Các loại lọc bể cá.
Trước khi hướng dẫn bạn cách chọn máy lọc cho bể cá, Bơm Bể Cá muốn bạn biết đến phân loại các bộ lọc. Thiết kế và nguyên lý hoạt động của mỗi loại tương đối khác biệt nên hiệu quả lọc nước cũng có khác nhau. Chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn các loại lọc bể cá xếp hạng theo tính hiệu quả. Nhưng lựa chọn loại lọc nào, bạn nên dựa trên tính phù hợp, thẩm mĩ và giá thành của nó nữa bạn nhé.
Lọc thùng
Có thiết kế ngăn lọc tốt, chứa đựng bên trong nhiều loại vật liệu lọc cho phép lọc thùng hoạt động rất hiệu quả. Thiết kế kín và cơ chế hoạt động thông minh giúp lọc thùng được đặt độc lập hoàn toàn với bể. Bạn có thể để bên cạnh, để phía dưới – Tính thẩm mỹ rất cao, sạch sẽ và kín đáo. Nhược điểm là cần nhiều kỹ thuật để lắp đặt và vận hành lọc thùng.
Tham khảo: Lọc thùng Atman
Lọc tràn
Lọc tràn nhiều ngăn cho phép đặt nhiều vật liệu lọc. Các ngăn lọc tràn được tiếp xúc trực tiếp với không khí giúp vi sinh hoạt động hiệu quả. Lọc tràn có thể lắp phía trên hoặc dưới bể nên cũng rất đảm bảo thẩm mĩ. Nhược điểm của lọc tràn là bề mặt hở gây ẩm cho môi trường, có thể nguy cơ nhiễm các loại sinh vật, nấm mốc không mong muốn
Lọc vách
Có nguyên lý hoạt động gần giống như lọc tràn nhưng được tích hợp luôn vào bên cạnh hoặc vách sau của bể cá. Vị trí này giúp bạn thiết kế được bộ lọc lớn, có thể chứa nhiều vật liệu lọc hơn. Lọc vách lấy nước trực tiếp từ vách bể tràn qua nên thiết kế này cũng làm cho các vật liệu lọc ngập nước nhiều hơn, giảm đôi chút khả năng phát triển của vi sinh vật. Một chút nhược điểm khác là lọc vách sẽ che mất 1 mặt của bể cá.
Lọc máng
Một máng lọc được đặt trên thành bể. Các vật liệu lọc được thêm vào bên trong và trên cùng là một miếng bông lọc. Lọc máng sử dụng một máy bơm đặt chìm trong bể. Nước được bơm lên máng, chảy qua bông lọc để giữ lại các loại cặn bẩn. Sứ lọc và vi sinh bên dưới sẽ xử lý nốt những chất hữu cơ hòa tan có hại trong nước. Lọc máng không mang lại hiệu quả lọc quá cao, bù lại rất dễ dàng để làm vệ sinh định kì. Bạn chỉ cần giặt rửa miếng bông lọc trên cùng, sẽ không làm mất đi hệ vi sinh vật phía dưới.
: Cách nuôi cá lia thia đá chuẩn nhất Update 12/2024
Tham khảo: RS-801, RS-9800, RS-9900
Lọc thác
Lọc thác tích hợp vật liệu lọc, hộp lọc và máy bơm trên một hệ thống liền khối. Cách lắp đặt khá đơn giản chỉ cần treo vào vách bể khá gọn và đẹp. Lọc thác hiệu quả trong việc xử lý chất thải và thức ăn thừa. Thiết kế cho phép nó hút lọc cả đáy và mặt bể. Việc tháo dỡ và vệ sinh cũng hết sức dễ dàng. Nhược điểm duy nhất của nó là thiết kế ngăn chứa bé, để được rất ít các vật liệu lọc.
Tham khảo: 303H, 606H, 408H
Lọc chìm
Thiết kế chức năng 3 trong 1: Lọc, tạo thác nước và thổi khí vào bể. Lọc chìm xử lý tốt các vật chất lơ lửng trong nước, tạo luồng và hòa tan nhiều oxy vào bể. Lọc chìm không có khả năng xử lý đáy và bề mặt nên nếu kết hợp với máy lọc thác sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.
Tham khảo: RS-3002, RS-3003, RS-3004
Lọc mút – Lọc bio
Lọc mút bắt buộc phải kết hợp cùng một máy sủi khí mới hoạt động được. Lọc được thiết kế gồm 1 miếng bọt biển đặt chìm trong nước. Khí được bơm vào giữa lõi lọc, sự nâng lên của khí kéo theo luồng nước giàu oxy đi qua màng lọc và giữ lại các chất hữu cơ ở trong đó. Các phiên bản nâng cao thường được bổ sung thêm các viên sứ lọc ở bên trong. Lọc mút sử dụng cho bể nhỏ hoặc để bổ trợ cho các hệ thống lọc khác sẽ rất tốt vì nó sẽ tạo ra một nguồn vi sinh vật ổn định cho hệ thống.
Tham khảo: PK-004, XY-2882
Lựa chọn máy lọc bể cá theo thiết kế
: Cách Nuôi Rùa Nước Trong Nhà – Hướng Dẫn A-Z Toàn Tập Update 12/2024
Về việc đưa ra lựa chọn máy lọc cho bể cá. Trước tiên nên lựa chọn theo thiết kế của bể.
Bể từ 20-35:
Nên sử dụng các loại lọc thác. Loại lọc này gọn nhẹ, dễ sử dụng và giá rẻ. Tính năng của nó cũng rất tuyệt vời, vừa hút đáy vừa lọc váng bề mặt. Nếu đủ công suất bạn sẽ không cần phải lo lắng gì về chất lượng nước. Nó sẽ tạo nên một môi trường trong sạch, giàu oxy, đảm bảo cho các loại thủy sinh phát triển khỏe mạnh
Bể từ 35-50:
Bạn có thể dùng thêm một máy lọc trong đặt đối diện với máy lọc thác. Sự kết hợp này giúp nước tuần hoàn tốt hơn. Máy lọc trong lọc phần giữa hồ tốt hơn so với máy lọc thác. Có khả năng thổi bọt khí, tạo luồng nước tuần hoàn giúp lọc đồng đều hơn mọi nơi trong bể. Ngoài ra, một máy lọc máng như RS-9800, RS-9900 cũng có thể giải quyết các vấn đề lọc cho các loại bể 35-60
Bể từ 50-90cm:
Bạn nên sử dụng các máy lọc thùng. Máy lọc thùng tuy được xếp hạng lọc hiệu quả và thông minh nhất. Nhưng lọc thùng thường được thiết kế không quá lớn nên sẽ phù hợp và đảm bảo tính thẩm mĩ cho các bể cá 50-80. Nếu được sử dụng các vật liệu lọc chất lượng và đa dạng, sẽ rất lâu bạn mới cần thay nước cho bể cá một lần.
Các bể từ trên 80cm, hồ cá tiểu cảnh:
Bạn có thể sử dụng lọc vách hoặc lọc tràn cho những loại bể cá này. Lọc tràn trên hoặc tràn dưới thường sử dụng cho các bể thủy tinh. Lọc vách hay được thiết kế cho cả bể thủy tinh và hồ tiểu cảnh. Nếu khéo léo, những kiểu lọc này sẽ được thiết kế khá kín đáo không ảnh hưởng đến cảnh quan trong hồ cá.
Lựa chọn máy lọc cho bể cá theo công suất
Trước tiên hãy thử tính xem thể tích bể cá của bạn là bao nhiêu. Giả sử bạn đang dùng bể cá 35x20x23 (cm3) = 3.5dm * 2.0dm * 2.3dm = 16 lít
- Các loại Lọc thùng, lọc tràn, lọc vách cho hiệu quả xử lý nước cao hơn. Bạn chỉ cần chọn lọc có lưu lượng (QMax) gấp 3-4 lần thể tích bể (16*4). Lưu lượng 64 lít mỗi giờ là đủ cho bể cá của bạn
- Các loại lọc máng, lọc thác, lọc chìm hiệu quả xử lý thấp hơn. Bạn cần lưu lượng gấp 6 lần thể tích bể. Lưu lượng của các loại lọc này cần đến 96 lít mỗi giờ mới đủ khả năng lọc cho bể cá. Với loại lọc này bạn cũng nên kiểm tra vệ sinh tấm bông lọc để hệ thống hoạt động hoàn chỉnh hơn.
Kích thước các ngăn chứa, chất lượng của các vật liệu lọc cũng góp phần cực kỳ quan trọng cho năng lực xử lý nước của máy lọc bể cá. Đá matrix có tỉ lệ khoang xốp cực cao nên vi sinh vật có thể trú ngụ rất nhiều trong cùng một đơn vị thể tích, so với các vật liệu lọc khác. Sự đa dạng các loại vật liệu lọc trong ngăn chứa cũng góp phần quan trọng tạo nên môi trường phong phú hơn cho nhiều chủng loại vi sinh/