Từ xa xưa, mèo được nuôi phổ biến trong các hộ gia đình vì sự đáng yêu, thân thiện và khả năng bắt chuột của chúng. Tuy nhiên, không ít người còn gặp khó khăn trong cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ, giúp không gian nhà luôn thoáng sạch. Vậy có cách huấn luyện mèo đi vệ sinh vào bồn cầu dễ dàng và hiệu quả không?
Mèo đi vệ sinh mỗi ngày mấy lần?
Để hình thành cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ thành thói quen, bạn cần hiểu về việc “đi vệ sinh” của bé mèo nhé.
: 3 Bước Để Mèo Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Cực Hiệu Quả Update 12/2024
Mèo con đang ăn sữa thì khoảng 5-7 ngày đi vệ sinh một lần. Phân thành cục màu vàng nâu là phân hoàn toàn bình thường. Phân loãng và màu vàng thì chắc chắn bé mèo đang bị tiêu chảy đấy.
Số lần đi tè của mèo tỷ lệ thuận với số lần bé mèo bú. Tuy nhiên, mèo không thể tự tè và hầu hết mọi người đều không biết điều này.
Mẹo hay đơn giản là bạn cần dùng một miếng vải sạch, khăn giấy ướt hoặc giấy rồi nhẹ nhàng chà vào cơ quan sinh dục của bé mèo, bé sẽ tè ngay sau đó đấy.
Bạn lau cho đến khi bé ngừng tè là được.
Thời gian đầu có thể bé chưa thể tự tè, nhưng khi lớn dần, bé mèo sẽ tự chăm sóc cho mình được.
Chuẩn bị gì cho mèo đi vệ sinh?
Trước khi dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ thì các bạn nên biết cách chuẩn bị những vật dụng giúp mèo vệ sinh đúng chỗ hơn nữa phần này cũng hữu ích với các bạn mới nuôi mèo.
Chọn khay vệ sinh có kích thước lớn
Nguyên nhân phổ biến làm cho mèo không đi vệ sinh đúng chỗ là do khay quá nhỏ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu mèo vẫn đang phát triển, một tấm khay có kích thước vừa vặn sẽ trở nên quá chật chội đối với chúng trong vài tháng tới.
Khi mua khay vệ sinh cho mèo, bạn nên chọn loại lớn. Khi đó chúng sẽ cảm thấy rộng rãi thoáng mát và nghĩ rằng khay vẫn còn đủ chỗ để chứa phân và nước tiểu.
Nếu mèo còn nhỏ hoặc đã già, bạn nên chọn loại khay có cạnh thấp để chúng dễ dàng ra vào không gặp trở ngại.
Lựa chọn khay kín hay mở
Hai loại này đều có ưu khuyết điểm riêng. Một số mèo thích loại này hơn loại kia, trong khi số khác thì không. Bạn có thể mua cả hai loại để xem chúng thích loại nào.
Ưu điểm lớn nhất của khay vệ sinh kín là sự riêng tư mà mèo thường thích. Việc sử dụng khay kín cũng xua đuổi chó ăn phân trong khay vệ sinh, nếu điều này gây nguy hiểm trong nhà.
Khay vệ sinh kín thường khiến mùi hôi thối luẩn quẩn bên trong, và tình trạng này làm cho mèo càng không thích đi vệ sinh trong khay. Nếu mèo có kích thước lớn, chúng khó có thể xoay người hoặc đào bới trong khay.
Mua ít nhất hai khay vệ sinh
Nếu nhà bạn đủ diện tích thì nên mua thêm hai hoặc ba khay vệ sinh. Bước này khá cần thiết nếu bạn nuôi nhiều mèo, hoặc trong trường hợp mèo còn nhỏ và đang học cách đi vệ sinh đúng chỗ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến cáo mỗi con mèo cần có một khay riêng, cộng thêm một khay dự phòng nữa đặt trong nhà.
Tìm vị trí thích hợp cho mèo
Mèo có bản năng tự nhiên là chôn phân và nước tiểu, nhưng nếu không thể tiếp cận khay vệ sinh thì chúng sẽ tìm chỗ khác để giải quyết nỗi buồn.
Việc chọn địa điểm phù hợp sẽ hạn chế xảy ra vấn đề, nhưng nói chung có một số điểm bạn cần lưu ý khi lựa chọn vị trí đặt khay vệ sinh.
: Top 3 giống chó không bị rụng lông đang được yêu thích nhất hiện nay Update 12/2024
Địa điểm cần phải dễ dàng tiếp cận và tiện lợi. Mèo sẽ không muốn phải đi quãng đường xa khi đang cần giải quyết gấp. Vì vậy bạn nên chọn chỗ nào giúp chúng có thể đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu.
Không đặt khay vệ sinh gần khay thức ăn và nước uống của mèo. Mèo thường xem chỗ ăn uống là nhà của mình, khi đó chúng sẽ đi vệ sinh xa khu vực này theo bản năng tự nhiên vốn có.
Việc đặt khay vệ sinh gần chỗ sinh hoạt sẽ làm chúng khó chịu và có khuynh hướng giải quyết nhu cầu bên ngoài khay.
Tạo không gian yên tĩnh cho mèo. Đa số loài mèo thường chọn địa điểm vắng người để đi vệ sinh. Nếu bạn đặt khay vệ sinh ở khu vực ồn ào, tập trung nhiều người, phòng giặt giũ hay phòng sinh hoạt gia đình, thì chúng sẽ không sử dụng khay vệ sinh. Cho nên bạn cần di chuyển khay đến khu vực yên tĩnh ít người lui tới nhưng vẫn dễ tìm.
Huấn luyện mèo đi vệ sinh vào bồn cầu, khay cát
Trước khi dạy bé làm bất cứ điều gì theo ý muốn của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị tốt các “đồ nghề” cần thiết nhé.
Các dụng cụ cần chuẩn bị
Mặc dù mèo hiền lành và dễ huấn luyện hơn so với chó. Tuy nhiên, việc chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sẽ giúp quá trình dạy bé mèo đi vệ sinh đúng chỗ đạt hiệu quả tốt hơn đấy.
Áp dụng cho lần huấn luyện mèo đi vệ sinh vào bồn cầu hay khay cát, bạn hãy chuẩn bị:
- Khay đi vệ sinh: Có thể là chậu nhựa, bìa carton hoặc thùng xốp đều được. Nên chọn khay có kích thước lớn, chiều cao thấp để mèo thoải mái bước vào – nhảy ra.
Bạn có thể mua các loại khay kiểu dáng khác nhau, kích thước khác nhau tại các cửa hàng bán đồ cho chó mèo nhé.
- Cát vệ sinh cho mèo: Hầu hết các con mèo con sau khi sinh ra thường có xu hướng đi vệ sinh trên cát theo thói quen học từ mèo mẹ. Vì vậy, để áp dụng cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ, hãy “chiều” theo ý mèo, mua loại cát hoặc đất cho mèo đi vệ sinh nhé.
Cát cần đảm bảo không có mùi thơm, độ ẩm cao để chúng dễ dàng bao lấy phân, nước tiểu của mèo.
Tuỳ thuộc vào loại chó, mèo mà độ dày cát sử dụng là khác nhau. Mèo con chỉ nên đổ cát dày từ 3-4cm, mèo lớn hơn bạn có thể đổ từ 4-5cm.
- Xẻng xúc phân: Sau khi mèo đi vệ sinh, cát sẽ tự động vo phân lại rất tiện lợi. Việc của bạn chỉ là cần dùng xẻng và loại bỏ chúng một cách dễ dàng thôi.
Vật dụng này được làm bằng nhựa với nhiều màu sắc khác nhau.
Cách dạy vệ sinh đúng chỗ, bạn có thể áp dụng 3 bước sau:
- Bước 1: Cố định khay vệ sinh
Vài ngày đầu tiên bắt mèo về nhà, bạn có thể để mèo ở trong không gian sạch sẽ, góc khuất vắng người để mèo làm quen trước.
Sau đó, bạn để khay vệ sinh, bát đựng thức ăn, bát đựng nước uống để chúng làm quen dần.
Bạn cũng có thể đo đuôi mèo bằng sợi rơm hoặc dây (theo cách dân gian) sau đó để sợi dây này vào khay cát, mèo sẽ có thói quen dấu phân của mình nên chúng sẽ tự động vào khay vệ sinh để đi tè hoặc đi ị.
Bước 2: Dạy mèo cách đi vệ sinh vào cát
Sau khi mèo đã quen dần với không gian nhà bạn, đã đến lúc bạn áp dụng cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ để mèo tự lập và quy củ hơn trong cách đi vệ sinh.
Bạn cần theo sát mèo, khi chúng có những biểu hiện muốn đi vệ sinh như ngồi xổm,.. thì ngay lập tức hãy bế mèo đến khay vệ sinh cố định để mèo đi nhé.
Bạn chỉ cần làm khoảng 2 lần là mèo đã “học theo” cách đi vệ sinh mà bạn muốn.
Bước 3: Vệ sinh khay cát
Số lần mèo đi vệ sinh không quá nhiều, thường là sau khi ăn no hoặc uống nhiều nước. Tuy vậy, bạn hãy kiểm tra khay vệ sinh để kịp thời vệ sinh phân tránh mùi hôi, tạo không gian sống sạch sẽ cho thú cưng của bạn nhé.
Huấn luyện mèo đi vệ sinh vào bồn cầu
Trên đây là cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ trong khay cát, nếu bạn muốn huấn luyện cho mèo đi vào bồn cầu để “chuyên nghiệp” hơn, tiết kiệm tiền mua cát, tận hưởng không gian ngôi nhà sạch sẽ với 3 bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị khay cát
: Chó bị rụng lông có vảy gàu và cách xử lý cực kỳ hiệu quả Update 12/2024
Bạn không cần quá bất ngờ vì sao dạy mèo đi vệ sinh ở bồn cầu vẫn cần chuẩn bị cát nhé. Đây được coi là bước chuyển đổi rất quan trọng.
Có điểm khác so với việc huấn luyện mèo đi vào khay cát, đó là bạn phải lựa chọn khay có kích thước và hình dáng vừa khéo với bồn cầu nhà mình.
Thời gian khoảng 3 ngày, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 2: Di chuyển vị trí khay cát gần bồn cầu
Sau 3-4 ngày mèo quen đi vệ sinh trong khay cát bồn cầu, bạn có thể nâng dần độ cao của khay lên khoảng 5-6cm, nâng dần mỗi ngày đến khi cao bằng với bệ bồn cầu nhà bạn để mèo quen.
Bước 3: Cố định vị trí khay cát
Mèo đi vệ sinh đúng chỗ trong khay cát với độ cao tương tự thì bạn hãy chuyển vị trí khay cát vào trong bồn cầu, dần dần sử dụng ít cát hơn để mèo làm quen với việc đi vệ sinh trong khay mà không có cát.
Và đến cuối cùng, bạn đã huấn luyện mèo đi vệ sinh vào bồn cầu đúng cách, không cần dùng tới khay vệ sinh.
Làm gì khi mèo không đi vệ sinh đúng chỗ?
Nếu mèo chưa được mèo mẹ dạy cách sử dụng khay vệ sinh, bạn cần phải hướng dẫn chúng. Điều này không có nghĩa bạn phải tự mình đi vệ sinh vào trong khay mà là ẵm mèo đặt trong khay tại thời điểm chúng sắp đi vệ sinh, và dạy mèo cách đào bới đất.
Dùng ngón tay cào đất sang hai bên cho đến khi mèo đã hiểu rõ động tác. Nếu chúng đã thải phân vào khay nhưng chưa lấp đất lại, bạn nên dùng ngón tay bốc một ít đất phủ lên chất thải của chúng.
Bước này mất khá nhiều thời gian, nhưng mèo sẽ hiểu được rằng chúng nên làm theo ví dụ này.
Khi làm mẫu cách đào và chôn chất thải cho mèo xem, bạn cần dùng ngón tay của mình.
Nếu bạn nắm lấy bàn chân của chúng và cố gắng chỉ cho mèo cách đào bới và chôn lấp, thì chúng sẽ sợ hãi hoặc khó chịu và có ác cảm với khay vệ sinh.
Bạn nên hết sức kiên nhẫn, và tin tưởng rằng mèo yêu sẽ học được cách sử dụng khay vệ sinh một cách thành thạo.
Không nên la mắng mèo
Điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ, đó là chúng không cố ý gây rối. Có thể mèo đang mắc bệnh, hoặc bạn cho chúng sử dụng khay vệ sinh hoặc cát gây khó chịu. Hành động quát mắng chỉ làm mèo sợ bạn hơn và cũng không có tác dụng giải quyết vấn đề.
Tạo sự thoải mái cho mèo
Mèo là 1 loài động vật rất sạch sẽ. Chính vì vậy mà chúng không thích đi vệ sinh ở những nơi bẩn thỉu như khay vệ sinh lâu ngày không được dọn dẹp chẳn hạn.
Chúng sẽ tìm 1 nơi sạch sẽ hơn để vệ sinh như trên thảm, ghế sofa… Vậy nên bạn hãy dọn dẹp khay vệ sinh cho chúng hàng ngày nhé.
Khoảng một lần một tuần, bạn cần đổ hết cát bẩn trong khay và vệ sinh sạch sẽ. Sau khi xúc hết đất ra ngoài, bạn dùng chất tẩy rửa không độc hại (hoặc nước xà phòng ấm) để rửa sạch, sau đó xả lại bằng nước và đổ cát mới vào khay.
Nếu mèo con đi bậy ra ngoài khay vệ sinh, bạn cần lau chùi thật sạch sẽ khu vực đó. Như vậy mèo sẽ không đi bậy ở đó nữa.
Mèo thường đi vệ sinh sau khoảng 20 phút sau ăn. Nên việc cho mèo ăn đúng giờ giấc và thường xuyên sẽ giúp bạn dự đoán được thời gian đi vệ sinh của mèo. Khi nhận thấy mèo con đang cần tìm chỗ vệ sinh, bạn có thể đưa chúng đến gần khay.
Bạn có thể đặt 2 khay vệ sinh trong nhà để cho mèo thoải mái đi vệ sinh.
Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ dù trong bồn cầu hay khay cát đều có những khó khăn khác nhau, bạn phải kiên trì trong thời gian dài mới đạt được kết quả như mong muốn.
Dù khó khăn tới đâu, hãy đảm bảo không gian sống và “sinh hoạt” của mèo con nhé. Lau chùi khu vực quanh sàn nhà và nơi mèo đi vệ sinh thường xuyên cũng giúp ngôi nhà bạn luôn sạch sẽ.
Hy vọng với những chia sẻ cách huấn luyện mèo đi vệ sinh vào bồn cầu trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc thú cưng của mình. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới huấn luyện mèo đi vệ sinh, hãy liên hệ với vaat.org.au để được giải đáp cụ thể nhé.