Cách làm chuồng nuôi gà thả vườn không cần nhiều kỹ thuật và kỹ càng như nuôi gà công nghiệp. Chúng chỉ có tác dụng che mưa, che nắng và ngủ qua đêm cho gà mà thôi. Thời gian sinh hoạt chính của gà chính là diện tích vườn rộng lớn. Nơi có những bóng cây cũng như những chỗ râm mát khác. Vì thế mà việc thiết kế chuồng nuôi gà thả vườn đơn giản sao cho tiết kiệm chi phí nhất có thể. Dưới đây là những hướng dẫn của vaat.org.au cho khách hàng về vấn đề này nhé.
- Kỹ thuật nuôi gà thả vườn !
- Hướng dẫn nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ 50-200 con
- Cách Trộn Thức Ăn Cho Gà Thả Vườn Giàu Dinh Dưỡng
- TOP 8 Giống Gà Thả Vườn Tốt Nhất Giá Cao Dễ Chăm Sóc
- Giá Gà Thịt Ta Thả Vườn Hôm Nay Bao Nhiêu 2020?
Làm chuồng nuôi gà thả vườn cần chú ý điều gì?
Dưới đây là những chú ý cho việc nuôi gà thả vườn. Chúng cũng có đôi chút khác biệt so với những loại chuồng gà khác. Một số điểm khác biệt so với nuôi gà công nghiệp đã được loại bỏ. Nhằm đạt được tiêu chí tiết kiệm tối đa nhất có thể.
: Cách Làm Chuồng Nuôi Gà Thả Vườn Tiết Kiệm Chi Tiết Từ A-Z Update 01/2025
Tiết kiệm chi phí
Làm sao để chi phí xây dựng chuồng trại không quá lớn. Đảm bảo các hạng mục cần thiết mà vẫn giúp gà sinh sống tốt. Đây là tiêu chí đầu tiên mà nuôi bất cứ hệ thống chuồng trại nào cũng phải quan tâm đầu tiên. Nên tận dụng những vật liệu có sẵn và phù hợp với mục đích sử dụng nhất có thể. Ví dụ có thể làm khung chuồng bằng tre, nứa hoặc gỗ thay vì xây hệ thống tường xi măng. Hoặc dùng các loại lá lợp mái nhà để thay cho ngói hoặc bolo xi măng.
Đảm bảo sự thông thoáng
Không khí thông thoáng nhưng nhiệt độ cần ổn định cho gà. Đối với chuồng gà thả vườn nói riêng và các loại chuồng gà khác nói chung đều cần chú ý tiêu chí này. Thông thoáng dành cho mùa hè và đảm bảo nhiệt độ cho mùa đông.
- Thông thoáng sẽ giúp không khí trong phòng lưu thông tốt. Nhờ đó nhiệt độ trong chuồng gà sẽ giảm xuống tạo sự mát mẻ cho ngày hè. Hơn nữa cũng sẽ loại bỏ những loại khí độc sinh ra từ phân và chất độn chuồng gà.
- Nhiệt độ ổn định sẽ giúp mùa đông bớt khắc nghiệt hơn. Nếu như mùa đông nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh có thể khiến gà dễ bị ốm hơn. Nguy cơ có thể mặc bệnh ảnh hưởng tới cả đàn.
Che mưa che nắng tốt
Như bên trên đã nói thì làm chuồng gà thả vườn chỉ có tác dụng che mưa, che nắng cho gà là chủ yếu. Nên phải đảm bảo những yếu tố này. Vào những ngày mưa to, gió lớn hoặc nắng nóng thì chúng ta cần quản lý đàn gà. Cho chúng ở trong chuồng để trú mưa nắng nên cần đảm bảo yếu tố này nhé.
Dễ vệ sinh làm sạch
Với mô hình nuôi gà thả vườn kiểu mới thì việc vệ sinh dọn dẹp có vẻ dễ hơn. Khi tận dụng các loại chất độn chuồng đặc biệt để xử lý phân gà. Hơn nữa thiết kế chuồng gà làm sao cho việc vệ sinh, dọn dẹp dễ hơn. Qua đó tiết kiệm thời gian đáng kể cho việc này.
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi gà thả vườn đơn giản, tiết kiệm
Sau khi đã nắm rõ được các yếu tố cần thiết thì chúng ta tiến hành làm chuồng nuôi gà thả vườn. Tùy theo số lượng đàn nuôi mà lựa chọn kiểu chuồng phù hợp nhất. Kết hợp với các vật liệu có sẵn thì sẽ đem tới hiệu quả tốt nhất.
Chọn hướng làm chuồng gà
Chú ý nên chọn hướng hạn chế mưa hắt, nắng chiếu vào. Nên chọn hướng hấng được ánh sáng mặt trời buổi sáng là tốt nhất. Tuy nhiên với những người nuôi gà bán thả vườn hoặc thả vườn thì điều này không quá quan trọng. Bởi thả vườn nên lượng ánh sáng gà nhận được là rất nhiều. Vì thế chỉ cần che mưa hắt là được. Ngoài ra thì cũng cần bố trí thêm những tấm bạt, dụng cụ che mưa khi lượng mưa quá lớn và để chủ nuôi chủ động hơn.
Hướng làm chuồng gà phù hợp nhất là hướng Đông, Đông Nam. Hướng này ít khi bị dính mưa hắt vào hơn nữa hấng được ánh sáng chiếu vào buổi sớm. Có ích cho gà trong việc tổng hợp vitamin D.
Diện tích chuồng gà
Nếu tận dụng khu vườn để làm khu vực nuôi gà thả vườn thì cần chú ý. Quan trọng nhất vẫn là hệ thống sân vận động cho gà. Và phần chuồng là nơi chúng nghỉ ngơi, thư giãn khi trời tối hoặc mưa nắng. Vì thế diện tích chuồng chỉ nên chiếm 1 phần diện tích trong khu nuôi thả. Đảm bảo phần diện tích lớn hơn là diện tích gà chạy nhảy, sinh hoạt.
Diện tích chuồng gà tùy thuộc vào số lượng nuôi của chủ nhân. Nếu như mật độ gà thả vườn là khoảng 1 con/m2 thì chuồng gà có thể tăng lên từ 1-3 con/m2 hoặc hơn. Ngoài ra có thể bố trí thêm những hệ thống giàn đậu trong chuồng gà sẽ tăng được diện tích sử dụng. Vì thế mà chuồng có nhỏ thì vẫn đủ sức chứa được tất cả đàn gà.
Ví trí chuồng gà thả vườn
Cách làm chuồng nuôi gà thả vườn đúng cách chú ý làm sao để tận dụng được diện tích, vị trí sao cho thuận tiện trong việc nuôi nhốt, thu hoạch, vệ sinh làm sạch. Dưới đây là những điều cần quan tâm nhất.
- Nên làm chuồng gà vào 1 góc của vườn. Như vậy sẽ có thể quan sát được toàn bộ đàn gà tránh việc bị khuất tầm nhìn không quản lý được. Hơn nữa làm ở góc vườn thì khu vườn vẫn vuông vắn và nếu cần có thể có nhiều hạng mục khác.
- Nên làm dưới những tán cây cối sẽ giảm thiểu mưa nắng cho gà. Tiết kiệm được chi phí cho việc làm mát cho gà tốt nhất.
- Vị trí chuồng gà thả vườn phù hợp với việc vệ sinh, làm sạch đơn giản. Tránh việc phải đi quá nhiều cho việc vệ sinh làm sạch này.
Mái chuồng gà
: Bí kíp nuôi gà đá mau tới pin – bo siêu to khổng lồ Update 01/2025
Là bộ phận khá quan trọng khi chúng giúp che mưa, che nắng, giảm nhiệt độ hoặc tạo sự ổn định nhiệt độ cho gà. Hơn nữa cũng cần phải cách âm tốt để khi trời mưa gà không bị ảnh hưởng, stress vì âm thanh quá lớn. vaat.org.au xin gợi ý như sau.
- Lợp hoàn toàn bằng các loại lá truyền thống như lá cọ, dừa, lá tranh. Ưu điểm mát mẻ, ổn định nhiệt độ tốt, tiết kiệm chi phí. Nhược điểm là nếu dông bão lớn có thể bay, sập nên tùy vào từng khu vực khí hậu mà lựa chọn. Nên có các phương án gia cố chắc chắn khi mưa bão.
- Lợp bằng bolo xi măng cũng khá chắc chắn, độ bền cao. Tuy nhiên chí phí cũng khá lớn. Nhược điểm là che mưa nắng nhưng hơi nóng. Giải pháp chính là phủ những lớp lá lên bên trên để đảm bảo cách nhiệt tốt nhất. Chú ý nên bám chắc cẩn thận để tránh mưa bão bay mất.
- Lợp bằng ngói thì sẽ tốn chi phí hơn do cần hệ thống khung mái chi tiết cẩn thận. Ưu điểm chắc chắn, che mưa nắng, cách nhiệt tốt. Nhược điểm chi phí cao, phát sinh thêm hệ thống khung mái. Nhưng nếu tận dụng được của nhà hoặc xin của người khác khi thừa là tốt nhất. Có thể phù hợp trong việc làm chuồng gà thả vườn nuôi lâu dài.
- Lợp bằng mái tôn cách nhiệt là phương án gợi ý cuối cùng. Ưu điểm che mưa, nắng, cách nhiệt, cách âm tốt. Ngược lại chi phí cao nên cũng cân nhắc khi nuôi gà thả vườn nhỏ lẻ.
Khung chuồng gà
Nếu nuôi số lượng nhỏ thì có thể sử dụng khung đơn giản hơn nhằm tiết kiệm chi phí. Đó có thể là hệ thống khung bằng gỗ sau đó kết hợp lưới cước đơn giản. Ưu điểm sự thông thoáng tốt và tốn ít kinh phí.
Tuy nhiên khi nuôi số lượng lớn thì cần làm kiên cố hơn 1 chút. Xây dựng các cột trụ và móng bằng cột bê tông. Sau đó kết hợp lưới B40 xung quanh là vừa đẹp. Ưu điểm cực chắc chắn nhưng cũng đảm bảo độ thông thoáng. Sử dụng thêm các tấm bạt che mưa, che nắng buông từ mái xuống thì tuyệt vời.
Các bác nên tìm tới các đơn vị bán lưới B40 thanh lý của các công trình. Tại đây bán rất nhiều với số lượng rẻ hơn khi mua mới, chất lượng vẫn còn rất tốt. Chiều cao vừa phải từ 1m cho tới 1m2-3 là phù hợp. Do chúng ta vẫn còn hàng gạch móng cao từ 30-50 phân để làm điểm bám cho lưới. Nếu bác nào ở Hà Đông thì có thể chạy dọc đường quốc lộ 6 xuống cầu Mai Lĩnh có rất nhiều đại lý bán.
Nền chuồng gà
Cách làm chuồng nuôi gà thả vườn thì hệ thống nền cũng tùy theo hình thức nuôi của gà. Nếu nuôi theo hình thức thả vườn hoàn toàn thì hệ thống phân, chất thải sẽ ít hơn rất nhiều so với bán thả vườn. Vì thế cũng cần lên phương án xử lý phù hợp nhất.
Nền chuồng gà nên đổ bê tông hoặc gạch vỡ vụn sau đó láng xi măng là tốt nhất. Bên trên trải trấu ủ men vi sinh nên loại bỏ được các mùi hôi, khó chịu hoặc khí hậu sinh ra từ đây. Việc vệ sinh làm sạch cũng được rút ngắn đi rất nhiều. Giúp gà khỏe hơn do không khí sạch hơn.
Khu vui chơi cho gà thả vườn
Nếu như theo hình thức nuôi gà thả vườn cũ thì cứ để chúng tự do chơi đùa thoải mái. Hết ánh sáng chúng tự vào chuồng. Nhược điểm là hệ thống phân, nước thải, chất gây bệnh tồn tại trực tiếp trên đất nên rất khó làm sạch, sát trùng.
Nếu áp dụng theo mô hình nuôi gà thả vườn kiểu mới thì trải lớp cát dày lên bên trên khoảng 10cm – 15cm. Bên dưới lớp cát là 1 lớp giấy bóng ni lông và dưới cùng là nền xi măng. Ưu điểm là chất thải của gà thấm trực tiếp vào cát nhưng sau đó sẽ không thấm được qua lớp ni lông. Như vậy khi vệ sinh sẽ lấy đi hoàn toàn lượng chất thải này cùng với cát. Sau đó xử lý bằng vôi bột hiệu quả. Ngoài ra, cát cũng là nơi chơi đùa, cung cấp cho gà dễ tiêu hóa hơn.
Hệ thống giàn đậu bên trong
Nhằm tăng diện tích nuôi nhốt cho gà khi diện tích nhỏ hoặc những ngày mưa to gió lớn không thả gà được thì đây là cách. Sử dụng các hệ thống giàn đậu cho gà để chúng phát huy bản năng của mình. Tăng gấp nhiều lần diện tích sử dụng mà vẫn đảm bảo an toàn cho gà một cách hiệu quả nhất. Hệ thống giàn đậu có thể làm bằng tre, nứa hoặc thân gỗ xếp chéo vào tường.
Hệ thống bạt che mưa nắng
Sẽ chủ động điều khiển được mưa nắng khi cần thiết. Thiết kế để có thể tháo xuống hoặc cuộn lên một cách dễ dàng. Che mưa gió cho gà vào những ngày thời tiết khắc nghiệt. Khi không sử dụng có thể cuộn lên để cung cấp thêm ánh sáng.
Chi phí làm chuồng gà thả vườn
Gợi ý chi phí chuồng gà thả vườn tính theo đơn vị nghìn con. Nếu bà con biết cách kết hợp, xử lý các loại vật liệu có sẵn thì chắc chắn chi phí đầu tư sẽ giảm xuống. Và kéo lợi nhuận từ kỹ thuật nuôi gà thả vườn tăng lên.
Dự kiến chi phí xây chuồng gà thả vườn rơi vào khoảng từ 20-25 triệu tuỳ từng mẫu. Tuy nhiên nếu tận dụng những nguyên liệu đơn giản, có sẵn thì chi phí này không cao.
Mẫu chuồng gà thả vườn đẹp
: 3 kiểu gà đá hầu kiềng và 7 khắc tinh của gà đá hầu Update 01/2025
Dưới đây là các mẫu chuồng nuôi gà thả vườn đẹp, chất lượng nhất được lấy ý tưởng từ nước ngoài. Nếu bạn đang tìm cách làm chuồng nuôi gà thả vườn thì có thể quan tâm. Nguồn sưu tầm vaat.org.au !
Tham khảo thêm
1. Chuồng gà
Chọn địa điểm làm chuồng
Chuồng gà nên làm cách xa khu dân cư, khu công nghiệp, đường giao thông, bệnh viện trường học, nguồn nước sinh hoạt.
Chuồng nuôi làm trên địa hình bằng phẳng, cao ráo, thoáng mát, diện tích phù hợp. Khu vực làm chuồng cần thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và xuất bán.
Hướng chuồng:
Thiết kế hướng chuồng Đông Nam là thích hợp nhất, đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Nếu không có hướng Đông Nam thì có thể chọn hướng Nam.
Kiểu chuồng nuôi gà
Có rất nhiều cách thiết kế chuồng gà được phân chia dựa trên một số tiêu chí nhất định. Dưới đây là một số cách xây chuồng gà đơn giản để bà con tham khảo:
❖ Chuồng gà tự làm theo mái chuồng:
Kiểu chuồng có 4 mái kiên cố và bán kiên cố (chuồng nóc đôi)
- Kiểu chuồng gà này thường có 2 tầng mái ở phía trên nóng (chuồng nóc đôi). Mái phụ cách mái chính từ 20 – 25cm.
- Ở phía 2 đầu hồi sẽ có hai lỗ to để thoáng khí, đối với các mô hình nuôi gà thả vườn số lượng lớn thì có thể lắp đặt quạt hút khí. Khi nóng, mùi hôi sẽ thoát ra ở phần thoáng giữa 2 mái.
- Mái chuồng: có thể lợp bằng mái tôn cách nhiệt, mái ngói, tranh nứa, fibro xi măng.
- Khung chuồng: có thể làm chuồng gà bằng khung lưới thép, gỗ hoặc luồng.
- Kích thước: Độ cao của mái trước và mái sau là 2 – 2,2m. Chiều cao từ nền đến nóc là hơn 3m, chiều rộng khoảng 4 – 5 – 6m. Chiều dài mỗi ô chuồng từ 5 – 6m.
- Nền chuồng có độ dốc từ 1,5 – 2% để thuận tiện cho việc vệ sinh.
Kiểu chuồng có 2 mái bán kiên cố (chuồng nóng đơn)
- Kiểu chuồng gà này được thiết kế với 2 mái bằng nhau, thường thí mái trước ngắn hơn mái sau tưg 0,5 – 0,6cm.
- Các vật liệu làm chuồng gà: gỗ, tre, nứa, tường xây gạch, mái lợp bằng tôn lạnh, fibro xi măng, ngói, tranh, lá cọ.
- Kích thước: mái trước cao 2m, mái sau cao 1,5m tính từ mặt đất, nóc cao 3m. Chuồng rộng 2,5 – 3m.
- Nền chuồng có độ dốc khoảng 1,5 – 2% để vệ sinh và thoát nước.
Kiểu chuồng gà thô sơ
: Cách nuôi gà đá mau sung chỉ với 2 bước Update 01/2025
- Thường phù hợp với quy mô nuôi gà thả vườn nhỏ lẻ, hộ gia đình, nuôi gà thịt. Tuy nhiên ưu điểm là không tốn diện tích, có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
- Đây là cách thiết kế chuồng gà đơn giản, có dạng hình hộp chữ nhật bên trong được bố trí nhiều tầng.
- Kích thước: chiều dài 1,5 – 2mm, chiều rộng từ 0,8 – 1m, khoảng cách giữa các tầng: 0,35 – 0,4m hoặc 0,45 – 0,5m (nếu gà có kích thước lớn).
- Khoảng cách từ mặt đất đến tầng dưới cùng nhất: 0,3 – 0,4m
- Trong chuồng thường bố trí tấm lót hứng phân của tầng tên 8 -10cm.
- Mái che lợp bằng lá hoặc ngói, fibro xi măng.