Nuôi cá cảnh là một nghệ thuật – người nuôi cá là một nghệ sỹ. Với những người nghệ sỹ “mới vào nghề” thì bài viết này là để giới thiệu về các loại cá cảnh dễ sinh sản. Để việc chăm sóc, cũng như có một bể cá mini sinh động.
Các loại cá cảnh dễ sinh sản
Cá Xiêm
Cá Xiêm (tên gọi chung cho một số loài cá thuộc chi Betta – chủ yếu là Betta Splendens) là một loài cá được thuần dưỡng ở Thái Lan. Và phân bố rộng ra nhiều quốc gia khác, để lai tạo ra nhiều chủng loại.
: các loại cá cảnh dễ sinh sản
Bạn có biết vì sao chúng tôi lại đưa anh bạn này vào một trong các loại cá cảnh dễ sinh sản không?
- Bởi với màu sắc sặc sỡ, và bộ vây dày. Tuy là có kích thước nhỏ, khi trưởng thành chỉ đạt 6-8 cm.
- Về sinh sản, con đực và con cái giao phối với nhau một cách độc đáo (Ép hoặc cuốn) Cá đực sẽ làm 1 tổ bằng bọt khí, và nhặt trứng của con cái đẻ ra. Rồi đặt vào đó, sau khoảng 3-4 ngày sẽ nở. Đây được xem vào loại dễ nuôi, dễ sinh sản. Vì vậy, dù bạn có hơi bận rộn một chút, ít quan tâm chúng một tẹo. Thì chúng vẫn có thể sống khỏe mạnh.
Cá Vàng
Chắc hẳn bạn đã nhìn thấy vài lần loại cá này trong bể nuôi ở đâu đó. Đây là một dòng cá phổ biến, và được nhiều người lựa chọn nuôi.
Cá vàng cũng rất dễ sinh sản, nếu bạn hiểu được tập tính của chúng. Chúng thường sinh sản vào mùa xuân, khi chúng đẻ. Hãy giảm nhiệt độ xuống ở mức 10-12oC để mô phỏng mùa đông, rồi lại tăng dần nhiệt độ lên 20-23oC. Lúc này sẽ kích thích thích sinh sản cho chúng.
Cá vàng cũng có khá nhiều loại, nên màu sắc dường như cũng trở nên đa dạng. Phổ biến vẫn là màu vàng cam, cam đen, trắng đỏ,.. Là loài cá hiền, nên có thể nuôi chung cùng với những con cá khác. Thức ăn chủ yếu là thức ăn viên.
Và khi nuôi trong bể nhỏ, mật độ cá dày, hãy nhớ chạy máy oxy cho chúng nhé.
Các loại cá vàng thường thấy
Cá Mai Quế:
Đây là một loài cá dễ nuôi, và cũng được “vứt” vào danh sách các loại cá cảnh dễ sinh sản. Sống trong môi trường nước ngọt có độ pH từ 6,5 – 7,5. Nhiệt độ thích hợp là 25 – 27 oC.
Khi chúng sinh sản, nên tách riêng 1 cá đực và 2 cá cái sang một bể riêng. Và cần chuẩn bị một lớp sỏi nền để cá đẻ trứng. Và khi trứng đã nở rồi, thì cần tiếp tục tách riêng bố mẹ sang bể khác.
Cá sặc gấm – một trong các loại cá cảnh đẻ nhiều
: Lựa chọn thức ăn cho cá chép Nhật phù hợp mục đích Update 11/2024
Mới chỉ nghe tên, đã thấy được sự sặc sỡ của loài cá này. Và thời điểm sinh sản, bạn chỉ cần tách một cặp cá đực và cái ra một bể mini. Cá đực sẽ làm tổ bằng bọt khí và thực vật trên bề mặt nước.
Mỗi lần cá cái đẻ đến 800 – 1000 trứng. Chính vì thế, chúng mới được xếp vào một trong các loại cá cảnh dễ sinh sản. Mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn.
Các loại cá cảnh đẻ con
Guppy – cá 7 màu
Đây là một loài cá cảnh nước ngọt phổ biến, có mặt ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Với đặc điểm dễ nuôi, sinh sản nhanh. Và đa dạng về màu sắc và chủng loại.
Cá có khả năng mang thai và sinh sản rất thanh. Thời gian mang thai và sinh sản chỉ từ 22-30 ngày. Sau khi được thụ tinh thì vùng gần hậu môn sẽ có màu sẫm gọi là đốm thai sẽ lớn dần lên và sẫm màu đi.
Cá Guppy cái có thể sinh sản từ 5-30 con cho mỗi lứa, cá con vừa sinh ra đã có thể biết bơi và ẩn nấp.
Cá bình tích – một trong các loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy.
Cá bình tích hay còn có tên gọi khác là cá molly. Dễ nuôi và cũng là một trong các loại cá cảnh dễ sinh sản. Lại dễ lai với những màu khác nhau để tạo ra một màu độc quyền cho bạn.
Nếu biết cách lựa chọn, thì chỉ sau 1-2 ngày khi mua về là chúng sẽ đẻ. Nhưng hãy tạo một môi trường thích hợp, để tránh việc chúng bị chết.
Xem thêm: các loại cá cảnh không cần oxy
Cá đuôi kiếm
Với đặc điểm dễ nuôi và lành tính. Chúng thường đẻ vào ban đêm, và mỗi lần đẻ từ 12 – 20 con. Bạn có thể thả thêm rong rêu vào, để thích hợp cho những chú cá con lẩn trốn.
Các loại cá cảnh nhỏ bơi theo đàn:
: Diembaoaz.com Update 11/2024
Cá Neon, Cá chim cánh cụt, cá tam giác, tên lửa,.. Còn gì nữa nhỉ? Để có được một đàn cá đẹp, làm sinh động bể thủy sinh của bạn. Hãy tham khảo bài viết này để biết nhé: www.vaat.org.au/cac-loai-ca-canh-nho-boi-theo-dan/
Các loại cá cảnh nước ngọt lớn
Cá Huyết Anh Vũ
Cá Huyết Anh Vũ – nghe tên thì có vẻ lạ, nhưng chúng chính là anh bạn cá Hồng Két.
Chúng có cơ thể tròn, lưng cong, đầu đổ về phía trước. Và có mỏ quặp như mỏ két. Do là cá lai tạo, nên cá Huyết Anh Vũ đực thường bị bất thụ – không có khả năng thụ tinh. Cá chỉ có khả năng thụ tinh nếu ở dạng thuần chủng hoặc tạp giao gần. Những anh bạn này khá dữ, nên chỉ thích hợp nuôi chung với cá Rồng.
Cá Rồng:
Cá Rồng tuy không phải là một trong các loại cá cảnh dễ sinh sản. Nhưng chúng được đưa vào danh sách các loại cá cảnh nước ngọt lớn. Lớn cả về kích thước cũng như sức sống bền bỉ. Và cả giá thành cũng lớn luôn.
Nuôi cá Rồng trong nhà thể hiện sự sang trọng và quyền lực. Và có nhiều quan niệm cho rằng, nuôi cá Rồng sẽ đem lại nhiều phúc khí, may mắn, sự thịnh vượng và bình an cho gia chủ.
Cá La Hán
Đây là một loài cá đẹp, với màu sắc sặc sỡ ở phần vẩy. Và đem lại ý nghĩa may mắn cho gia đình bạn.
Chiếc gù càng to, thì sẽ có giá thành càng cao. Tuổi thọ của cá lên đến khoảng 10 năm. Tuy không dữ dằn cho lắm, nhưng loài cá này cũng được khuyên là không nên nuôi chung cùng những loài cá khác.
Cá Sam
Một giống cá đuối nước ngọt được nuôi làm cảnh. Vì ở phần đuôi cá có độc, nên cần thận trọng khi nuôi chúng.
Cá Sam khi trưởng thành có thể đạt kích thước 50-60 cm. Một con cá Sam khỏe, đẹp, giống tốt thường được đánh giá căn cứ trên vài đặc điểm sau: 2 mắt giương cao, mắt sáng, có đốm hoa trong mắt. Khoảng giữa 2 mắt phẳng nhẵn, đốm viền rõ nét, đuôi thẳng không lộ gai cái.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi gửi đến, sẽ giúp bạn lựa chọn được một trong các loại cá cảnh dễ sinh sản. Cũng như những chú cá cảnh nước ngọt có kích thước lớn. Để có thêm sự “lung linh” trong bể cá của gia đình.
: Bỏ túi 3 tiêu chí chọn mua bánh xe tập thể dục cho Hamster Update 11/2024