Một Số Điều Cần Lưu Ý Khi Chăm Sóc Chào Mào Thay Lông   Update 11/2024

Để chào mào có bộ lông đẹp thì người nuôi phải trải qua ít nhất là một mùa thay lông. Do đó, việc chăm sóc chào mào khi thay lông là điều bất cứ người nuôi nào cũng cần biết. Khi chào mào thay lông chúng cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi bộ lông. Chính vì vậy, thức ăn cho chào mào trong giai đoạn thay lông rất là quan trọng.

Có thể cho chim ăn lạc vì trong lạc có chứa các chất béo sẽ giúp lông chim óng mượt và mọc nhanh hơn.
Có thể cho chim ăn lạc vì trong lạc có chứa các chất béo sẽ giúp lông chim óng mượt và mọc nhanh hơn.

Cám dành cho chào mào thay lông

Khi chào mào thay lông thường sẽ có loại cám dành riêng cho chim lúc thay lông. Nên khi chim chào mào của bạn thay lông các bạn hãy mua loại cám này cho ăn nhé. Loại này có tính mát và chứa nhiều trái cây, khoáng chất để bổ sung trong quá trình thay lông. Chú ý là không được cho chào mào ăn loại cám lên lửa trong giai đoạn này. Cám lên lửa có hàm lượng đạm cao, nóng sẽ không tốt cho chim và gây hỏng bộ lông. Vì vậy, bạn cần chú ý điều này nhé!

: cách chăm chim chào mào thay lông

Có thể sử dụng một số loại cám như @CADN, Nam Đà Nẵng, Thắng Mẹo Đà Nẵng, Hiển Bảo Khánh,… cho chào mào thay lông.

Ngoài ra, có một bí quyết nhỏ cũng được nhiều anh em nuôi chim cảnh chia sẻ thêm đó là sử dụng lạc (đậu phộng) cho chim ăn. Vì trong lạc có chứa các chất béo sẽ giúp lông chim óng mượt và mọc sẽ nhanh hơn. Bạn rang lạc chín, đem xay nhuyễn và trộn vào cám theo tỉ lệ 2 cám 1 lạc là được.

Các loại trái cây cho chào mào thay lông

Chim chào mào khi thay lông cần cung cấp những thức ăn có tính mát và trái cây cũng vậy. Bạn có thể cho chào mào ăn những trái như cam, cà chua, mướp, đu đủ,… Bên cạnh đó, một số trái cây tạo sắc tố đỏ rất tốt cho bộ lông tách và hậu môn chào mào. Ví dụ như trái gấc, cà rốt, đu đủ hay bình bát dây.

Giai đoạn chào mào thay lông là giai đoạn chào mào rất yếu.
Giai đoạn chào mào thay lông là giai đoạn chào mào rất yếu.

Thức ăn tươi cho chim chào mào thay lông

: Chu Kỳ Kinh Nguyệt ( Sa lơ) và Động Dục Của Chó Theo Chuyên Gia Update 11/2024

Giai đoạn chào mào thay lông là giai đoạn chào mào rất yếu. Do đó, tất cả các chất dinh dưỡng của chim phải tập trung để nuôi bộ lông của chúng. Thế nên, bạn cần bổ sung thức ăn tươi có chứa chất đạm và canxi cho chào mào. Để làm điều đó, bạn bổ sung cào cào non, trứng kiến và châu chấu cho chim của mình nhé!

Lưu ý: Tuyệt đối không cho chào mào ăn sâu quy (sâu gạo). Nếu cho chim ăn sẽ làm cho chim bị nóng và bộ lông bị xoắn rất xấu hay gây hỏng lông.

Chế độ nghỉ ngơi và tắm táp cho chào mào

Để chim chào mào có bộ lông đẹp thì việc nghỉ ngơi và tắm rửa trong giai đoạn này khá quan trọng. Bạn cần có kế hoạch cho chim tắm rửa nghỉ ngơi một cách hợp lý.

Cần có sẵn một lịch trình hợp lý và đầy đủ cho chim chào mào nghỉ ngơi. Khoảng thời gian tốt nhất cho chào mào đi ngủ là 18h không nên cho chim ngủ trễ quá.

Trong mùa thay lông vẫn cho chim chào mào tắm nắng bình thường nhé! Tầm 7h sáng mang chim ra tắm nắng cỡ 30 phút là được. Trong nắng có chứa chất Vitamin D rất tốt cho bộ lông của chào mào.

: Chó chửa mấy tháng thì đẻ? Những điều cần biết khi chó mang thai Update 11/2024

Tắm nước thì vẫn bình thường giống như cách chăm sóc cho chim thôi. Khoảng 12h trưa thì mang chim đi tắm và phơi nắng tầm 30 phút. Sau đó, đem vào trùm lồng chữ A và tối 18h đến cho chim đi ngủ.

Chú ý: Một số người chơi chim bảo là giai đoạn này cho chim trùm lồng kín thì chim thay lông nhanh hơn. Thật sự bạn đã nhầm, điều này chỉ áp dụng khi bạn muốn ép chim thay lông mới. Việc ép chào mào thay lông mới bằng cách này sẽ khiến chào mào mệt mỏi nhiều.Ttrường hợp bất khả kháng thì bạn hãy dùng đến cách này. Tốt nhất là bạn nên để cho chim thay lông tự nhiên.

Treo chào mào nơi yên tĩnh để chúng được nghỉ ngơi.
Treo chào mào nơi yên tĩnh để chúng được nghỉ ngơi.

Một số lưu ý khi chăm sóc chào mào giai đoạn thay lông

Giai đoạn chào mào thay lông bạn cần treo chào mào nơi yên tĩnh để chúng được nghỉ ngơi. Không cho chào mào ở gần những con khác tránh nghe hót mà hót lại.

Trong giai đoạn chào mào thay lông thì không đổi lồng hay cho di chuyển xa. Đối với chim bổi sẽ không sao nhưng chim thay lông 1 – 2 mùa sẽ bị dừng quá trình thay lông.

Không mang chim đi dợt, đi chơi chim. Vì lúc này chim rất yếu không có sức chơi và sẽ làm hỏng lông chim.

: Top 10 địa chỉ bán hồ cá giá rẻ HCM được khách hàng tin tưởng nhất Update 11/2024

Rate this post