi còn nhỏ sẽ có màu hơi đỏ sau khi trưởng thành sẽ chuyển sang vàng.
❌❌❌ XEM TIẾP: Cá Nục
Cá rồng Ngân Long Albino
Cá rồng Ngân Long có tên tiếng anh là cá rồng silver arowana, loai cá này khi trưởng thành chiều dài cơ thể có thể lên đến 1,2 m.
Nhìn từ xa thân hình chúng giống như một chiếc dao bầu với phần vảy to và phần hàm miệng rất trề.
Cá Ngân Long khi còn nhỏ thường có màu xanh ánh kim hoặc là cam. Phần đầu, và phần vây xung quanh cơ thể chúng có màu hồng nhạt.
Khi phát triển toàn diện thì cá Ngân Long có phần vảy chuyển sang màu bạc trắng.
Cá rồng Platinum
Cá rồng Platinum thực chất chỉ là một dạng đột biến gen chứ không phải là một dòng cá rồng chính thống.
Xét về hình dáng thì chúng có kích thước cơ thể giống hệt so với dòng cá kiểng thông thường.
: Thiết Kế Và Thi Công Hồ Cá Koi Update 12/2024
Loài cá cảnh này có điểm đặc biệt là toàn thân của chúng được bao phủ một màu trắng bạch.
Giống cá này cực kỳ hiếm nên giá bán thường cao nhất trên thế giới.
6. Cách chăm sóc cá rồng
Cá rồng thường gặp phải một số chứng bệnh liên quan đến mắt và vảy. Chính vì vậy, trong quá trình chăm sóc bạn cần chú ý những điểm sau:
Môi trường sống của cá rồng
Loài cá này có cơ thể tương đối dài nên khi nuôi bạn nên chuẩn bị một chiếc bể có kích thước từ 1.2 – 1.5m.
- Bể nên có nắp đậy tránh trường hợp cá nhảy ra khỏi bể
- Một tuần nên thay nước 2 lần và chỉ nên thay khoảng 2/3 lượng nước trong bể
- Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khỏe của loài cá này.
- Khi bạn thấy chúng nằm ở đáy bể hay có dấu hiệu thở gấp đó là dấu hiệu chứng tỏ sức khỏe của cá có vấn đề.
Cá rồng ăn gì?
Đối với cá rồng trưởng thành thì chúng ăn đa dạng các loại thức ăn như: thức ăn khô, các loại cá nhỏ, ếch, nhái, mực, tôm, rết, gián hoặc chuột bao tử….
Đối với cá bột khi mới nở thì chỉ nên cho ăn bọ gậy và các sinh vật nhỏ (có thể mua tại các cửa hàng cá kiểng).
Sau 3 – 5 ngày bắt đầu cho chúng ăn thêm thức ăn hạt đóng hộp.
Vậy nếu cá rồng lười ăn thì phải làm sao?
– Nguyên nhân: Không hợp với loại thức ăn đang sử dụng
– Khắc phục: Để cải thiện tình hình cá kén ăn thì bạn nên thay đổi thức ăn và điều chỉnh số lượng bữa ăn trong ngày
7. Cách phòng bệnh cho cá rồng
Cá rồng có sức khỏe rất tố nhưng nếu môi trường nước không đảm bảo sẽ rất dễ mắc các bệnh như: lồi mắt, trùng mỏ neo, mẻ vảy, leo vảy…
Cá rồng bị đục mắt
Hiện tượng cá đục mắt xảy ra khi nguồn nước ô nhiễm hoặc cá bị trầy xước ở phần mắt….
– Khắc Phục: Thay ⅓ lượng nước bể và cho thêm muối để tăng tính sát khuẩn
Cá rồng bị stress:
Ngoài các chứng bệnh liên quan đến sức khỏe thân thể, cá rồng còn có thể mắc chứng bệnh về tâm lý.
Nếu như cá bỏ ăn, nằm một chỗ, ít bơi, thả mình theo dòng nước thì đều là dấu hiệu của bệnh stress.
– Nguyên nhân:
Bể nuôi quá nhiều cá nhỏ, nguồn nước ô nhiễm tạo điều kiện cho ký sinh trùng bám vào cơ thể cá.
– Khắc phục: Thường xuyên vệ sinh môi trường nước và chỉ nên nuôi thêm 1- 2 loài cá nhỏ khác trong bể.
8. Cá rồng giá bao nhiêu tiền là rẻ nhất?
Cá rồng vô cùng đa dạng về chủng loại, chính vì vậy mức giá để sở hữu những chú cá rồng từng dòng cũng rất khác nhau.
- Những dòng cá rồng thông thường chỉ có 100.000 – 200.000 đồng một con.
- Nhưng đối với cá rồng đỏ hay cá rồng Platinum lại có mức giá lên đến hàng ngàn USD.
9. Mua, Bán cá rồng ở đâu uy tín tại Hà Nội, Tp Hcm
Bạn có thể đến bất cứ cửa hàng cá cảnh nào trên các địa bàn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Daklak để tìm mua
Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về dòng cá rồng và có thể chọn cho mình một chú cá hợp phong thủy.
: Hướng dẫn làm ngôi nhà cho hamster từ que kem gỗ Update 12/2024