Gà đá bị cúm chân không phải là chuyện đơn giản. Rất nhiều người đã mất các chiến kê của mình vì căn bệnh này. Có thể là di truyền, cũng có thể do thời tiết, dinh dưỡng và sau các trận chiến gà của bạn sẽ mắc căn bệnh này. Hãy kịp thời chữa trị để tránh trường hợp gà sẽ bị liệt chân vĩnh viễn nhé. Gà chọi mà mắc bệnh này dù không chết thì cũng như không còn tồn tại. Vậy cách chữa gà đá bị cúm chân như nào là hiệu quả nhất?
Hiện tại mình thấy bệnh cúm chân của gà chọi vẫn là một bài toán khó, thực tế thì rất nhiều chiến kê sau khi bị cúm chân dù có chữa khỏi cũng rất khó lấy lại được phong độ như cũ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc gà chọi bị cúm chân và cách chữa gà bị cúm chân như nào? Hãy theo dõi bài viết này của vaat để biết cách chữa gà đá bị cúm chân nhé!
Gà bị cúm chân là gì?
Gà chọi bị cúm chân là tình trạng bàn chân gà không thể duỗi thẳng như bình thường được nữa, các ngón chân của gà quắp vào nhau giống như chúng ta co bàn tay vào và không thể duỗi thẳng ra được. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: do bẩm sinh, do vận động nhiều, bị đột ngột trong lúc vần hoặc đá, bị cúm chân sau khi ốm dậy, bị bại liệt, bị co cơ….
: Cảnh giác với bệnh gà đá bị cúm chân và cách chữa trị hiệu quả tức thì Update 12/2024
– Ở trường hợp gà bị cúm chân do bẩm sinh thì không có cách chữa, anh em nên bỏ hoặc nuôi to lên lấy thịt, nếu tông dòng tốt thì có thể dữ lại đạp mái…
: Bệnh Toi Gà Là Gì? Cách Phòng Tránh Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà Update 12/2024
– Trong một số trường hợp, khi gà chọi bị bệnh tụ huyết trùng, đi ỉa phân xanh phân trắng cũng có hiện tượng cúm chân, nằm một chỗ, sau khi chữa khỏi thì gà đi lại khó khăn và bàn chân không thể duỗi thẳng ra, anh em cần thả rộng để gà hồi phục từ từ, nhiều con phải đợi đến tận lông sau mới có thể vần lại được và cần phải vần từ từ và tập cho gà với cường độ tăng dần từ thấp đến cao.
Các nguyên nhân gà đá bị cúm chân
- Gà chọi tơ chưa được tập luyện nhiều đã mang ra “chiến trường” để thực địa quá sớm
- Gà chưa thực sự nở nang hết cơ bắp, sức khỏe yếu, vần đòn và om bóp sơ sài nhưng phải tiếp xúc với đối thủ hạng nặng
- Chiến kê của bạn chưa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong quá trình nuôi dạy
- Gà đá bị cúm chân cũng có thể do những tác động bên ngoài. Gà bị xây xước viêm nhiễm nhưng bạn không chữa trị kịp thời dẫn đến gà chọi bị cúm chân.
- Gà chọi bị gân hóa, loãng xương và nhiễm độc hoặc viêm da cũng dẫn đến các trường hợp này.
Hãy xác định bệnh của gà chọi bạn đang mắc phải là gì trước khi điều trị. Việc đoán đại và điều trị không có chủ đích sẽ không mang lại hiệu quả.
: Kinh Nghiệm Chữa Ho Hen Cho Gà Chọi Bằng Tỏi Từ Dân Gian Update 12/2024
Cách chữa gà đá bị cúm chân
Gà đá bị cúm chân do di truyền thì không thể chữa trị được. Còn lại từ các trường hợp khác thì vẫn có thể chữa trị tốt cho gà nhé.
- Gà đá bị cúm chân, cứng chân sau khi đá. Hãy ngâm chân gà vào nước lạnh 15 phút. Nếu bạn không thực hiện thao tác này thì có thể khiến gà bị rút gân và đi tập tễnh mà khó chữa trị được ngay sau đó.
- Nếu gà đá bị cúm chân, yếu chân do dinh dưỡng thì bạn có thể cho ăn một số thức ăn như: Gân bò, thịt bò. Lươn và trạch nhỏ cũng rất tốt. Ngoài ra cũng có thể cho ăn thêm cá chép nhỏ, trứng cút lột và cả sò huyết. Những thức ăn này giúp bổ máu, cứng cơ, sẽ giúp cho gà đá mau khỏe mạnh. Tuy nhiên chỉ nên cho ăn bữa cách bữa, không nên cho ăn liên tục các ngày có thể dẫn đến dư chất và phát triển thành các bệnh khác.
- Om bóp gà bằng muối sống, gừng và nghệ. Xả om bóp với lá ngãi cứu. Những phương thức này sẽ giúp tiêu mỡ, săn cơ, rất tốt cho gà chọi.
- Trường hợp gà chọi bị cúm chân nặng bạn có thể tiêm cho chúng mũi linco-s 2.5 ml trước. Sau đó nhanh chóng mua thêm thuốc chống bại liệt về tiêm thêm 1 mũi nữa. Lưu ý không tiên quá sâu vào nội tạng của gà đá. Nếu tiêm bên mé lườn khi để ý tiêm cạn. Nếu bạn thấy cách tiêm này thuốc lâu tan thì có thể tiêm chéo qua đùi đều được. Lách cẩn thận để không tiêm vào trúng gân gà.
Bài tập cho gà đá bị cúm chân
Gà chọi bị cúm chân, sau khi đã có dấu hiệu bình phục hãy cho gà chọi chạy lồng. Việc chạy lồng sẽ giúp gà tăng cơ bắp dần dần mà không làm tổn thương đến gà.
Bạn cũng có thể chọn gà cùng thể trạng với nhau. Nhốt 2 lồng gần nhau để kích thích gà hăng chiến. Việc này không làm tổn hại đến gà mà chân của chúng sẽ vận động được nhiều hơn.
Ngoài ra, việc phơi năng là không nên né tránh. Ít nhất nên cho gà đá bị cúm chân phơi năng 20 phút mỗi ngày vào buổi sáng. Nếu không có nắng bạn hãy thắp đèn vàng nhé. Lúc gà chọi bị cúm chân cũng là lúc chúng yếu nhất. Hãy đảm bảo bạn vệ sinh chuồng trại thật cẩn thận để tránh làm tổn thương và nhiễm khuẩn.
Tìm các sư kê chuyên chăm sóc
Gà chọi bị cúm chân, gà đá bị tái mặt khiến nhiều người rất lo sợ. Có nhiều sư kê không có kinh nghiệm lâu năm trong việc nuôi dạy nên việc chữa trị thường hay lúng túng. Các bạn nên nhờ các sư kê có nhiều năm kinh nghiệm để thực hiện việc này một cách tốt nhất nhé. Đây là cách tốt nhất để bạn chữa lành tình trạng gà chọi bị liệt chân, có hiện tượng hư chân. Nếu không tìm được cách chữa trị thì không nên “sáng tạo” những cách chữa trị mà chưa ai bao giờ dùng. Bạn có thể hại chúng làm chúng bệnh năng hơn.
Kết Luận
Khi gà chọi bị bệnh thì sư kê nào cũng lo lắng. Quan trọng nhất vẫn là tìm kiếm thông tin để xử lý kịp thời. Ngoài việc đem đến các sư kê có kinh nghiệm khác bạn cũng có thể mang đến các bệnh viện thú y. Nuôi gà đá là một công trình nghệ thuật.
Đây chỉ là một trong những bệnh gà chọi có thể mắc phải. Ngoài việc gà đá bị cúm chân còn có thể là gà chọi tái mặt, gà lơ ăn, đi phân xanh, cúm toàn thân… Trong quá trình nuôi dạy anh em nên tổng hợp thông tin và nghiên cứu trước tất cả các bệnh có thể xảy ra với gà chọi của bạn. Đừng để đến khi gà đau mới tìm cách chữa trị nhé. Cơ hội thành công thấp hơn việc nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm từ trước.