Cách nhận biết và chữa một số bệnh cho chim Vành Khuyên Update 11/2024

Giống như một số loài chim cảnh khác, chim Vành khuyên là loại chim đẹp thuộc top dễ nuôi. Nhưng không nắm vững các kiến thức về loài này, chúng rất dễ gặp phải bệnh. Lúc này người nuôi phải có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây, vaat.org.au sẽ giúp bạn có cách nhận biết và chữa một số bệnh cho chim Vành Khuyên nhé!

Cách chữa bệnh cho chim Vành Khuyên

Đặc điểm chim Vành Khuyên

  • Chim Vành Khuyên có tên khoa học là Zosteropidae. Thường sống sở các tính Bắc Trung Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ
  • Ngoài ăn sâu, những chú chim Vành Khuyên còn thích hút mật của các loại hoa như: hoa gạo, hoa trạng nguyên hay hoa sữa…Đặc biệt phải kể đến hoa trạng nguyên, hễ ở đâu có là chim Vành Khuyên xuất hiện nhiều ở đó. Ở Việt Nam có rất nhiều loại chim Vành Khuyên, trong đó chủ yếu là chim Vành Khuyên xanh và Vành Khuyên vàng.
  • Loài chim Vành Khuyên có hình dáng thon gọn, giọng hót hay, dễ nghe. Không chỉ hót được giọng đặc trưng của loài mình, Vành Khuyên còn có thể học được những giọng hót của các loài chim khác như chim chích chòe.
  • Chim Vành Khuyên sống theo bầy đàn, chỉ khi vào mùa sinh sản chúng mới tách rời. Chúng thường làm tổ trên cây, mỗi con mái đẻ được từ 2 – 4 quả trứng, trứng có màu xanh lam hơi nhạt nhưng không có đốm.

Chọn giống chim Vành Khuyên tốt

  • Phân biệt trống và mái: Khuyên trống thì có mấy loại tiếng gọi: gọi đôi, gọi đơn, gọi giật. Âm thường đanh, cao và gắt hơn, siêng kêu hơn. Khuyên mái thì chỉ có một tiếng là tiếng đơn, không đanh và tiếng rất cộc.
  • Đầu con chim theo kinh nghiệm thì khi cầm trên tay nhìn ngang chú ý vào đỉnh đầu và mỏ trông như một đường thẳng thì đầu và mặt của con chim sẽ rất đẹp. Họa có hai loại: họa đơn và họa kép, họa kép nhìn đẹp hơn trông dữ tướng hơn.
  • Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn. Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ mau mỏ.

Nếu giống tốt kết hợp với cách chăm sóc tốt, có kỹ thuật. Thì chắc chăn sau này chú chim của ban sẽ to khỏe và giữ lửa.

: Cách nhận biết và chữa một số bệnh cho chim Vành Khuyên Update 11/2024

Một số bệnh thường gặp và cách chữa trị cho Vành Khuyên

: Cách kích lửa cho chim Vành khuyên nhanh và bền nhất Update 11/2024

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể của chim vành khuyên cũng không thể tránh khỏi việc bị nhiễm một số bệnh thường gặp. Do đó muốn sở hữu một chú chim Vành Khuyên bạn phải nắm được hiểu biết về các bệnh thường gặp ở chim Vành Khuyên và cách chữa trị chúng.

Chim Vành Khuyên bị đi ngoài

  • Chim có biểu hiện đi ngoài loãng toàn nước không có phân. Nguyên nhân là do thay đổi cám đột ngột, cám ẩm mốc. Lồng cóng không hợp vệ sinh, nước uống bị bẩn do không thay hàng ngày.
  • Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc mới mắc phải cho chim uống nước chè loãng khoảng 3 – 5 ngày thì khỏi. Nhưng ghi nhớ rằng sau ngày thứ 5 nước chè ngày càng loãng hơn chứ không được chuyển đột ngột sang nước lã.
  • Đối với bệnh nặng bạn cho chim uống nước chè loãng. Và chuyển sang sử dụng cám Ba Vì  một thời gian dài khoảng 2 tháng rồi mới được chuyển đổi.

Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli 

  • Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết. Vì thế tạo cho vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy. Bạn nhận biết rõ nhất là phân thay đổi màu.
  • Bạn chỉ cần dùng 1 – 2 mg thuốc Ampicilin. Pha chung với 15ml nước pha đường 25% rồi cho chim uống liên tục trong 3 ngày.

Bệnh về chân của Vành Khuyên

  • Đây là loại bệnh dễ gặp nhất khi nuôi chim. Chim thường có biểu hiện ngón chân chim bị sưng tấy, mưng mủ, bị lệch ngón. Chim thường xuyên co chân lại, dùng mỏ rỉa vào vết thương.
  • Biểu hiện của bệnh là do chim nhảy bị vướng vào nan cửa lồng. Hoặc do cầu chim được chạm trổ không đúng cách, bị vật cứng nhọn cứa vào. Nếu không để ý mà xiên chuối bằng sắt hoặc inox để chim ăn thì chim rất dễ bị thương đó. Hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng.
  • Dùng nước muối loãng rửa sạch vết thương ở chân, sau bôi thuốc đỏ hoặc mỡ tra mắt tetracycin bôi kỹ vào vết thương.
  • Cách nhạn biết rõ nhất là chim kém ăn, ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh. Đi phân lỏng có mùi hôi không màu.
  • Đó là do chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột.
  • Cách chữa đơn giản nhất là dùng 2 mg bột trái cau già hoặc 1- 2 mg thuốc Pipérazine. Lấy 15 ml nước pha vào 25% đường rồi cho thuốc trên vào đánh cho tan. Cho chim uống liên tục trong 2 ngày là khỏi. Chú ý làm 2 lần nhé, liều trên dùng trong 1 ngày.

Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Vành Khuyên khỏe mạnh không bệnh tật rồi đó. Và vaat.org.au chúc các bạn thành công!

: Những kinh nghiệm hay khi nuôi Khướu bạc má Update 11/2024

Rate this post