Để làm cho gà chọi chiến ngày càng hăng máu, sung mãn thực ra không quá khó khăn bởi vì bản tính của chúng đã hung hăng, hiếu chiến và thích đối đầu rồi. Vậy nên bài viết này Thần Kê đã sưu tầm một số tuyệt chiêu về cách làm cho gà chọi máu chiến, sung sức cùng chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, tập luyện đúng cách để giúp chiến kê của bạn luôn chiến thắng mọi trận đấu. Cùng theo dõi nhé!
Cách làm cho gà chọi máu chiến, sung mãn
Bản tính của gà chọi chiến là ngứa mắt với bất cứ con gà trống nào khác vì nó muốn nó là con gà hăng máu nhất, anh dũng nhất, sung sức nhất mà không có đối thủ nào địch lại. Thậm chí có con gà chiến còn thách thức cả gà mái và gà con. Vì vậy, chúng ta cần phải kích thích bản chất hung dữ của chúng.
Chọn giống bố mẹ tốt
Gà hung hăng hay yếu ớt quy định từ trong gen, vậy nên để đúc ra những chiến kê máu chiến nhất phải chú trọng từ chọn dòng giống từ đời gà bố mẹ. Bạn cần chú ý nhiều đến giống gà, màu lông, ngoại hình, thể trạng, lối đánh, màu chân, vảy,… của đời gà bố gà mẹ để đúc ra những hậu duệ tốt nhất.
Cách chọn giống gà máu chiến thường dựa vào một số đặc điểm như:
- Gà chiến phải có dáng đứng oai phong, hùng dũng.
- Mắt nhanh lẹ, cơ thể săn chắc, cân đối.
- Nên chọn đàn gà có gà mái mẹ gan lỳ, hung dữ, sức khỏe tốt.
- Lưu ý: không chọn gà trống với gà mái cùng đàn vì dễ ảnh hưởng đến yếu tố cận huyết.
Nhốt cạnh với gà đối thủ xứng tầm
Câu chuyện con gà tức nhau tiếng gáy thì ai cũng biết. Chúng ta có thể tận dụng phương pháp này để kích thích tính máu chiến của gà. Đây là cách làm cho gà cho gà chọi sung hơn mà có thể áp dụng một cách hiệu quả. Lựa chọn 1 con gà tơ máu chiến và hung hãn tương đồng về kích thước, độ tuổi là tốt nhất. Nhốt chúng cạnh nhau sẽ tăng thêm bản năng cạnh tranh của chúng. Như thế vừa làm gà máu chiến hơn sung hơn.
Tuy nhiên nên chú ý lựa chọn gà tương ứng phù hợp. Không nên sử dụng gà quá già thể lực vượt trội mà có thể phản tác dụng. Chúng sẽ chèn ép gà nhỏ hơn bằng tiếng gáy. Và có thể sẽ làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Om bóp giúp gà chọi mau sung
Đối với gà chọi chiến không thể thiếu được các bước om bóp cho gà. Việc om bóp thường xuyên theo định kỳ cho gà sẽ giúp cho da gà dày lên, có màu đỏ đẹp. Vừa tránh được các bệnh mốc lác trên cơ thể của gà.
Công thức om bóp cho gà như sau:
- Công thức 1: Nghệ + rượu trắng.
- Công thức 2: Hạt gấc + ngải khô + rượu trắng.
- Công thức 3: vỏ măng cụt + vỏ cây bần + gừng + nghệ xà cừ + riềng + rượu.
Phương pháp huấn luyện cho gà chọi máu chiến
Huấn luyện là bước tiếp theo trong cách làm cho gà chọi máu chiến. Vừa giúp cho cơ thể của gà săn chắc, giảm mỡ, tăng cơ. Mà vừa còn làm tăng sức bền, sự dẻo dai cho cơ thể gà chiến. Một số bài tập phổ biến khi gà trưởng thành gồm có:
- Bài tập chân bằng cách cho gà đeo chì.
- Cho gà tập 4 kì vần đòn và 3 kì vần hơi.
- Chạy bội, quần sương.
- Dầm cán kết hợp với om bóp.
Lưu ý khi khi luyện tập cho gà chọi
Nên tập luyện cho gà thường xuyên và nhất định không được vội vàng tăng cường độ tập cho chúng.
Khi vần gà cần chú ý bịt mỏ và quấn chân để giảm tối thiểu chấn chương không đáng có trong quá trình vần. Nếu áp dụng đúng phương pháp vần hơi và vần đòn cho gà. Thì chú chiến kê của anh em sẽ trở thành chiến binh với độ dẻo dai cao, rất thiện chiến không e ngại bất kỳ đối thủ nào.
Chú ý chỉ nên om chườm và bóp rượu nghệ cho những con gà chọi khỏe mạnh.
Cứ khoảng 3 ngày, nên cho gà chọi nhà mình luyện tập với những con gà chọi khác. Điều này không chỉ giúp chiến kê làm quen với đối thủ cũng như tích lũy kinh nghiệm cho mình. Việc cho đá thử cũng giúp loại bỏ được những giống gà không có khả năng chiến đấu. Đây cũng là cách làm cho gà chọi máu chiến mỗi khi vào trận mà anh em không nên bỏ qua.
Khi tập chân cho gà với chì, cần chú ý dát mỏng chì và bọc vải cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến chân của chúng. Đây là bài tập cực kỳ quan trọng giúp những chú gà chiến có thể chịu áp lực từ các đòn tấn công của đối thủ.
Vần hơi vần đòn thường xuyên
Tập luyện thường xuyên sẽ giúp nâng cao bản lĩnh của gà. Nhất là những chiến kê sớm tiếp xúc với các trận đấu thì sẽ cứng cáp hơn. Nó cũng giống như con nhà võ được ăn tập từ nhỏ thì sẽ rất sung sức, máu chiến chuyên nghiệp. Cách để gà chọi sung hơn thì việc vần hơi, vần đòn thường xuyên là giải pháp phù hợp. Tận dụng những trận vần hơi, vần đòn vừa nâng thể chất của gà vừa giúp gà máu chiến hơn.
Chú ý độ tuổi vần hơi, vần đòn mà áp dụng cho gà mình. Không nên vần khi gà quá nhỏ hoặc đang ốm bệnh. Như thế có thể ảnh hưởng tới thể chất của gà.
Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
Muốn gà chọi thiện chiến thì ít nhất chúng phải khoẻ mạnh mới có thể làm được điều này. Chính vì thế chế độ chăm sóc là điều thứ 2 cần quan tâm. Chăm sóc bằng cách thường xuyên kiểm tra gà, cho gà tắm nắng, vần sương để đảm bảo thể trạng tốt nhất. Nắng sớm buổi sáng luôn là nguồn năng lượng tốt cho tất cả động vật và cả gà chiến. Nếu có thể hãy áp dụng cách chăm sóc đặc biệt cho những chú gà tơ, gà chiến nhé.
Nâng cao sức khoẻ của gà
Cách làm cho gà chọi máu chiến đơn giản nhất là giúp gà luôn khoẻ mạnh. Gà có khoẻ thì mới đủ sức mà chiến đấu, chọc ngoáy hoặc cà khịa những con gà khác. Khi không đủ sức khoẻ thì đi đứng đã khó khăn chứ đừng nói gây sự với ai. Bằng cách tiến hành om bóp, vào nghệ cho gà thường xuyên. Kết hợp với những trận vần hơi vần đòn sẽ đạt tới hiệu quả cao. Cũng nên chú ý tới điều kiện vệ sinh, chuồng trại hạn chế những trường hợp mắc các bệnh thường gặp trên gà.
Để công sức nuôi gà không bị uổng phí, để gà máu chiến nhanh thì nên chú ý đến các yếu tố trong cách phòng bệnh cụ thể như:
- Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin để tăng sức đề kháng cho gà.
- Tiêm phòng bệnh cho gà theo lịch.
- Không nên để thức ăn ngày này qua ngày khác dễ bị nấm mốc gây hại cho gà.
- Đối với gà chọi sau khi đá về cần được vô đờm, lau sạch người, cho uống thêm thuốc tiêu kén để tránh gà xuất hiện tình trạng khò khè.
Không nuôi nhốt 24/24
Nhiều người nhầm tưởng nuôi nhốt gà chọi suốt 24h mỗi ngày sẽ càng làm cho nó hăng máu và điên tiết hơn. Nhưng thực ra không phải vậy, với những con gà thường xuyên bị nhốt 1 chỗ sẽ rất ham chơi, khi được thả ra nó chỉ thích chạy nhảy tự do chứ không hề quan tâm đến việc đấm đá. Bí quyết để gà chọi chiến càng hung hăng và thiện chiến là nuôi nhốt nhưng trong 1 không gian đủ thoải mái cho nó đi lại xả hơi, đảm bảo được cảm giác và thể chất trước khi ra trận.
Chế độ dinh dưỡng cho gà đá mau sung
Quá trình luyện tập khắc nghiệt diễn ra thuận lợi thì phải có một chế độ dinh dưỡng tốt. Để cho gà đủ lực thực hiện các bài tập. Do đó, ngoài thức ăn chính là thóc, lúa, rau xanh. Thì phải bổ sung các loại thức ăn giàu đạm như giun, dế, lươn, trạch nhỏ hay cả thịt bò. Ngoài ra, sẽ để cho gà tự do kiếm ăn. Vừa để cho gà mới tách mẹ phát triển tự nhiên mà vừa tăng độ dẻo dai, chắc khỏe cho cơ thể gà.
Thời gian ăn bữa chính trong cách nuôi gà đá mau sung sẽ là 9 giờ sáng và 4-5 giờ chiều là tốt nhất. Số lượng trong khẩu phần ăn cũng sẽ thay đổi theo độ tuổi. Trọng lượng, thời gian trước và sau thi đấu. Cụ thể chế độ ăn như sau:
Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ
- Cám gạo 20%
- Thóc, lúa đãi sạch 30%
- Cá tươi nấu chín kỹ: 20%
- Rau muống ( rau muống, xà lách, giá đỗ): 30%
Khẩu phần ăn ở giai đoạn luyện tập và trước khi thi đấu
- Thóc, lúa đãi sạch: 0.25kg
- Rau xanh (muống, xà lách, giá đỗ): 0.1kg
- Sâu super worm hoặc dế: khoảng 10 con
- Thịt bò: 0.1kg
- Lươn trạch nhỏ hoặc cá chép: 0.1kg
- Một số loại vitamin C, K, B1, B12…
Nuôi chung với gà mái
Lấy le với những con gà mái, cà khịa với những con gà trống là điều thường xuyên nhìn thấy. Chúng cũng giống như con người cũng thích làm màu, thể hiện với con cái. Chính vì thế khi nuôi xen lẫn với những cá thể gà mái cũng giúp cho những con gà chiến sung hơn, gà máu chiến hơn. Tuy nhiên nên kiểm soát cẩn thận bởi chúng có thể nhảy, đúc mái nhiều. Gây ra mất lực cho gà trống khi giao chiến.
Làm cho gà chọi máu chiến công tác phòng bệnh cũng rất quan trọng
Một công việc cần làm để gà chọi luôn khỏe mạnh đó là phòng tránh bệnh gà đá. Cách bệnh thường gặp ở gà đó là: chướng diều, ăn không tiêu, gà chọi bị đi ngoài,… Tuy nhiên một số căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng có thể lây lan trong đàn gà nếu không chăm sóc kĩ như: tụ huyết trùng, bệnh gà rù, bệnh thương hàn,…
Các căn bệnh này thường bộc phát rất nhanh; nếu không kịp thời phát hiện thì gà của bạn chưa kịp thành gà máu chiến mà đã thành gà “dịch dật” rồi nhé.
: Bí Quyết Để Gà Chọi Máu Chiến Đá Căng Cực Hiệu Quả Update 11/2024
: Hướng dẫn làm 4 mẫu chuồng gà chọi bằng sắt tại nhà Update 11/2024
Các công tác phòng tránh bệnh rất đơn giản:
- Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp chuồng trại, phun thuốc sát trùng định kỳ. Đảm bảo môi trường chăn nuôi luôn thoáng mát, thay chất độn chuồng thường xuyên.
- Chủ động chích ngừa cho gà theo lịch.
- Nguồn thức ăn hợp vệ sinh, tăng thêm các loại thuốc bổ trợ sức đề kháng cho gà.
- Sau khi gà đá về cần thực hiện việc chăm sóc cho gà: trị thương, vỗ hen đờm, lau sạch gà; tránh việc gà khò khè nên cho gà uống thêm thuốc tiêu đờm.
Lưu ý khi áp dụng cách làm cho gà chọi máu chiến
Nuôi gà chọi không quá khó, nhưng để nuôi thành công một chú gà chiến khỏe mạnh, hăng máu, lì đòn và có nhiều thế hiểm thì không phải ai cũng làm được. Vì thế, trong quá trình chăm sóc gà chọi, cần chú ý những vấn đề sau:
- Không nên cho gà tham thiến quá nhiều khi chúng còn nhỏ. Vì điều này dễ dẫn đến các chú gà bị hư hay bị thương trước khi vào sân đấu thật sự.
- Khi cho đá giao lưu, cần chú ý bọc cựa gà cẩn thận để bảo vệ chúng.
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không cho gà ăn quá nhiều hay quá ít.
- Anh em cũng có thể phòng bệnh cho gà bằng cách cho chúng ăn tỏi hoặc bổ sung các chất điện giải.
Cách làm cho gà chọi máu chiến luôn cần đảm bảo các quy trình phải được thực hiện đúng, đủ và nghiêm ngặt. Có như vậy gà chọi mới có đủ sức bền bỉ, gan lỳ và độ dũng mãnh, hiếu chiến và hưng phấn cùng một phong độ tốt nhất để ra đấu trường so tài với mọi đối thủ khác. Hy vong những kiến thức ở trên sẽ giúp cho anh em sớm tạo ra một chiến kê hoàn hảo về mọi mặt.