Bất cứ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị nhiễm nấm và bệnh nấm mèo là căn bệnh lây lan khá phổ biến. Vậy làm cách nào để có thể chữa được căn bệnh này? Bài viết ngay dưới đây sẽ chia sẻ với bạn về cách chữa bệnh nấm mèo ở người.
Nấm là một trong những căn bệnh da liễu rất phổ biến ở con người và bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ bị mắc phải căn bệnh này. Nấm có nhiều dạng thể khác nhau và trong số đó thì bệnh nấm mèo là một dạng bệnh có tốc độ lây lan khá rộng rãi nhất là ở những người nuôi mèo hoặc tiếp xúc với mèo. Người bị mắc căn bệnh này sẽ gặp rất nhiều sự khó chịu, ngứa ngáy trong cơ thể cũng như bị ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoại hình. Và điều mà rất nhiều người đang quan tâm đó là làm thế nào để chữa được căn bệnh này? Cách chữa bệnh nấm mèo ở người sẽ được chia sẻ với bạn ở ngay trong bài viết sau.
: Cảnh giác với bệnh nấm mèo ở người và cách chữa trị nhanh khỏi Update 01/2025
1. Nấm mèo ở người trông như thế nào?
Nếu bạn có tiếp xúc với mèo hoặc nhà bạn nuôi mèo mà bỗng dưng trên da xuất hiện các đốm hình tròn màu đỏ hồng, ngứa ngáy thì có thể bạn đã bị nhiễm nấm mèo. Nấm mèo cũng tương tự như bệnh hắc lào, có các triệu chứng giống với bệnh hắc lào. Dưới đây là hình ảnh bệnh nấm mèo ở người mà bạn cần lưu ý:
: Chó Bị Sưng Mắt – Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Từ A-Z Update 01/2025
Chuẩn đoán bệnh nấm mèo ở người
Do bệnh nấm ở người có nhiều dạng thể khác nhau nên khi chuẩn đoán bệnh thì các bác sĩ không chỉ căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện trên cơ thể người như bị nổi mẩn đỏ, ngứa rát, xuất hiện những hình đồng tiền với phần bên trong nhẵn, bên ngoài rìa nổi đỏ cùng nhiều mảng nấm da chồng lên nhau…mà còn cần phải dựa vào những bằng chứng, kết quả sau khi làm xét nghiệm mới đưa ra được kết luận chính xác nhất.
Bởi bệnh nấm mèo ở người có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm da dị ứng hoặc vẩy nến nên việc loại trừ được các căn bệnh này mới cho được kết quả chuẩn nhất. Và để làm được điều đó thì bác sĩ sẽ lấy mẫu ở vùng da bạn bị bệnh rồi soi dưới kính hiển vi. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì bạn sẽ được tiến hành điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc chống nấm. Còn nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì quá trình điều trị bệnh của bạn cần phải tốn thời gian, công sức và chi phí nhiều hơn.
Chia sẻ về cách chữa bệnh nấm mèo ở người
Nếu bạn đi khám và được bác sĩ chuẩn đoán là bị mắc bệnh nấm mèo thì sẽ được đưa ra các phác đồ điều trị riêng, tùy vào từng trường hợp khác nhau, ví dụ như:
- Nếu ở trường hợp nhẹ thì bác sĩ có thể cho bạn bôi một số loại thuốc nước, thuốc mỡ hoặc thuốc bột chống nấm thường hay được sử dụng như Miconazole (Micatin, Monistat – Derm), Terbinafine (Lamisil) hoặc Clotrimazole (Lotrimin, Mycelex)…Các loại thuốc này hiện nay khá phổ biến trên thị trường và bạn có thể tìm mua được dễ dàng ở các hiệu thuốc
- Còn nếu ở trường hợp nặng thì bạn sẽ cần phải sử dụng các loại thuốc đặc trị được bác sĩ kê đơn chỉ định gồm cả thuốc bôi và thuốc uống như Econazole (Spectazole), Oxiconazole (Oxistat), Fluconazole (Diflucan), Itraconazole (Sporanox), Terbinaffine (Lamisil)…
Bị nấm mèo ở người bôi thuốc gì?
Chữa bệnh bằng thuốc càng sớm thì bệnh càng nhanh khỏi. Nếu để bệnh ủ lâu, nấm mèo có thể khiến cho bạn bị sốt cao, nổi mẩn đỏ nhiều hơn và ngứa ngáy khó chịu hơn. Đặc biệt là khi bạn có hệ miễn dịch kém thì lại càng nguy hiểm hơn nữa.
: Giải đáp thắc mắc chó alaska có bị rụng lông không? Update 01/2025
Để điều trị khỏi hẳn bệnh nấm mèo ở người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Nếu nhẹ thì bác sĩ sẽ kê thuốc mỡ, thuốc nước bôi ngoài da như Clotrimazole, Terbinafine hoặc Miconazole. Nếu bị nhiễm nấm nặng, bác sĩ sẽ kê thêm cả thuốc uống trị nấm.
Lưu ý là người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa gặp bác sĩ để chẩn đoán đúng bệnh. Nếu chỉ có các triệu chứng giống của nấm mèo thôi mà chưa được bác sĩ khẳng định thì dùng sai thuốc điều trị có thể khiến bệnh nặng hơn. Và trong thời gian điều trị bằng thuốc kê đơn của bác sĩ, người bệnh chú ý dùng đúng liều lượng.
Lưu ý trong cách chăm sóc da bị nấm mèo
Khi bị nấm mèo, bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy khó chịu. Nếu gãi thì chắc chắn cơn ngứa càng dữ dội hơn, nấm cũng sẽ lây lan thêm khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Vậy phải làm thế nào để da bớt ngứa khi bị nấm mèo? Dưới đây là một số lưu ý trong cách chăm sóc da bị nấm mèo:
- Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị nấm mèo. Không dùng sữa tắm, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh thông thường. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa tắm lành tính có thành phần chiết xuất từ tự nhiên. Điều này giúp làm sạch da một cách nhẹ nhàng mà không gây khô hay kích ứng da.
- Sau khi tắm xong, hãy thấm khô toàn bộ cơ thể và thoa kem dưỡng ẩm lên tổn thương nấm mèo. Nấm mèo ở người không chỉ ngứa mà còn khô ráp. Thoa kem dưỡng ẩm là phương pháp tốt để thúc đẩy da tái tạo, phục hồi khỏi các tổn thương. Đồng thời, kem dưỡng da cũng giúp làm dịu da, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và bớt ngứa hơn.
- Nấm mèo ở người lây lan rất nhanh tuyệt đối không gãi, cào lên vùng da bị nhiễm nấm mèo.
- Cắt gọn gàng móng tay để phòng tránh gây tổn thương thêm lên các vết ngứa do nấm mèo gây ra.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Thay toàn bộ chăn ga gối nệm, rèm cửa và các vật dụng đã qua tiếp xúc vì nấm mèo có thể trú ngụ trong đó và tiếp tục lây lan.
- Nếu trong gia đình có nuôi mèo, bạn cũng nên đưa mèo đến các bệnh viện thú y để được kiểm tra và loại bỏ mầm bệnh.
Mỗi loại thuốc và mỗi phương thức điều trị đều có những ưu điểm riêng và tùy thuộc vào tình trạng mắc bệnh của bạn cũng như cơ địa, sức khỏe của cơ thể mà các bác sĩ sẽ cho loại thuốc, đơn thuốc phù hợp.
Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị thì bạn nên phòng ngừa bệnh lây lan, phát triển mạnh hơn bằng cách giữ cho cơ thể luôn được mát mẻ, không nên đổ quá nhiều mồ hôi, không nên mặc quần áo quá dày, thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi thuốc, giặt sạch quần áo, chăn màn, khăn tắm rồi phơi ra nắng, hạn chế tiếp xúc với mèo trong thời gian điều trị bệnh.
Trên đây là chia sẻ về cách chữa bệnh nấm mèo ở người. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
: Tìm hiểu về việc chó poodle có bị rụng lông không? Update 01/2025