các bệnh thường gặp ở cá cảnh Update 01/2025

Ai đam mê chơi cá cảnh rất mong muốn cho đàn cá của mình luôn mạnh khỏe nhưng cá cảnh cung thường hay mắc Các bệnh thông thường nhất có thể tác hại đến cá trong bể nuôi có thể do ký sinh vật xâm nhập vào bể đồng thời với thức ăn sống hay cây trồng lấy từ nước bẩn ở nơi khác, hoặc là nhiễm khuẩn do mốc hoặc môi trường sống chung quanh thiếu vệ sinh và cũng do sự thiếu săn sóc của con người. sau đây thủy sinh asin sẽ chia sẽ những bệnh mà những đàn cá của chúng ta thường hay mác phải

1. Bệnh đốm trắng.

: các bệnh thường gặp ở cá cảnh

Cơ thể của cá phủ đầy những nốt nhỏ màu trắng mọc khắp mình cá và lan truyền ra cả vây rất nhanh nên chúng ta cần chú ý và trị bệnh ngay cho cá . Sự nhiễm bệnh theo chu kỳ. Ký sinh vật ichthyophthirius multifilius sẽ rời cơ thể cá tạo màng để làm thành nang nhớt rơi xuống đáy của bể. Trong nang này, ký sinh vật tiềm sinh vẫn phân chia và tạo ra nhiều cá thể con. Đến lúc màng ngoài của nang nứt ra, các cá thể con thoát ra, bơi lội tự do đi tìm một vật chủ khác. Có thể diệt chúng vào giai đoạn này bằng phương pháp thích hợp. Vì bệnh có thể lây cho cá khác trong bể, do đó phải điều trị toàn bể nuôi. Người ta đã tìm được thuốc chữa bệnh này. Cũng có thể điều trị bằng cánh nâng nhiệt độ nước lên 32-35 độ C trong 4-6 ngày. Pha vào trong nước thuốc tím theo tỷ lệ 1g cho 1 lít nước.nếu trong hồ thủy sinh thực vật các bạn có thể dung tetra muối hột ít bonsoi sau 3 ngày thay nước cá sẽ bớt bệnh

bệnh nấm trắng

bệnh nấm trắng khi bị nặng

2. Bệnh nấm mốc nước.

Bệnh này gây ra bởi các loài nấm thủy mi hay mốc nước Saprolegnia, một loại phát ban dạng túm như là bông xuất hiện trên cơ thể của cá, có khi được phủ một màng mỏng nấm dạng sợi hay bột. Cách điều trị có hiệu quả là ngâm cá trong một chậu nước tắm mặn. Người ta hòa tan muối tự nhiên trong nước ngọt. Nồng độ cho một lần ngâm như vậy với thời gian ngắn (từ 15-30 phút) là 15-30g trong một lít. Muốn điều trị dài ngày, cần dùng 7g/lít. Có một số phép chữa đặc biệt khác.

bệnh nấm

3. Nấm thân, nấm miệng.

Nấm miệng không liên quan đến nấm thân, do một loại vi khuẩn là Chondrococcus gây ra. Bệnh xảy ra tại vùng miệng gây ra những vết sùi. Không dùng thuốc trị nấm được mà phải dùng thuốc kháng sinh, có thể tìm ở các thầy thuốc thú y.

: Cách xử lý nước hồ cá bị xanh đơn giản, dễ dàng nhất Update 01/2025

bệnh nấm miệng

4. Bệnh rung.

Khi mô tả về các triệu chứng của bệnh này, chỉ có thể nói là cá bị bệnh thực hiện những chuyển động uốn lượn rất nhanh tại chỗ mà không nhích lên được một centimet nào cả. Có người gọi là bệnh vặn mình. Một trong những nguyên nhân của rối loạn này do sự hạ thấp nhiệt độ của nước, gây ra cho cá sự nhiễm lạnh. Cách trị là hiệu chỉnh lại hệ thống tạo nhiệt lượng cho bể nuôi và đưa nhiệt độ trở về mức đúng cho nhu cầu của cá.

bệnh rung

5. Bệnh phù.

Cơ thể của cá phù lên ở một điểm kéo theo sự xù lên của các vảy. Nguyên nhân là do sự tích tụ của chất lỏng trong khoang bụng nhưng chưa rõ đúng là do cái gì gây nên. Phần đông các nhà nuôi cá gọi một cách không chắc chắn là bệnh phù thũng. Khó có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng cũng có thể tiến hành rút nước thừa trong cơ thể cá bằng một ống tiêm dưới da. Nhưng bệnh này có thể lây, nên tốt nhất là bắt riêng cá bệnh cho tới khi có dấu hiệu khỏi bệnh mới cho cá vào bể nuôi.

bệnh phù

6. Bệnh thối vây, đuôi.

Sự thoái hóa của các mô nằm giữa các tia của vây do sự nhiễm khuẩn thường xảy ra dễ dàng hơn nếu phẩm chất của nước xấu. Vây cá cũng có thể bị thiệt hại do những khi bắt cá bằng tay không khéo léo hoặc do các cá khác cắn vây, khiến cho sự nhiễm khuẩn có chỗ phát sinh trên những phần bị thương. Để điều trị, phải làm sao cho nước được hoàn toàn trong sạch, luôn luôn xem xét đến các điều kiện bảo quản và vận hành của bể. Nếu bệnh phá hoại ở phần đuôi của cá, sự trị bệnh rất tốn kém. Có thể dùng các cách điều trị trên cơ sở của Acriflavin và của Phenoxethol thay cho các phương pháp phẫu thuật.

bệnh thối rữa

7. Bệnh giun hay gyrodactylite.

Người ta thấy có khi các cá bị bệnh gãi mình vào đá và cây cỏ, triệu chứng này thường kèm theo sự thở gấp của cá. Các mang há ra và có thể thấy bị sưng. Các cá này bị các loại giun nhỏ Dactylogyrus hay Gyrodactylus ký sinh; chúng bám và xâm nhập vào da và tập trung ở các màng mềm của mũi cá. Gyrodactylus làm cá yếu đi và làm biến màu cá. Chúng thường nằm phía ngoài bề mặt của cá. Có khi chúng xâm nhập vào mang của cá tạo ra bệnh giun ở mang. Người ta có thể loại trừ các loài giun này bằng cách cho cá tắm trong các dung dịch lỏng của xanh methylen, formol (pha loãng và tiến hành thận trọng vì là một chất độc) và aciflavin.

: Bệnh thường gặp ở cá La Hán và cách chữa trị Update 01/2025

bệnh giun

8. Bệnh sình bụng Bệnh chướng bụng – Dropsy Mô tả: nếu nói một cách chính xác thì sình bụng là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh. Cá bị sình bụng có phần bụng căng phồng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đôi khi, bệnh này không lây nhiễm nhưng cá bị bệnh nên được cách ly và điều trị thích hợp. Bụng cá căng đầy nước và không có khả năng đào thải. Bụng căng làm vẩy cá rộp lên trông giống như “quả thông”. Chẩn đoán: có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh này: – Sình bụng cấp tính: tức bụng căng lên bất thình lình. Cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội. – Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Ký sinh trùng hay bướu phát triển ở bụng cá có thể gây nên tình trạng này. – Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Cá bị bệnh lao cá Mycobacterium tuberculosis. Bệnh này lây rất mạnh. – Những nguyên nhân khác gồm nhiễm virus, tổn thương nội tạng, suy thận vì sử dụng quá nhiều thuốc hay thuốc quá mạnh. Chữa trị: bệnh này rất khó chữa trị nhưng nếu nguyên nhân là vi khuẩn và được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi. Vì vậy cần phải tìm hiểu xem có phải bệnh do vi khuẩn gây ra hay không, việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một phần của điều trị và phòng bệnh. Khi các vẩy xù lên chứng tỏ cá bị bệnh trầm trọng. Ngâm cá trong nước muối có thể giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá. Có một loạt các loại thuốc dùng để chữa bệnh sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng. Các loại thuốc chữa bệnh ngoài da không có tác dụng trong trường hợp này. Cá sặc và cá chép rất dễ bị mắc bệnh sình bụng.

bệnh sình bụng

9. Bệnh sưng mắt Bệnh sưng mắt Pop Eye – Exophthalmus, Corneybacteriosis Mô tả: sưng mắt vốn không phải là một bệnh mà là một triệu chứng gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn (và có thể nhiễm thêm cả nấm), môi trường (chẳng hạn như nước dơ) hay vết thương sưng tấy ở mắt vì bị cá khác cắn. Cá có thể bị sưng tấy một mắt hay cả hai. Con ngươi lòi hẳn ra khỏi hốc mắt và đôi khi bị mờ đục.

bệnh sưng mắt

Chữa trị: nếu chỉ có một mắt bị sưng thì nguyên nhân thường là vì bị thương và mắt phản ứng bằng cách sưng lên và dồn chất lỏng về đó. Cần cách ly cá và thay nước thường xuyên để mắt có thời gian tự phục hồi. Có thể chữa trị bằng muối epsom tức muối MgSO4 ngậm nước (1 muỗn trà/ 20 lít, sau 3 ngày giảm còn nửa muỗng). Nếu cả hai mắt đều bị sưng thì có lẽ cá bị nhiễm khuẩn và nên điều trị bằng Maracyn, Penicillin hay Tetracycline. Có thể sử dụng kháng sinh Neomycin sulphate (250 mg/ 4 lít) với tầm tác dụng rộng trên các vi khuẩn gram+ và gram- . Bạn cũng có thể dùng những loại kháng sinh khác. Nhưng nếu cá bị quá nặng thì rất khó chữa trị. Có thể cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc (vì kháng sinh rất khó thẩm thấu vào cơ thể cá). Chỉ nên dùng kháng sinh trong hồ điều trị để tránh ảnh hưởng đến bộ lọc ở hồ chính. – Xanh methylen pha loãng 1%. Ngâm lâu cá trong dung dịch 0,4-0,8cc mỗi lít. – Acriflavin pha loãng 10/mg/lít. Ngâm lâu, dùng 2,2cc mỗi lít. – Formol. Đậm đặc formaldehyd 47%. Ngâm ngắn (45-50 phút) 0,25cc mỗi lít, hoặc ngâm lâu 0,066cc mỗi lít. Cần chú ý là độ đậm đặc của các sản phẩm thích hợp thay đổi tùy theo từng nơi, từng khu vực khác nhau. Các loài ký sinh không thể sống nếu không có vật chủ. Nếu ta lấy hết cá bệnh ra để điều trị một thời gian bằng xanh metylen, thì các loài ký sinh tự nó cũng bị huỷ diệt nếu không còn có vật chủ. Cũng có trường hợp cá phập phồng bơi ở mặt nước không hẳn là cá đã nhiễm bệnh ký sinh. Có thể chúng đi tìm oxy để thở trong trường hợp bể nuôi dư thừa cacbonic. Trong trường hợp này, ta tăng cường không khí để có đủ oxy cho cá hô hấp, nhưng cách giải quyết tốt nhất là phải tổ chức tốt bể nuôi. Người ta còn kể đến một số bệnh khác như: – Nang bạch huyết. Gây ra những chỗ lồi dạng cải bông (súp lơ) trên vảy và trên da cá, đồng thời làm giảm trọng lượng của cá. Bệnh có thể phát triển nhanh chóng. Thường ít gặp trong bể nuôi cá nước ngọt. – Mụn: Những đốm trắng kết liền lại với nhau tạo thành mảng lớn. Cá có vẻ hốc hác và xoắn lại. Nguyên nhân có thể do chế độ thức ăn không cân đối, thiếu vitamin. – Da nhớt. Một màng mỏng xám bao phủ thân cá. Do bị các vật ký sinh Cyclochacta và Costia gây ra sự tiết dịch nhớt. – Viêm mắt: Mắt cá bị mờ đục do một loại nấm gây ra hoặc là bệnh đục nhãn mắt có nguồn gốc ký sinh (Proalaria). Các mắt có u lồi có thể do một bệnh khác. – Bệnh nấm Oodinium Trên cơ thể cá thể hiện những lớp như bột. Đó là do nhiễm nấm Oodinium. Cách điều trị cũng tương tự như bệnh đốm trắng. Các bệnh nặng: Các bệnh nhiễm bệnh nặng hơn có thể do những nguyên nhân bên trong, ví dụ như bệnh lao hay sự có mặt của giun dẹp Nematodes hay Cestodes mà ta không thấy được bằng mắt thường. Thông thường khi các triệu chứng đã xuất hiện, thật đã quá muộn để thực hiện một cách điều trị nào cho có hiệu quả. Để xác định đúng, cần tiến hành phân tích các cơ quan của cá bị chết.

Nói chung ai chơi cá cũng mong con cá của mình luôn khỏe mạnh và đẹp chúng ta phải chú ý rất nhiều yếu tố quan trọng nhất vầ là con giống, nguồng nước và cách chăm sóc bảo dưỡng hồ cá định kì của người chơi. Khi cá có hiện tượng lạ thất thường người chơi nên xem sét kỉ thật bình tĩnh chuẩn đoán đúng bệnh nếu người chơi mất bình tĩnh chuẩn đoán sai sẽ làm cho cá bị bệnh càng nghiêm trọng hơn

Bước đầu tiên trong việc chẩn đoán bệnh đó là theo dõi cách thức chăm sóc và cho cá ăn. Những điều này thường gây cho cá các vấn đề về sức khoẻ: – Giữ nước sạch, thay nước thường xuyên. – Luôn khử clor trong nước máy hay để cho hả trước khi sử dụng. – Lọ nuôi cá càng lớn càng tốt. – Giữ nhiệt độ nước trên 21 độ C. – Nước dùng để thay nên có cùng nhiệt độ với nước cũ (để tránh làm cá bị sốc).

Nên sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách để ngăn cản sự hình thành của dòng vi khuẩn kháng thuốc do sử dụng không đủ liều lượng. Năm ngày là khoảng thời gian điều trị tối thiểu bằng thuốc kháng sinh, kéo dài hơn một tuần thì càng tốt. – Nếu bạn không xác định được nguyên nhân gây bệnh, hãy cách ly cá trong hồ điều trị riêng (và thay nước mỗi ngày) để có thời gian theo dõi. Việc này không làm cá khoẻ lên nhưng chắc chắn không làm tình trạng của cá tệ đi. – Sau khi bạn đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể chữa trị cho cá theo đúng phương pháp.

Sau đây danh sách các thuốc cần cho cá

huốc kháng sinh Một số điều cần lưu ý: – Các sản phẩm của hãng Mardel không ảnh hưởng đến chức năng lọc sinh học. – Nên sử dụng thuốc kháng sinh một cách thích hợp: không nên ngừng điều trị sớm hơn năm ngày, tốt nhất nên kéo dài trên bảy ngày. – Một số sinh vật đặc biệt mẫn cảm đối với những loại thuốc nhất định vì vậy nên kiểm tra kỹ trước khi sử dụng. Chẳng hạn, các loài cá da trơn như cá nheo, động vật thân mềm/ốc, cá con và cây thuỷ sinh. – Bởi vì hầu hết các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gram âm và vi khuẩn phân huỷ ni-tơ trong hồ cá cũng thuộc loại gram âm nên tốt hơn hết là bắt cá đi điều trị ở hồ riêng thay vì chữa trị cho toàn hồ nuôi. – Không may, việc sử dụng chỉ một loại kháng sinh đôi khi chưa đủ vì một số vi khuẩn có khả năng kháng một số loại thuốc nhất định, một số lại đột biến và chỉ bị tiêu diệt khi dùng kháng sinh liều cao. Thông thường, chúng ta không thể xác định được cá bị nhiễm vi khuẩn cụ thể nào hay chúng cũng có thể nhiễm nhiều loại một lúc! Nếu thấy trong vài ngày mà bệnh không thuyên giảm thì hãy thay loại thuốc khác. Hay cũng có thể sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng mà chúng tiêu diệt cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương, chẳng hạn như các loại thuốc neomycin, chloramphenicol, thuốc chứa biệt dược nitrofurazone, thuốc kháng sinh thẩm thấu qua da chứa biệt dược kanamycin sulfate như Kanacyn/K-Mycin hay tetracycline. Những loại thuốc như Spectrogram (hãng Aquatronics) là kháng sinh tổng hợp nitrofurazone và kanamycin phổ cực rộng chuyên sử dụng cho mục đích trên. – Vi khuẩn gram dương thường không bị ảnh hưởng bởi tetracycline và streptomycin. – Vi khuẩn gram âm có thể không bị ảnh hưởng bởi ampicillin, penicillin, erythromycin và sulfa. – Một số vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi liều thông thường nên phải tăng liều cao hơn. – Thuốc chứa sulfa hoàn toàn hiệu quả khi điều trị vi khuẩn gram âm. Các loại thuốc kháng sinh thông dụng dùng trong lãnh vực cá cảnh: Antibacterial (hãng Aquarium Pharmaceuticals). Bettamax (hãng Aquatronics): loại thuốc điều trị các chứng bệnh cá lờ đờ, bỏ ăn, rách vây, mất màu, thiếu vitamin, nhiễm khuẩn và nấm. Chỉ sử dụng cho cá nước ngọt. Đối tượng: cá betta, bảy mày và tất cả những loài cá có vây to. Thành phần: 250 mg nitrofurazone, methylene blue, pvp, vitamin, muối ăn, sulfa, methazine, diazine và merazine. Erythromycin: kháng sinh điều trị vi khuẩn gram âm và một số vi khuẩn gram dương và các loại vi khuẩn gây bệnh thối vây, bệnh ở mang và những bệnh liên quan đến cá molly. Spectrogram: kháng sinh phổ cực rộng để điều trị bệnh đốm đỏ, xuất huyết, mất nhớt, xù vảy, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lở miệng và bệnh nấm. Dùng cho cá nươc ngọt và nước mặn. Không sử dụng cho động vật thân mềm. Nên dùng cho hồ điều trị và tắm cho cá. Thành phần: nitrofurazone, kanamycin. Tetracycline (hãng Aquatronics): kháng sinh phổ rộng để điều trị vi khuẩn gram dương và một số vi khuẩn gram âm. Dùng điều trị bệnh thối vây, tưa vây, sưng mắt, sưng mang, các vết lở loét trên miệng và thân, bệnh sình bụng, bệnh lở miệng và những bệnh viêm nhiễm cơ hội như bệnh nấm. Những bệnh liên quan đến các loài cá đẻ con (livebearer) và cá vàng. Nên sục khí mạnh khi dùng thuốc. Tác dụng tốt đối với một số loại bệnh gây ra bởi các vi khuẩn Aeromonias, Pseudomonas và Mysobacterial. Maracyn (hãng Mardel): kháng sinh phổ rộng để điều trị vi khuẩn gram dương. Dùng điều trị bệnh thối vây, bệnh lở miệng, bệnh sưng mắt, bệnh ở mang và những bệnh viêm nhiễm cơ hội như bệnh nấm. Thành phần: Erythromycin. Maracyn-Two (hãng Mardel): kháng sinh phổ rộng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gram âm cả bên ngoài và bên trong vì nó có khả năng thẩm thấu qua da. Điều trị hiệu quả các bệnh thối vây, sưng mắt, bệnh ở mang, bệnh sình bụng (bụng căng phồng, vảy xù lên), nhiễm trùng máu (vết xuất huyết hay lở loét trên thân), các bệnh nhiễm khuẩn nội và bệnh cơ hội. Hiệu quả ngay cả khi cá không ăn thức ăn trộn thuốc. Thành phần: Mincycline hydrochlor. Coppersafe (hãng Mardel): thuốc chứa hợp chất của đồng để điều trị các bệnh đốm trắng, sán lá, giun móc, nấm velvet, bệnh do khuẩn đơn bào và những bệnh ký sinh khác. Aquarisol (hãng Aquarium Products): thuốc nước chứa muối đồng để điều trị bệnh đốm trắng và những bệnh truyền nhiễm khác. Methylene Blue: chữa trị bệnh nấm rất hiệu quả. Chống lây nhiễm nấm cho trứng cá. Trị bệnh đốm trắng. Thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng lọc sinh học nên cá bị bệnh cần được cách ly và điều trị riêng nếu có thể. Có thể dùng thay thế cho Malachite Green đối với những loài cá mẫn cẩm với thuốc này. Malachite Green: dùng để điều trị các bệnh ký sinh và nấm ngoài da đối với cá và trứng cá, kể cả các bệnh nấm thuỷ mi và nấm Achlya. Clout (Aquarium Products): loại thuốc điều trị bệnh ký sinh và nhiễm khuẩn đơn bào rất công hiệu. Chữa trị các bệnh đốm trắng, thuỷ tức, đỉa bám, giun dẹp, các khuẩn đơn bào Epistylis, Trichodina, Hexamita và Tetrahymena, nấm, sán lá, ký sinh chân kiếm và giun móc. Maracide: chữa bệnh đốm trắng và những loại ký sinh thông dụng khác. TriSulfa: phòng và chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn thông dụng. Maroxy: điều trị bệnh nấm và cả vi khuẩn. Triple Sulfa (hãng Aquarium Pharmaceuticals): thuốc kháng sinh phổ rộng chữa trị các bệnh nấm, đốm đỏ, thối vây, lở miệng, mất nhớt/mất màu, mắt bị đục, các bệnh liên quan đến cá molly và bệnh nhiễm trùng máu. Thành phần: sulfamethazine, sulfacetamide và sulfathiazole. Kanacyn (Aquatronics): chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn gram âm và dương bao gồm xuất huyết, sình bụng, thối vây, sưng mang, bong hay xù vảy, bệnh nấm, nhiễm khuẩn vibrio, lao cá (tuberculosis), mất sức và lở loét. Super Sulfa (hãng Aquatronics): thuốc kháng khuẩn/kháng nấm để điều trị các bệnh lở miệng, thối vây, tuột nhớt, bệnh nấm, bệnh liên quan đến cá molly và các bệnh nhiễm khuẩn. Furanace (hãng Aquarium Products) thuốc kháng sinh chữa trị các bệnh thối vây, sưng miệng và mắt, mắt đục, mất sức, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh nấm, sưng mắt và các bệnh liên quan đến cá molly/tetra. Thành phần: erythromycin. Myacin (hãng Aquatronics): thuốc kháng khuẩn/kháng nấm để điều trị các bệnh lở miệng, thối vây, tuột nhớt, bệnh nấm, bệnh liên quan đến cá molly và các bệnh nhiễm khuẩn.

mong các bạn đọc xong bài này sẽ chăm sóc tốt hơn cho những đứa con tinh thần của mình

: 9 giống chó Nhật đẹp – Đáng yêu – Được ưa thích nhất hiện nay! Update 01/2025

Rate this post