Gà bị sưng cụm bàn chân nguyên nhân do đâu, cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi như thế nào? Nếu không có cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi một cách nhanh chóng sẽ dẫn đến việc gà không thể tham gia thi đấu. Để lâu có thể làm hỏng chân gà. Cùng tìm hiểu về các cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi tùy theo mức độ nặng, nhẹ. Và các biện pháp phòng tránh tình trạng gây ra hiện tượng sưng cụm ở gà.
Nguyên nhân gây sưng cụm bàn chân
Nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề sưng cụm bàn chân ở gà là do các kỳ vần đòn, vần hơi. Hoặc sau thời gian thi đấu không được chăm sóc đặc biệt gây nên.
Thông thường sau mỗi kỳ vần, gà chiến phải được ngâm chân trong nước lạnh khoảng 15 – 20 phút. Để các cơ được thoải mái, đỡ bị căng cơ, sưng. Do chiến trận hoặc nhảy cao nhưng tiếp đất không đúng cách.
Đối với gà thả vườn, quan sát nếu thấy gà xuất hiện tình trạng đi tập tễnh thì nên kiểm tra chân gà xem có ấm nóng hay không. Nếu nóng thì phải cho gà ngâm với nước lạnh ngay trong 20 phút. Làm như vậy trong 2 ngày, mỗi ngày làm từ 1-2 lần.
Trong trường hợp gà đã được ngâm nước lạnh mà tình trạng sưng cụm bàn chân vẫn xảy ra do một số tác động khác. Thì có thể sử dụng một trong các cách chữa bằng thuốc kết hợp với ngâm chân được chia sẻ ở dưới đây.
Cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi
Để chữa trị sưng cụm cho gà nhanh và hiệu quả thì nên kết hợp cả thuốc chữa lẫn việc thực hiện ngâm chân cho gà. Có như vậy thì vùng sưng cụm sẽ biến mất nhanh chóng. Đây cũng là cách được người chơi gà và bán gà đá sử dụng nhiều và đánh giá mức độ hiệu quả cũng rất cao.
Tùy từng trường hợp sưng cụm mà sẽ có một công thức chữa trị khác nhau để bệnh nhanh khỏi. Mà vẫn đảm bảo cho sức khỏe của gà là tốt nhất. Trong bài viết này sẽ chia thành hai trường hợp sưng cụm nhẹ và nặng tương ứng với 2 cách chữa hiệu quả nhất.
Trường hợp sưng cụm nhẹ
Khi mới phát hiện gà mới bị sưng cụm bàn chân thì nên nhốt gà vào trong chuồng kín. Nền chuồng được trải một lớp cát mịn để cho gà đi lại, tránh làm tổn thương đến vùng chân bị sưng cụm. Đồng thời còn tránh được vấn đề gà bị sung cụm quá đau dẫn đến suy nhược cơ thể.
Ở trường hợp nhẹ thì có thể dùng thuốc cho gà uống là bệnh cũng có thể thuyên giảm sau một vài lần sử dụng. Các loại thuốc chữa sưng cụm gồm có:
- Thuốc Alpha Choay có tác dụng chống phù nề cho chân gà. Có giá khoảng 20.000/ vỉ 10 viên. Một ngày cho gà uống 2 lần mỗi lần 2 viên
- Thuốc R-Cin hay còn gọi là nhộng lao đỏ là một thuốc kháng sinh dùng chữa sưng cụm rất hiệu quả. Cho gà uống 2 lần/ ngày mỗi lần 1 viên vào sáng và tối.
Cho gà uống 2 loại thuốc trên theo đúng liều lượng trong khoảng từ 5 – 7 ngày. Kết hợp với quan sát tình hình của bệnh. Nếu trong trường hợp gà xuất hiện thêm một số triệu chứng của bệnh khác thì nên điều trị dứt điểm ngay lập tức để không tạo cơ hội cho các vi khuẩn, virus hại xâm nhập vào cơ thể gà.
Trường hợp sưng cụm nặng
Với trường hợp sưng cụm đã nặng thì không thể dùng thuốc uống bởi thời gian điều trị sẽ lâu hơn mà kết quả mang lại thì không cao. Thay vào đó là nên sử dụng phương pháp tiêm trực tiếp vào cơ thể gà là nhanh nhất. Một số loại thuốc tiêm dùng trong chữa sưng cụm bao gồm:
- Gentamicin 80mg/2ml
- Lincomycin 600mg/2ml
- Dexamethasone 4mg/1ml
Tiêm cả 3 loại thuốc trên cho gà bị sưng cụm trong cùng 1 lần tiêm. Một tuần tiêm khoảng 2-3 lần.
Bên cạnh việc cho gà uống thuốc đối với trường hợp nhẹ và tiêm thuốc trong trường nặng. Thì nên kết hợp cùng với việc ngâm chân bằng nước đun từ các loại thảo dược thiên nhiên. Việc này vừa làm giảm triệu chứng sưng cụm ở gà mà lại giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể gà.
Nguyên liệu làm nước ngâm chân cho gà
- Gừng tươi băm nhỏ
- Cây lá lốt (bao gồm cả lá và thân)
- Muối
- Cây lá đinh
- Xuyên khung & long lão
Cách làm và sử dụng
Cho các loại thuốc đã được chuẩn bị ở trên vào cùng một nồi đun cùng với 3 – 5 lít nước. Đun sôi cho thật kỹ thì bắc ra để nguội.
Mỗi lần cho gà ngâm chân thì lấy một lượng nước thuốc vừa đủ pha cùng với nước lạnh sao cho ngập vừa phần cựa gà thì thôi. Cho gà ngâm chân khoảng 30 – 40 phút/ lần mỗi ngày. Tùy vào tình trạng của bệnh mà cho ngâm 10 – 14 ngày. Lưu ý, nước thuốc cứ 3 – 4 ngày thì phải thay một lần thì mới có hiệu quả cao.
Trong suốt quá trình cho gà ngâm chân thì nên để cho gà đi lại tự do. Ở các khuôn viên rộng có nền là đất hoặc cát. Sau khoảng 5 ngày nếu thấy gà đi lại bình thường thì cho gà đi chạy lồng thử để kiểm tra. Hoặc xoa nhẹ lên vùng sưng cụm trước đó. Nếu gà không có biểu hiện gì thì chân gà đã hoàn toàn bình thường.
Cách làm cho gà chọi sung sau khi khỏi sưng cụm
Sau khi gà đi lại hoàn toàn bình thường thì cần làm cho gà chiến sung trở lại bằng các kỳ vần.
Bước 1: Ban đầu sẽ bắt đầu với 1 hồ khoảng 15 phút sau đó thả ra cho gà đi tự do.
Bước 2: Tiếp đó cho gà nghỉ ngơi khoảng 3 – 4 ngày thì tiếp tục với 1 hồ hơi và 1 hồ đòn
Bước 3: Quan sát tiếp trạng thái chân gà, nếu gà hoàn toàn bình thường thì vấn đề sưng cụm đã khỏi. Và sẽ không bị tái phát nữa. Lúc này sẽ tăng dần các kỳ vần đòn, vần hơi để gà được sung sức hơn, tăng sức bền nhanh hơ
Cách phòng tránh sưng cụm bàn chân gà chọi
- Sau khi cho gà vần đòn, vần hơi hoặc khi thi đấu về cần cho gà ngâm chân vào nước lạnh khoảng 20 phút.
- Không để gà vần đòn quá sức
- Chuồng trại, sân chơi của gà được dọn dẹp thường xuyên để tránh vật sắc nhọn gây hại cho chân gà
- Khi phát hiện chân gà bị sưng cụm và có thêm các vết xước. Phải được chữa trị ngay để tránh gây ra bệnh lậu đế ở chân gà.
Cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi khá đơn giản. Nhưng cần phải được thực hiện kịp thời thì bệnh mới nhanh khỏi. Bên cạnh đó cũng có một số lưu ý khi gà bị sưng cụm là hạn chế cho gà đi lại quá nhiều. Hoặc trong trường hợp gà phải di chuyển xa thì nên cho gà vào trong giỏ đựng. Để tránh làm tổn thương chân gà trong suốt quá trình di chuyển.
Cách làm gà chọi khỏe mạnh, chắc gân cốt
Chọn giống gà chọi
Để cách làm gà chọi khỏe thành công thì bước đầu tiên là chọn giống đống vai trò hết sức quan trọng. Vì thế khi gà còn nhỏ phải chọn giống gà cha xuất chúng, gà mẹ rặc dòng thì bầy con sẽ xuất hiện một vài cá thể nổi trội hơn hẳn. Nên loại bỏ những cá thể yếu trong đàn để thuận tiện cho quá trình chọn lựa gà.
Quá trình chọn lựa gà sẽ theo định kỳ từ lúc 3 tháng tuối, 6 tháng tuổi. Đợt đầu sẽ chọn giống gà theo vóc dáng, tướng tá, chân vảy…Sau 6 tháng tiếp tục chọn gà dựa theo đòn thế, kỹ năng để biết được tài nghệ của gà chọi thông qua các lần xổ gà.
: Bí Quyết Trị Dứt Điểm Sưng Cụm Bàn Chân Gà Chọi Update 11/2024
Các bài tập cho gà chọi “Nhất khỏe nhì tài”
: Bí quyết chữa trị cho gà chọi bị yếu chân Update 11/2024
Luyện tập là cách làm gà chọi khỏe, tăng sức bền bỉ, cải thiện kỹ năng cũng như giúp cho gà quen dần với quá trình thi đấu của một chiến kê thực sự. Các bài tập giúp cho gà chọi “nhất khỏe, nhì tài” sẽ bao gồm có 3 hình thức vần gà:
Xổ gà (vần hơi, vần đòn): Quá trình xổ gà là phương pháp cho gà vần gà. Cả hai gà đều phải cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ “quần gà” với nhau. Quá trình vần này sẽ là 3 kì vần hơi và 4 kì vần đòn. Được thực hiện đan xen giữa thời gian luyện tập và thời gian nghỉ ngơi để không làm gà bị mất sức trong quá trình vần.
Gà vần tập với người: còn gọi là tập bộ, trong đó hình thức tập “quay thóc” được sử dụng phổ biến nhất.
: 3 Bệnh Nguy Hiểm Ở Gà Con Bạn Nên Biết Để Phòng Tránh Update 11/2024
Gà chạy lồng, chạy bội: sử dụng 2 gà chiến một con trong bội, một con ngoài bội để 2 gà đuổi nhau chạy vòng vòng. Các sư kê sẽ có nhiệm vụ đếm vòng để cho gà một chế độ luyện tập tốt nhất
Dinh dưỡng cho gà chọi
Thức ăn cho gà đá là yếu tố không thể thiếu trong cách làm gà chọi khỏe. Giúp gà có sức lực bền bỉ hơn rất nhiều. Đối với gà 1 – 2 tháng tuổi thì sử dụng cám ăn tổng hợp nhưng đến giai đoạn 3 tháng tuổi thì hoàn toàn thay thế cám công nghiệp bằng:
- Thóc, lúa, ngũ cốc
- Rau xanh (rau muống, giá đỗ..)
- Sâu superworm hoặc dế
- Thịt bò, trứng cút
- Lươn, trạch nhỏ
- Cá chép nhỏ…
- Vitamin B1, B12…
Lượng thức ăn cho gà phải vừa đủ để đảm bảo độ thơm ngon kích thích gà ăn nhiều. Vừa tránh lãng phí do thức ăn vung vãi gây ảnh hưởng đến môi trường chuồng nuôi. Lưu ý: nước uống cho gà luôn được đáp ứng đầy đủ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.
: Gà bị chướng diều khô chân là dấu hiệu của bệnh gì? Update 11/2024
Khi gà đã khỏi sưng cụm rồi thì độ phồng của cụm cũng không nhỏ lại ngay mà phải dần dần mới hết. Do vậy, bạn không nên quá vội vã. Mà hay chờ thêm một khoảng thời gian ngắn thì chân gà của bạn sẽ lành lặn đúng như mức ban đầu. Chúc các sư kê thành công.