Những loại cây trồng trong bể cá được gọi chung là cây thủy sinh, là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái bể cá. Vừa mang giá trị về thẩm mỹ vừa là môi trường sinh sống thuận lợi cho nhiều loài cá cảnh. Tuy nhiên để cây thủy sinh phát triển tốt, thì việc chọn lựa và tạo một lớp đất trồng cây thủy sinh là việc vô cùng quan trọng, được nhiều người quan tâm. Hãy cùng My Garden theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách tạo đất nền trồng cây thủy sinh nhé!
1. Tổng quan về đất trồng cây thủy sinh
Trồng cây thủy sinh trong bể cá vừa để trang trí bể, cũng là nét đẹp phong thủy cho gia chủ. Bể cá cảnh mà thiếu cây thủy sinh thì thiếu đi sức sống của mình. Để cây thủy sinh phát triển khỏe mạnh và đẹp đẽ thì đất trồng cây thủy sinh là yếu tố đầu tiên rất quan trọng. Nó có vai trò nuôi dưỡng cây thủy sinh cũng như là môi trường sống cho một số loại động vật được nuôi trong bể cá cảnh.
: cách làm đất nền hồ thủy sinh
Trong một số bể cá cảnh đơn giản, lớp đất nền chỉ là một lớp sỏi nhỏ cỡ hạt đậu. Tuy nhiên với những bể trồng nhiều cây thủy sinh, đất nền không chỉ là nguồn dự trữ và cung cấp dưỡng chất mà còn là chỗ cho rễ cây bám. Hệ thống rễ của các loài cây thủy sinh khác nhau có cấu tạo khác nhau và phù hợp với các loại đất riêng. Bởi vì nếu bạn làm nền đất lỏng, nhiều tạp chất dễ phân hủy trong nước sẽ làm môi trường nước nhanh đục và bẩn. Ngược lại, bạn làm đất quá cứng thì cây sẽ khó hút dưỡng chất có trong đất….
1.1. Kích thước và hình dáng hạt đất nền
Nếu kích thước các hạt đất nền không hợp lý sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cây trồng. Một lớp đáy nền với kích thước hạt quá to sẽ khiến nước chảy qua dễ dàng và cuốn trôi hết chất dinh dưỡng, các mảnh vụn sẽ tích tụ lại trong khe nền và tạo thành bùn. Còn trường hợp hạt nền có kích thước quá nhỏ sẽ sớm bị chặt lại, làm ngưng trệ sự luân chuyển của oxy và dưỡng chất, điều này không tốt cho cấu trúc của rễ cây thủy sinh. Một đáy đất nền phù hợp cho bể thủy sinh có kích thước hạt nhỏ từ 1 đến 3mm và có hình tròn (do hình dạng hạt đáy có góc cạnh sắc sẽ làm tổn thương rễ cây).
1.2. Độ dày đất nền
Độ dày lớp đất nền có thể thay đổi tùy thuộc vào loại cây thủy sinh mà bạn trồng trong bể. Loại cây mọc rễ dài và mạnh như Echinodorus (họ trầu) cần một lớp đất nền đủ dày để cây có đủ không gian phát triển bộ rễ, nếu đất nền quá mỏng, rễ của chúng sẽ bị co và xoắn lại, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng và làm rễ cây bị thiếu oxy.
Đa số cây thủy sinh đều không mọc rễ quá dài và chúng ta có thể sắp xếp các loại cây ở vị trí hợp lý với một đất nền cao dần về phía sau bể. Cách này cũng giúp bể cá nhìn có chiều sâu hơn thực tế. Độ dày lớp đất đáy nền được khuyến cáo nên ở mức từ 6 đến 10cm.
1.3. Hàm lượng chất khoáng
Cây thủy sinh đều cần một hàm lượng nhỏ các chất khoáng để sinh trưởng, một phần được cung cấp từ đất nền trồng cây và từ cả nguồn nước cung cấp vào bể cá. Nếu nước bể thủy sinh của bạn tương đối mềm tức là nước đó có khả năng bị thiếu chất khoáng, trong trường hợp như vậy bạn có thể sử dụng thêm phân nước dạng lỏng bổ sung thêm vào bể.
1.4. Hàm lượng chất hữu cơ
: Cách Trị Xà Mâu Cho Chó 1 Lần Và Dứt Điểm Mãi Mãi Trong 1 Tuần Update 01/2025
Hàm lượng chất hữu cơ của đáy nền bao gồm dưỡng chất hữu cơ và chất thải trong bể (chủ yếu từ cá). Một đáy nền mà không có chất hữu cơ thì chỉ đơn thuần là nơi để rễ cây bám vào. Bạn có thể đưa chất hữu cơ vào bể bằng cách trộn với đáy nền chính hoặc được sắp xếp như một lớp nằm giữa 2 lớp đáy nền.
1.5. Lớp nền giàu dưỡng chất
Lớp đất trồng cây thủy sinh có vai trò cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cho cây liên tục trong một thời gian dài. Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, bạn có thể trải một lớp đất mỏng hoặc dày từ 1 đến 4cm. Lớp nền này thường rất chặt, bạn nên trộn với các lớp nền khác. Tạo thành các tầng lớp đất cho môi trường sống trong bể cá thêm phong phú.
2. Tự làm đất trồng cây thủy sinh đơn giản
Ngoài việc mua sẵn đất trồng cây thủy sinh tại các cửa hàng bán cây cảnh hoặc bán cá cảnh, bạn có thể nghiên cứu cách tự làm đất trồng cây thủy sinh theo hướng dẫn dưới đây.
Đất trồng cây thủy sinh trong bể cá khi thực hiện cần đảm bảo một số yếu tố nhất định. Vì nếu không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của động – thực vật nuôi bên trong bể. Bạn nên đảm bảo đất trồng theo các yêu cầu sau:
- Gồm đủ tối thiểu 3 lớp: Lót, dinh dưỡng và mặt nền.
- Độ rắn vừa phải, lớp mặt đất nền chắc nhưng vẫn đảm bảo cho rễ cây có thể xuyên qua.
- Các chất dinh dưỡng bên trong đất không ảnh hưởng đến nồng độ Ph của nước.
- Không làm nước vẩn đục hoặc dễ phai màu.
- Không có vi khuẩn gây hại nào cho cá.
2.1. Đất nền công nghiệp làm từ sỏi và phân ADA
Có lẽ đây là cách làm phổ biến và đơn giản nhất vì nguyên liệu của nó dễ tìm. Công thức trộn cũng không khó. Phương pháp này rất đảm bảo vì phân ADA đã được xử lý trước khi đóng bao (nên mua nguyên liệu từ địa chỉ uy tín). Sỏi nhỏ chúng ta dễ kiếm và làm sạch.
Đây là loại đất nền công nghiệp nên đã được tính toán về tỷ lệ dưỡng chất khá tốt. Bạn chỉ việc đổ vào bể cá, tạo hình, rải sỏi lên trên và tưới ẩm để ổn định là xong. Tuy nhiên, nó sẽ có giá thành cao và dinh dưỡng không phong phú bằng loại đất bạn tự chọn nguyên liệu.
2.2. Đất nền tự chế theo 3 cách sau
Trong phần giới thiệu tự làm đất trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh này. Chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn một số tỷ lệ của một vài loại đất làm nền trong bể cá. Các bạn có thể tham khảo trộn theo tỷ lệ này. Tỷ lệ đất do bạn tự căn chỉnh lại sao cho đỡ lãng phí nhé. Vì mỗi thể tích bể và cách tạo hình sẽ tốn lượng đất khác nhau.
2.2.1. Cách 1
- Phân trùn 20kg + Phân bò đã ủ: 1kg (có thể thay bằng phân vịt 200gr hoặc phân Gà 150gr)
- Than đá: 1kg
- Đất sét: 1 kg
- Đất đỏ bazan: 5 kg
- Vi sinh: dùng bột hữu cơ vi sinh (đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì)
- Mật mía: 5 muỗng nhỏ.
: 13 Giống Chó Không Rụng Lông Siêu Cute Cho Người Bị Dị Ứng Update 01/2025
Bạn đập nhỏ than đá, rửa sạch sau đó cho phân trùn, phân bò, đất đỏ, vi sinh và mật mía vào trộn đều hỗn hợp với nhau. Sau đó tạo hình theo ý muốn và đắp đất sét phủ lên bề mặt.
2.2.2. Cách 2
- 5kg tribat
- 5kg cát xây dựng
- 5kg đất sét bột
- 1,5kg phân trùn
- 0,5kg tracatu (tạo vi sinh)
- 0,5kg tro trấu thóc
Hướng dẫn cách làm: bỏ 1/3 cát và tribat lại. Rồi trộn đều hỗn hợp kể trên lại với nhau. Bạn có thể cho thêm một chút nước nếu thấy hỗn hợp bị khô. Như vậy, khi tạo nền trong bể sẽ dễ dàng hơn. Đây sẽ là lớp dinh dưỡng cho cây thủy sinh phát triển tốt sau này.
Khi tạo hình xong, hãy trộn tri bát và cát xây dựng còn lại. Rải đều chúng lên bề mặt lớp dinh dưỡng vừa tạo (nên đạt độ dày khoảng 3cm). Mục đích giữ ổn định các lớp đất dinh dưỡng bên dưới.
2.2.3. Cách 3
- Đất sạch
- Phân trùn
- Vi sinh đã ủ trong thời gian dài
- Đất sét
- Sỏi trứng hoặc sỏi bê tông nhỏ sạch
Đây cũng là cách tự làm đất nền bể cá đơn giản. Tuy nhiên sẽ mất thời gian dài để ủ vi sinh cho đất. Những nguyên liệu làm rất dễ kiếm.
Hướng dẫn cách làm: Bóp nhỏ,mịn đất sạch. Sau đó đưa đất sạch, phân trùn, vi sinh đã ủ trộn đều lên với nhau. Tiếp đến cho từ từ đất sét vào đến khi hỗn hợp tạo thành dạng sệt thuận tiện cho việc đắp nền. Khi trộn xong, bạn tạo hình và phủ sỏi đã chuẩn bị lên bề mặt để giữ cố định cho nền đất mới tạo.
>>Bạn có thể tham khảo đất trồng các loại cây khác tại đây
Hy vọng với bài viết trên, My Garden đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách làm đất trồng cây thủy sinh tại nhà. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, chúc bạn có một bể cá thật đẹp nhé!
: Chó Bị Đi Kiết Có Nên Cho Ăn Trứng Gà Sống – 90% Người Hiểu Sai Update 01/2025