Cá giao phối và sinh sản như thế nào? làm sao để cá giao phối và sinh sản nhanh? Làm sao để biết cá đang trong quá trình sinh sản? Cá sinh sản như thế nào? Cá giao phối như thế nào? Làm sao để cá sinh sản nhanh? Dấu hiệu mang thai ở cá…. Chúng ta cùng Ranchu Việt Nam giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết cá giao phối và sinh sản như thế nào nhé!
- Cách sử dụng trùng huyết đông lạnh cho cá cảnh ăn tốt nhất
- Cá vàng ăn gì? Đánh giá ưu nhược điểm của mỗi loại thức ăn
I. Cá giao phối và sinh sản như thế nào?
Đây hầu như là thắc mắc của nhiều bạn nuôi cá cả những bạn nuôi cá lâu năm và mới bắt đầu nuôi cá. Cá giao phối và sinh sản như thế nào?
Tuỳ theo từng loại cá mà cách nhân giống cá dễ hay khó. Ví dụ các loại cá vàng nguyên thuỷ cách nhân giống sẽ dễ hơn những loại cá vàng lai tạo như: cá Koi, cá rồng, cá thần tiên…. Vì thế độ khó hay dễ của việc nhân giống cá còn tuỳ thuộc vào đặc tính của từng giống cá.
II. Cách giao phối ở cá như thế nào?
a. Cá đẻ con hay để trứng?
- Ở một số loại cá như cá bảy màu, cá mô ly, cá đuôi kiếm và cá platy… là các giống cá cảnh đẻ con phổ biến nhất trong các loại cá cảnh được ưa chuộng. Ở những loại này cá đực sẽ giao phối với cá cái, cá cái mang trứng trong bụng khoảng 1 – 2 tháng thì cá cái sẽ đẻ con.
- Còn một số loại khác như: La Hán, Ranchu, cá đĩa, thần tiên… hầu như các loại cá cảnh thường đẻ trứng. Mỗi lần đẻ thì tổng số trứng của cá dao động khoảng 200 đến 1000 trứng, tuỳ vào từng vào loài cũng như thể trạng của chú cá.
b. Cách giao phối ở cá
: Bạn phải làm gì khi chuột lang nhà bị chấy rận? Update 12/2024
Hầu như ở nhiều loài cá cách giao phối ở cá, kết đôi, nhân giống… sẽ bắt đầu bằng việc cá đực rượt đuổi cá cáo rất hăng hái, thậm chí cá đực có thể gây cho cá cái những tổn thương hoặc vết cắn trên vây. Trong cả hai trường hợp, khi thực sự giao phối, cá đực và cá cái có thể quấn lấy nhau, lật ngửa, xoắn quanh nhau, hoặc có các hành vi khác khó nhận thấy.
III. Cách sinh sản ở cá
1. Dấu hiệu nhận biết cá mang thai
- Cá mang thai sẽ có phần bụng phình to, có dáng tròn hoặc hình hộp. Cá mang thai khoảng từ 20 – 40 ngày tuỳ từng loại cá.
- Khi cá mang thai thường xuất hiện chấm mang thai ở gần bụng hoặc huyệt. Có những loại cá có sẵn chấm những khi mang thai chấm này sẽ rõ và đậm hơn.
Lưu ý:
- Một số loại cá vàng như Ranchu thường có phần bụng phình to tự nhiên chứ không phải mang thai. Vì thế bạn nên quan sát cá thật kỹ để nhận định đúng nhất.
- Cá đực nếu ăn nhiều quá cũng trở nên mập mạp, phần tụng to ra. Nhưng bụng sẽ to ở phần trước ngực, nếu ăn ít 2 – 3 ngày bụng của cá sẽ nhỏ lại.
2. Cách sinh sản ở cá
Cách làm tổ và sinh sản ở cá chỉ áp dụng cho những loại cá đẻ trứng. Khi nhận biết cá có thai (mang trứng) để tạo ra con đàn có tỉ lệ sống sót cao. Người nuôi cá thường tách bầy cho cá cái mang thai và cá đực ở chung vào một hồ. Cá thường làm tổ ở dưới đáy bể. Bạn có thể đặt 1 – 2 viên gach, một cái dĩa gạch… ở dưới đáy bể để làm tổ cho cá.
: Sưởi bể cá loại nào tốt? Update 12/2024
Chúng đẻ vào tổ, trên thành bể hoặc mặt nước. Thông thường thì ghép đôi 1 đực với 1 hoặc 2 cái để đảm bảo trứng được thụ tinh hết đồng thời không xảy ra tinh trạng cá đực hung hăng, tấn công cá cái. Bạn cần nhận biết dấu hiệu cá cái mang trứng và chuẩn bị phóng trứng ra ngoài. Lúc này, cá đực sẽ bơi quanh cá cái, ép chặt bụng mình vào bụng cá cái và dùng vây để ép chặt lại với nhau. Khi cá cá đẻ trứng ra ngoài thì cá đực sẽ phóng tinh thụ tinh cho trứng cực kỳ nhanh chóng.
Trứng cá có hình dạng như những viên thạch tí hon. Tuỳ vào loài mà cá cái sẽ đẻ trứng ở rải rác thành bể hoặc đẻ thành từng chùm bám vào với nhau ở tổ và đáy bể.
Khi cá giao phối và sinh sản người ta thường bắt cá cái ra khỏi hồ. Tuỳ loại cá mà bắt cá đực ra luôn hoặc để chúng nuôi con 1 ngày rồi bắt ra. Khi trứng cá bắt đầu nở bạn có thể cho cá con ăn, nhớ thay nước và tuân thủ quy định nuôi cá bột con của từng loài. Để bầy cá con có tỉ lệ sống sót cao nhất nhé!
Cá giao phối và sinh sản như thế nào? Cách sinh sản ở cá? cách giao phối ở cá? cá đẻ con hay đẻ trứng?…Chắc chắn qua bài viết này bạn đã có được câu trả lời rồi đúng không nào. Hãy theo dõi www.vaat.org.au thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới nhất về cá cảnh nhé!
: Lũa thủy sinh là gì? 6 điều bạn chưa biết về lũa thủy sinh Update 12/2024