Cá Hồng két là một loại cá cảnh cùng họ với cá la hán. Màu sắc của chúng rất đẹp nên được rất nhiều người lựa chọn để nuôi.
Cá Hồng két sở hữu một thân hình bầu bĩnh dễ thương với nhiều màu sắc và chủng loại khác nhau, cá hồng két thường rất nhanh có thể làm xiêu lòng bao dân chơi cá cảnh. Không những vậy, chúng còn được xếp vào Top loài cá may mắn và tài lộc nhất hiện nay.
Đặc điểm và phân loại cá Hồng két
Đặc điểm chung của cá Hồng két:
Cá Hồng két thuộc Bộ Perciformes (bộ cá vược), họ: Cichlidae, tên tiếng Anh là Bloody Parrot, tên tiếng Việt khác: Cá Két , hay Hồng Két, nguồn gốc: Cá được lai tạo từ đài loan khoảng năm 1986 và được nhập nội từ thập niên 90
Cá hồng Két có nhiều chủng loại màu sắc khác nhau như hồng két king kong , hồng két đuôi tim, …… với màu sắc như đỏ , hồng tím , vàng ….
Đặc điểm nổi bật của cá hồng két thường là cơ thể hình tròn rất xinh xắn với một mõm mũi nhỏ, lưng công dốc, đầu vồ về phía trước với chiếc mỏ không khép kín và quặp xuống như mỏ két. Mắt to tròn trông như đang mơ màng. Dáng bơi la mắt do bóng hơi to khác thường.
Cá chuyển từ màu vàng sang màu đỏ khi trưởng thành. Chính nhờ màu đỏ rực vô cùng bắt mắt nên cá hồng két thường được cho là có thể đem lại may mắn cho gia chủ và theo nghiên cứu thì chúng còn là tổ tiên của loài cá la hán hiện nay.
Đặc điểm sinh học của cá Hồng két
- Chiều dài cá (cm): 17 – 20
- Nhiệt độ nước thích hợp (C): 21 – 28. Cũng như các loại cá cùng họ cá Hồng két chịu lạnh kém
- Độ pH thích hợp : 6,0 – 8,0
- Tính ăn: Ăn tạp
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
Phân loại cá Hồng két:
Cá Hồng két được phân thành rất nhiều loại, dưới đây là một số loại cá Hồng két trên Thế giới
Cá Hồng Két King Kong
Cá hồng két king kong là một trong những loài đứng hàng đầu trong họ cá hồng két về cả kích thước, màu sắc và giá cả trên thị trường. Sở hữu được loài cá quý hiếm này, bể cá của bạn sẽ sinh động và hấp dẫn hơn bởi màu hồng rực lửa vô cùng quyến rũ. Loài cá này rất được ưa chuộng và thả chung với cá rồng trong bể cá rồng.
Cá hồng Két đuôi tim
Cá hồng két đuôi tim là loại cá được cắt đuôi từ bé tỉa đuôi theo hình trái tim để khi lớn cá có hình như trái tim. càng tỉa đẹp thì cá lớn lên có hình càng đẹp và hấp dẫn.
Hồng két xăm
Là loại hồng két được xăm lên mình các loại chữ như Phúc Lộc Thọ hoặc Tài ….. Giá các loại cá này cũng đắt hơn các loại cá khác từ 1,5 đến 2 lần có những con có thể có giá hàng triệu đồng.
: TOP 101 hình ảnh con mèo cute, siêu lầy lội được yêu thích nhất Update 10/2024
Vì cá hồng két sống theo đàn nên khi nuôi bạn nên chọn nhiều con (từ 10 con) để bể cá sinh động và bắt mắt. Loài cá này sinh sản rất khó, hiện tại các giống cá đẹp thường chủ yếu từ nhập khẩu. Hồng két có nhiều chủng loại khác nhau cả về kích thước và màu sắc, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại cá phù hợp với sở thích, nhu cầu và túi tiền.
Nhìn chung, cá hồng két không khó nuôi, tuy nhiên để chăm sóc nó thật khỏe mạnh và lên màu đẹp , bạn cần nắm vững ít nhất những kỹ thuật cơ bản dưới đây
1. Cách nuôi cá Hồng két lên màu đẹp
Để cá Hồng két lên màu đẹp thì bạn nên chú ý những điều sau:
Thiết kế bể nuôi
Hồng két lớn nên cần được nuôi trong bể có kích thước lớn, để chúng có thể tự do bơi lội, vui đùa, dài ít nhất 100cm, và chứa trên 220 lít.
Bể cần có bộ lọc và sục khí thường xuyên. Nên trang bị bể cá có nhiều nơi ẩn nấp như gỗ, hốc đá, cá hồng két không thích hợp nuôi trong hồ có cây thủy sinh.
Môi trường nước
Môi trường nước dành cho cá hồng két cần được sạch và ổn định. Nhiệt độ thích hợp là từ 21-28 độ C. Độ pH 6.0-8.0, độ cứng nước từ 2-25, ánh sáng vừa.
Chú ý : các bạn không nên đột ngột thay đổi chất lượng nước, và nên nhớ, cá hồng két là loài cá chịu lạnh kém nên nhiệt độ nước luôn phải giữ thật ổn định. Nếu muốn cá lên màu đẹp, bạn cần lưu ý giữ cho nước không bị nhiễm bẩn và phải được lọc thường xuyên.
Thức ăn của cá Hồng két
Hồng két ăn tạp, thức ăn đa dạng, phong phú. Chúng có thể ăn các loài cá nhỏ vừa miệng, trùn chỉ, sâu đông lạnh, thịt bò, đồ ăn thừa trong bể và thức ăn viên.
Để cá hồng két lên màu đẹp lung linh, bạn cần cho nó ăn đủ tôm đông, tép.
Ngoài ra, trên thị trường có bán nhũng loại thức ăn cho cá Hồng két đóng hộp, nếu không có thời gian bạn có thể mua sẵn để tiện cho cá ăn.
Lời khuyên, khi tập cho cá ăn, bạn có thể bỏ đói 2-3 hôm, sau đó bật đèn cho ăn một ít, cứ lặp đi lặp lại như vậy mỗi khi bật đèn là cả đám nó bơi lên đòi ăn.
Sinh sản của cá Hồng két
Cá hồng két lai thường bị bất thụ do con đực không thể thụ tinh cho trứng. Một số ít cá hồng két nhập nội có thể sinh sản được ở Việt Nam nếu cá thể đực ở dạng thuần chủng hoặc tạp giao gần.
Cá Hồng két có khả năng giao phối và đẻ trứng. Chúng đẻ trứng rất nhiều và xả trứng thường xuyên nhưng thường là chúng vô sinh nên khả năng trứng nở được rất thấp. Khi trứng nở thành công thì thường lai với các loài Cichlid khác.
: Kĩ thuật ép cá ba đuôi sinh sản Update 10/2024
Trong thời kỳ sinh sản, cá Hồng két rất hung dữ với tập tính bảo vệ lãnh thổ cao. Chúng đẻ rất nhiều trứng, tuy nhiên những quả trứng không nở thì chúng sẽ ăn. Vì vậy, nếu bạn thấy chúng ăn trứng thì cũng không cần quá lo lắng.
Hiện nguồn cá đẹp và “đúng chất” hồng két chủ yếu được nhập khẩu từ các nước khác.
Lưu ý khi nuôi cá Hồng két:
Cá thích hợp trong bể có ánh sáng vừa đến yếu, nhiều nơi ẩn nấp (đá, gỗ …). Cá không ăn cây thủy sinh nhưng có thể sục nền đáy. Cá hồng két thường rất ưa sạch sẽ nên cần thường xuyên sục khí và có bộ lọc ổn định.
Vì cá không ăn cây thủy sinh nên có thể cho chúng ăn các con vật từ nhỏ đến lớn. Đặc biệt chúng có thể ăn cá nhỏ vừa cỡ miệng.
Bạn nên nuôi chúng với những loại cá có kích thước tương đương hoặc những loại bơi nhanh để chúng không ăn thịt được. Ngoài ra, chúng là loài hiền lành, khoang miệng nhỏ không tấn công được nên nuôi chúng với những loại hiền lành.
2. Cách chăm sóc cá Hồng két
Cách chăm sóc cá hồng két rất đơn giản, bạn chỉ cần giữ môi trường nước thật sạch và nhiệt độ nước ổn định. Ngoài ra, khi cho cá ăn thì bạn chỉ nên cho cá ăn 2 lần trên ngày là được.
Khi tập cho cá ăn bạn hãy làm theo cách sau:
- Trước khi cho cá ăn thì bật đèn khoảng 5 phút cho cá quen, rồi cho cá ăn. Lặp đi lặp lại hành động này mỗi lần cho cá ăn, sau một thời gian, cá sẽ tự hiểu đèn sáng là giờ ăn.
- Một ngày cho ăn 2 lần vào 2 giờ cố định, khi cá quen giờ cá sẽ ăn đúng giờ hơn.
Bệnh thường gặp ở cá cảnh và cách phòng
Cá hồng két và các loại cá cảnh đều rất dễ mắc nấm. Bệnh nấm là một bệnh khá phổ biến mà cá cảnh hay mắc phải gây ra khá nhiều phiền toái cho người chơi cá. Trong đó có nhiều bệnh nấm gây tử vong của cá, thiệt hại cho người chơi cá cảnh nếu không chăm sóc đúng cách, dưới đây là một số loại nấm thường gặp và cách chữa:
Bệnh nấm bông – bệnh Bông :
Bệnh nấm len bông là một thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho những loại nấm lây nhiễm trên da, vây và miệng của cá. Những phần nấm trắng (dạng như bông) thường phát triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công và cả những chỗ cá bị thương. Những loài nấm gây bệnh này thường là loài Saprolegnia và Achyla. Nhiều loài nấm khác cũng có thể gây bệnh này và nhiều khi có thể tìm thấy nhiều loại nấm cùng gây bệnh trên cá.
Bệnh thối mang – Gill rot:
Bệnh này ít gặp, nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và làm cho cá chết nếu không được điều trị. Khi bị nhiễm loại nấm này, cá có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí. Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm.
Cách chữa trị nấm:
- Cách chữa nấm cho cá tốt nhất là phòng bệnh cho cá.
- Nguồn nước cua cá phải đảm bảo sạch sẽ, không mang mầm bệnh
- Cá mới mua về nên đê riêng và khử sạch mầm bệnh trước khi cho vào bể
Khi cá bị bệnh thì cần thay sạch nước trong bể, tăng nhiệt độ bể lên 30 đến 32 độ, nhỏ xanh menthylen vào bể tù 3 đến 5 giọt, thay nước liên tục mỗi ngày.
Trên đây là cách nuôi cá hồng két đổi màu đẹp và cách chăm sóc cá. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn có một bể cá cảnh thật đẹp và chăm sóc dễ dàng. Hãy chia sẻ bài viết để mọi người được biết !
4166 views
: Biểu hiện cho thấy mèo cái động dục sau khi bị thiến Update 10/2024