Thức ăn nuôi cá rồng
Trong đời sống hoang dã bên ngoài, các loài cá rồng đều sống bằng thức ăn tươi sống mà chúng tự tìm kiếm được torng môi trường chúng sống. Thức ăn nuôi cá rồng mà Farmvina muốn nói ở đây rất đa dạng như cá con, ếch nhái, tôm tép và các giống côn trùng như dế, gián, các loài sâu bọ cùng các loài động vật nhỏ có xương sống như tắc kè, rắn mối, chim chóc …
Nguồn thức ăn nuôi cá rồng như cá con, tôm tép thì lúc nào cũng có sẵn dưới sông, còn các loài sâu bọ và động vật nhỏ có xương sống thì cá rồng phòng mình lên cao để chộp bắt khi từ dưới nước trông thấy được những con vật này vô tình bám đậu trên những cành cây mọc dọc theo những bờ gie ra giữa sông. Săn mồi trên không vốn là biệt tài của giống cá này.
Nói chung, loại mồi tươi sống nuôi sống cá rồng trong môi trường sống của nó thì nhiều, nhưng không hẳn vào mùa nào torng năm cũng thừa mứa! Vì vậy, cá cũng phải đói no tuỳ mùa …
Thường thì những tháng có nguồn thức ăn dồi dào nhất thuộc vào mùa mưa, mùa có khí trời mát mẻ trùng với mùa sinh sản của nhiều loại động vật.
Khi nuôi nhốt trong hồ kiếng, nếu không đủ nguồn thức ăn tươi sống vừa kể để nuôi cá, tốt nhất ta nên tập cho cá rồng có thói quen ăn được nhiều loại thức ăn cá nhau, vừa tiện lợi cho người nuôi lại cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn cho cá. Chúng tôi muốn nói đến việc nuôi cá rồng bằng thức ăn nhân tạo.
Thức ăn nhân tạo dành nuôi cá rồng gồm có thức ăn dạng viên và thức ăn đông lạnh.
Với thức ăn nhân tạo này, ta có thể tự pha chế hoặc mua ở các cửa hàng bán cá kiểng, lúc nào cũng có sẵn mà giá cả cũng không đắt.
Thức ăn nhân tạo dù là dạng viên hay thức ăn đông lạnh (như tôm Nam Cực) cũng chứa đủ lượng protein, calcium, và các sinh tố cần thiết giúp cho cá sinh trưởng tốt.
Cái lợi của thức ăn nhân tạo mà ai ai cũng công nhận là không chứa mầm bệnh. Trong khi đó cho á ăn thức ăn sống dễ bị vướng nhiều loại bệnh mà ta không thể lường trước được, nhất là bệnh do ký sinh trùng gây ra.
Tuy vậy, nếu cho ăn thuần thức ăn nuôi cá rồng nhân tạo không thôi cũng chưa hẳn là điều tốt, vì cá rồng có thể bị một số bệnh về dinh dưỡng. Vậy, tốt nhất ta nên nuôi cá bằng cả ba loại thức ăn nếu được.
: Cách Trị Xà Mâu Cho Chó 1 Lần Và Dứt Điểm Mãi Mãi Trong 1 Tuần Update 11/2024
Có điều tập cho cá ăn được thức ăn nhân tạo không phải là việc dễ thực hiện trong một sáng một chiều mà được. Trừ trường hợp ta tập cho cá rồng ăn từ lúc chúng còn nhỏ tháng tuổi để lớn lên chúng quen dần. Với cá rồng trưởng thành, mười con như một đều rất dị ứng với thức ăn nhân tạo vốn có mùi lạ. Tới bữa, nếu gặp thức ăn có mùi vị lạ, dù có bị bỏ đói mấy ngày chúng cũng chê mồi và tìm được lảng tránh đi nơi khác.
Nhiều người cần thận, khi mua cá họ hỏi rất kỹ xem người bán hàng ngày họ cho cá ăn thức ăn gì để mua về cho ăn tiếp một thời gian. Chờ khi cá quen dần với môi trường sống mới họ mới tập cho chúng ăn thức ăn mới.
Để tập cho cá quen dần với thức ăn mới, ta chỉ còn cách kiên nhẫn tập từ từ, bắng cách những ngày đầu trộn một lượng rất nhỏ thức ăn mới vào thức ăn cũ để tập cho cá quen dần với mùi vị thức ăn mới. Những ngày tiếp theo, lượng thức ăn mới được trộn nhiều hơn …
Cách cho cá rồng ăn
Nuôi cá rồng ta nên tập cho chúng ăn theo bữa. Tuỳ vào tuổi của cá lớn nhỏ ra sao mà ta cho ăn ít hay nhiều bữa trong ngày.
- Nếu cá rồng còn nhỏ, chiều dài thân mình chỉ dưới 15cm thì nên cho ăn ba bữa mỗi ngày. Sáng, trưa và chiều.
- Nếu cá rồng có chiều dài thân mình từ 20cm đến 40cm, mỗi ngày ta cho chúng ăn hai bữa, vào cữ sáng và chiều.
- Còn loại cá đã trưởng thành, thân mình có kích thước từ 40cm trở lên, thì mỗi ngày chỉ cho ăn một bữa, hoặc cách ngày cho ăn một bữa cũng được.
Có điều ta nên cho cá ăn đúng giờ quy định để tập thói quen cho chúng, hễ đến bữa ăn là biết nôn nao chờ đợi vì trong bụng cơi đói đã đến lúc cồn cào thôi thúc. Và, điều này cũng tạo cho ta thói quen không cho cá ăn thất thường, nhớ lúc nào là cho ăn lúc ấy khiến cá nuôi ngày đói ngày no, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chúng.
Cá rồng rất háu ăn nên mỗi bữa ăn của chúng chỉ diễn ra khoảng mười phút là cùng. Chỉ nên cho cá ăn đủ no mà thôi và nên thả thức ăn vào hồ từ từ. Khi bụng đã no nê, cá rồng thường ợ lên một tiếng lớn đủ cho ta nghe thấy. Khi cá đã ăn no rồi thì chúng sẽ quay lưng lại với số thức ăn còn thừa. Vì vậy, ta nên cung cấp cho cá khẩu phần ăn vừa đủ, như vậy vừa không phí phạm thức ăn, lại giữ cho môi trường nước trong hồ được trong sạch.
Có lẽ cũng cần nói thêm về cách săn mồi của cá rồng ngoài tự nhiên. Ngoài tính năng động sẵn có, cá rồng còn sở hữu được đôi râu kỳ diệu ở hai bên khoé miệng, được coi là cơ quan thăm dò sóng nước để phát hiện đúng lúc sự xuất hiện của con mồi nằm về hướng nào mà vồ đến bắt ăn. Nhờ đó mà dù đang trong vùng nước tối đen cá rồng vẫn tìm được đủ mồi mà ăn.
Khi phát hiện được hướng con mồi xuất hiện, cá rồng liền phóng nhanh đến tóm lấy. Cách săn mồi của cá rồng rất nhanh nhảu và hung bạo. Nhiều người nuôi cá rồng thường tỏ ra thích thú về bản năng vồ chụp con mồi của chúng, giống như những chiếc máy bay tiêm kích, cứ nhắm vào hướng địch mà lao tới một cách dũng mãnh khiến con mồi không còn cách nào để mong tìm đường trốn thoát kịp.
Chúng cũng có biệt tài săn mồi ở trên không bằng cách phóng mình lên cao khỏi mặt nước tới vài mét, như Farmvina đã đề cập trong các bài viết trước.
Tham khảo chế độ ăn uống của cá Rồng
: Cách nuôi cá bảy màu đẻ nhiều và phát triển tốt nên áp dụng Update 11/2024
1. Giống cá: Huyết long – Chilli Super Red
2. Kích thước: > 45cm (nuôi được 11 tháng từ kích thước 16-17cm)
3. Lần cho ăn: ngày 2 lần sáng tối, ngày nào cũng cho ăn.
4. Khối lượng thức ăn: Ngày 2 bữa, mỗi bữa ăn một trong số các mồi sau:
– 1 con trạch to hoặc – 1 con nhái to hoặc – 20-30 SW, hoặc – 10 con tôm cỡ 2 đốt ngón út, hoặc – Khối lượng tương đương tim bò, hoặc – 10 con cá mồi to bằng ngón út
5. Thức ăn thích nhất theo thứ tự ưu tiên:
– Nhái / Giun đất – Thạch sùng / Gián / Rết – Trạch – SW (gần đây mới ăn lúc nhỏ hơn 45cm rất ít ăn SW) – Tim bò – Tôm – Thức ăn khô: Chưa bao giờ ăn
6. Ghi chú:
Giống này phàm ăn nhưng thường chỉ ăn một loại thức ăn liên tục, đến lúc chán thì chuyển sang thức ăn khác, ví dụ Huyết Long có thể ăn trạch 2 tuần liền mà không ăn gì khác, sau đó chuyển sang ăn ếch, gần đây thì chuyển sang ăn sâu. Mặc dù cho ăn 2 lần/ngày nhưng thỉnh thoảng (1 tuần đến 10 ngày) cũng bỏ ăn hoặc ăn ít 1-2 bữa. Trong thời gian ăn ếch thì sẽ phát phì ra trông thấy.
Câu Hỏi Thường Gặp
Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:
: Bệnh Dại Ở Mèo 13 Triệu Chứng Và 3 Cách Xử Lý Triệt Để Tránh Lây Nhiễm Update 11/2024