Chó là một loài động vật rất thân thuộc với mỗi gia đình chúng ta, là một loài động vật được nhiều người yêu thích. Đôi khi chó lại là người bạn bên ta trong những lúc ta buồn, và trên thế giới có nhiều loại giống chó khác nhau, có nhiều loại rất hung dữ nhừng cũng có nhiều loại chó rất hiền lành, Mỗi loài chó khác nhau thì sẽ có các cách chăm sóc khác nhau, ó nhiều loại giống chó khác nhau, chó săn mồi, chó giữ nhà, giữ trại, chó làm cảnh,…
Để có được những con chó thông minh, khỏe mạnh và biết nghe lời thì trước khi nuôi chúng ta nên tìm hiểu về loài chó mà chúng ta muốn nuôi.
: cách chăm sóc chó con nhanh lớn
Chọn chó con thế nào cho khỏe mạnh và dễ nuôi?
Để có tìm được một giống chó con khỏe mạnh thì trước hết giống chó mẹ cũng phải thật khỏe mạnh, không có bệnh lây nhiễm, và phải có giấy tờ kiểm tra về chất lượng, tình trạng sức khỏe của chó, hơn nữa chó phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh các dịch bệnh
Nên mua những giống chó đã biết tập ăn, vì khi đó chúng ta cũng sẽ dễ chăm sóc chúng hơn, vì thường thì chó con khoảng hơn 1 tháng chúng mới mở được mắt, chân chúng mới bắt đầu cứng dần, và chúng mới biết mọi thứ xung quanh. Chúng ta cũng có thể chọn chó qua sự giới tiệu của người thân bạn bè, nhưng để đảm bảo chắc chắn thì chúng ta củng phải tìm hiểu kỹ về tình trạng của nó.
Cách chăm sóc chó con tốt nhất khi ở nhà
Khi nuôi chó chúng ta nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, chăm sóc chu đáo và tắm rửa sạch sẽ cho chúng.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tại phòng khám thú y
Mặc dù khi chúng ta đã lựa chọn được những con chó vừa ý, chất lượng đảm bảo, nhưng chúng ta cũng phải đưa đi kiểm tra lại một lần nữa về tình trạng của nó để đảm bảo rằng không có vấn đề gì xảy ra.
Chúng ta có thể đứa chó đến kiểm tra tại các viện chăm sóc và sức khỏe động vật hoặc đến các bác kỹ thú y có uy tín để kiểm tra và chúng ta cũng đừng quên xin số điện thoại liên lạc trong những trường hợp cần thiết. Kiểm tra định kỳ sức khỏe định kỳ cho chó theo hướng dẫn của các bác sỹ thú y và theo quy định về vấn đề sức khỏe cho động vật đã được quy định.
Chỗ ngủ sạch sẽ cho chó con
Bất kỳ là chó cảnh, chó nhà hay là chó lai đi chăng nữa thì chổ ở cho nó luôn phải được thoáng mát, đủ ấm và sạch sẽ. Chó cũng là một loại động vật mà rất nhạy cảm giống như con người, vì thể tránh cho chó tiếp xúc ở nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh như cho chó đứng trước quạt, cho có sống trong môi trường có điều hòa hoặc là cho chó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, vì khi đó chó dễ bị cảm lạnh.
: Top Những Con Cá Đắt Và Quý Hiếm Nhất Việt Nam Update 01/2025
Tránh các tổn thương cho chó chúng ta nên cho chó sống ở những chổ không quá thấp có bề mặt phẳng, tránh việc ẩm ướt, ngập úng do mưa lũ, cũng không nên cho chó sống ở những chổ cao như gác để tránh trường hợp chó bị ngã.
Tắm đúng thời điểm và đúng cách
Việc chọn chó, nuôi chó và tập cho chúng thích nghi với môi trường sống là điều kiện cần và đủ trong việc chăm sóc chó. Vì khi mới đưa chó về nuôi chó chưa thể thích nghi hoàn toàn với môi trường mới nên việc tắm cho chó nagy là việc mà chúng ta không nên làm vì chó sẽ rất dễ bị cảm gây ra các bệnh về phổi, khí quản hay bị lây các bệnh truyền nhiễm.
Chúng ta có thể tập cho nó quen dần với với môi trường mới khoảng 2 đến 3 ngày sau khi đưa chó về nuôi và sau đó tắm cho chúng, phải tắm cho chúng bằng nước đủ ấm, không quá lạnh chó sẽ bị cảm, cũng không quá nóng làm chó bị bỏng, tắm cho chúng bằng các loại xà phòng, các dung dịch đã được bác sỹ thú y hướng dẫn để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.
Phải tắm cho chó một cách từ từ không được dội nước lên chó một cách ồ ạt tránh việc nước vào tai hay làm sặc mũi và làm lãng phí nước. Sau khi chó được tắm xong, chúng ta phải sấy khô lông cho chúng, và đừng quên sữa lại lông chúng cho và nếp như ban đầu.
Lưu ý nước tắm cho chó phải lấy nguồn nước sạch không được lấy nước từ các ao hồ, tránh mang vi khuẩn cho chó, khi tắm không được dôi ngay vào phần đầu. Không nên tắm cho chó con khi chó mới tiêm chích ngừa dịch bệnh, khi chs ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm. Nên tắm cho chó vào những lúc đói,
Chuẩn bị đồ ăn phù hợp với chế độ tốt
Sữa là một nguồn không thể thiếu đối với nhũng chú chó con bắt đầu lớn, nhưng cũng không được cho chúng uống quá nhiều sữa thì sẽ gây ra hiện tượng thừa chất và không tốt cho hệ tiêu hóa của chó.
Thói quen và chế độ ăn uống cho chó con phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn của các bác sỹ thú y, tránh việc cho chó ăn theo ý thích của mình gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Phải cho chó ăn đủ bữa và đúng thời gian,không được lạm dụng việc cho chó ăn liên tục.
Thức ăn cho chó cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, cho chó uống nước đầy đủ, nên cho chó ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, đủ chín, không cho chó ăn những loại thức ăn cứng, dai. Hệ tiêu hóa của chó con rất nhạy cảm chúng ta không nên cho chúng ăn những loại thức ăn chua, có độ cay vì sẽ ảnh hưởng đến đường ruột của chúng, thức ăn cho chó con phải loãng, nấu thức ăn mà khô sẽ dễ bị tắc đường ruột.
: Hướng dẫn cách làm bể cá mini bằng kính đơn giản Update 01/2025
Dụng cụ đê cho chó ăn cần phải phẳng, không bị sứt mẻ được rửa sạch sẽ sau mỗi lần cho chó ăn, phải được cất những chổ thoáng mát sạch sẽ tránh ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn náu, sinh trưởng và phát triển.
Trong quá trình cho chó ăn nếu phát hiện thấy những triệu chứng gây ảnh hưởng cho chó thì cần gọi ngay đến bác sỹ thú y hoặc các trung tâm về động vật để kịp thời cứu chữa. Không cho chó ăn các loại thức ăn đã hư hỏng, để lâu ngày hoặc các loại thức ăn lạnh, không cho chó ăn quá no và cho chó uống các loại nước uống có ga.
Làm thế nào để phòng bệnh cho chó con
Tất cả các loại chó đều được tiêm phòng và tẩy giun, sán theo đúng định kỳ đã quy định.
Tìm hiểu các dịch bệnh và tiêm phòng cho chó con
đây là một thói quen tốt và rất quan trọng của bất kỳ một người chủ nào khi nuôi chó. Tiêm phòng dịch giúp chó tăng sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật, là cách để phòng ngừa các dịch bệnh gây hại cho chó. Khi có thông báo về việc tiêm phòng dịch thì chúng ta cần đưa chó đến ngay các trung tâm hoặc các bác sỹ thú y sẽ trực tiếp đến tận nơi để tiêm phòng dịch cho chó. Việc tiêm phòng dịch giúp chó phòng tránh được các bệnh như bệnh dại, bệnh viên gan truyền nhiễm, bệnh carre, bệnh lepto trên chó, bệnh ho cũi chó, …
Tẩy giun sán theo hướng dẫn của bác sĩ thú y
Đây là một cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa cho chó. Bệnh giun sán xuất hiện khi chó ăn các loại thực phẩm bẩn, chưa chín,… đây là cơ hội cho những con giun sán có chổ ẩn nấp và phát triển và chó sẽ có những biểu hiện như nôn, bỏ ăn, mệt mỏi. Để phòng tránh bệnh giun sán ở chó chúng ta cần thực hiện theo đúng hướng dẫn, theo đúng yêu cầu của các bác sỹ thú y.
Hiện nay có nhiều loại thuốc tẩy giun được bày bán trường, được đặt theo các loại tên khác nhau và có bảng kê hướng dẫn sử dụng cho từng loại thuốc. Khi tẩy giun cho chó chúng ta cần phải xác định đúng số tuổi của chó để lựa chọn được đúng loại thuốc, bởi vì mỗi loại thuốc có cách dùng khác nhau và được áp dụng cho từng độ tuổi khác nhau.
Trên là một số gợi ý khi bạn muốn nuôi một loài động vật là chó.
Chó là một loại động vật rất gần gũi với chúng ta, là một loại động vật có thể nói là rất trung thành với chủ nếu như chúng ta biết cách nuôi dưỡng và chăm sóc nó cẩn thận và đúng cách thì tình bạn giũa chủ và chó sẽ trở nên khăng khít hơn.
: Lý do bạn nên đưa chuột Hamster đi triệt sản Update 01/2025