Cá thần tiên – hướng dẫn chăm sóc, nuôi cá thần tiên sinh sản Update 01/2025

Cá thần tiên – hướng dẫn chăm sóc, nuôi cá thần tiên sinh sản Update 01/2025

Ngoài cái tên cá thần tiên thì em cá này hay được gọi với cái tên khác là cá ông tiên. Nhưng dù là tên gọi nào thì tên tiếng Anh đầy đủ của em nó cũng là Pterophyllum scalare thôi. Em này sống nhiều ở môi trường nhiệt đới như ở nước ta đó. Môi trường ưa thích của em ấy là nước ngọt. Em này có ngoại hình như hoa hậu ấy. Long lanh hấp dẫn lắm.

Nói chung nhìn là mê và muốn nuôi bằng được ngay ấy! Nhưng chắc chắn không phải chỉ có ngoại hình của em ấy rồi. Em cá thần tiên này có nhiều điều thú vị lắm. Ví dụ như cách nuôi và chăm sóc các thần tiên này? Em ấy sinh sản ra sao? Thức ăn của em nó là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

: cách nuôi cá thần tiên

1. Tìm hiểu về đặc điểm của cá Thần Tiên

Cá Thần Tiên có nguồn gốc ở đâu?

Như mình đã nói em này sống nhiều ở vùng nhiệt đới như nước ta chẳng hạn. Môi trường em ấy thích nhất cũng là lý tưởng nhất với em là nước ngọt. Em này được xếp vào hàng ngũ nhưng em cá có ngoại hình đẹp và bắt mắt nhất. Như vậy bạn đủ hiểu em ấy long lanh cỡ nào rồi đúng không? Ban đầu em này ở Nam Mỹ cơ. Nhưng đến năm 1820 thì lần đầu em ấy nhập cảnh vào châu Âu. Từ đó đến nay độ phổ biến của em nó đã lan ra toàn thế giới rồi.

Nơi khởi nguồn của em nó chính là dòng Amazon kỳ bí ở Nam Mỹ đấy! Không chỉ quay quần thành từng đàn, từng cụm. Mà em nó còn sống thành từng bầy cực lớn nữa cơ. Nhưng đó là trong tự nhiên nhiêu. Còn thực tế trong bể cá bạn chỉ nên nuôi 6-7 em đã là nhiều rồi đấy!

Môi trường nước của em ấy vì đặc điểm nguồn gốc nên bạn cần duy trì độ pH từ 6 đến 7 là thích hợp. Nhiệt độ trong bể cũng chỉ giữ tầm 25 độ thôi. Không cao quá cũng không thấp quá. Với 6-7 con cá thần tiên thì dung tích bể bạn nên chọn cho hợp là 40l. Đồng thời độ cứng của nước bạn cũng cần đo sao cho tầm 4-12dGH là ok nhé!

Đặc điểm sống của cá

Bên trên mình cũng đã nói em nó sống thành bầy lớn tại các vùng nước ngọt. Khi di chuyển cả bầy sẽ bơi theo chiều dọc khá trật tự đấy! Thức ăn ưa thích của em nó là các loại thức ăn dạng mảnh kiểu rong rêu ấy. Nhưng như thế không có nghĩa là các món khác em nó không ăn được nhé! Em nó vẫn ăn được côn trùng hay sâu đó. So với nhiều em cá cảnh khác thì em này có khả năng chịu đói tốt hơn. Thời gian có thể lên đến 2 tuần cơ mà. Nhưng nói thế thôi bạn vẫn cần quan tâm cho em nó ăn thường xuyên. Để đói quá lâu em ấy lại không lớn được.

Tuổi thọ của em nó tương đối cao đấy. 8-9 năm cơ. Nhưng nếu bạn lơ là hay chăm sóc em nó kém chu đáo thì em nó chết lúc nào không hay đâu.

Một em cá trưởng thành hết tầm thì chiều dài từ đâu tới đuổi có thể lên tới 12cm. Thậm chí có em tốt hơn còn đạt được 15cm cơ đấy! Nhìn chung so với nhiều em cá cảnh khác thì em này có kích thước lớn hơn nhiều đấy!

Cá thần tiên chỉ là giống chung thôi. Còn trong giống này sẽ chia ra thành các dòng khá nữa. Trong đó có 1 số dòng phổ biến được nuôi nhiều. Ví dụ như dòng sọc đen, dòng kim sa vàng, dòn trắng, dòng đen,…. Ngoài ra thì thì dòng Albino cũng được nhiều người ưa chuộng.

Cá thần tiên - hướng dẫn chăm sóc, nuôi cá thần tiên sinh sản

Có những loại cá thần tiên nào?

  • Vàng – Nói là vàng cũng không đúng lắm. Theo mình thấy thì giống ánh kim hơn. Các em này thì mọi bộ phận đều có màu sắc này cả.
  • Các em cá thần tiên có màu bạc thì không phải toàn thân đều màu bạc đâu. Trên người em có những mảng màu đen nữa. Em cá này nói chung rất đa dạng. Dù môi trường tối, ánh sáng hay cứng thì em nó vẫn ok.
  • Em cá Koi thì quá nổi tiếng rồi nhỉ? Đặc trưng của em nó là thân có 2 màu đỏ và trắng. Ngoài ra thì xen thêm các mảng đen vàng rất đẹp mắt nữa.
  • Những em có thân 1 nửa thì màu bạc 1 nửa thì màu tối thì thuộc dòng Khói.
  • Cũng là sắc vàng nhưng không phải ánh kim chói lóa như các em dòng ánh kim. Màu sắc của em nó nhẹ nhàng và trong trẻo hơn. Người ta xếp em nó vào dòng ngọc trai vàng.
  • Những em cá màu đen thì khỏi nói rồi nhỉ? Cả người chỉ có màu đen rắn rỏi thôi.
  • Ngoài dòng đen ra thì còn 1 dòng nữa là ren đen. em này thì nhìn chung không khác em dòng đen lắm. Nhưng có thể em nó mềm mại hơn vì có các sọc mềm mại. Em này cũng sống được ở điều kiện ánh sáng rộng.
  • Các em dòng ngựa vặn thì đúng như tên gọi rồi. Cơ thể có sọc đen trắng đan xen nhau.
  • Dòng đá cẩm thạch hay còn gọi là Marble. Dòng này có những đốm xoáy màu bạc hoặc đen xuất hiện trên thân. Đồng thời trên vây em nó cũng có những dấu đen to nhỏ khác nhau. Có em thì có thêm các chấm vàng trên đầu nữa.
  • Giống mặt đỏ thì không phải mặt của chúng đỏ đâu. Thực tế giống này được miêu tả là đấu cò vết vàng và một vài điểm trắng. Khi các em nó lớn thì dưới mắt có vệt đỏ thôi.
  • Cũng là dòng đỏ mặt nhưng trên thân em nó có đường viền đen. Khi lớn các em ấy cũng có đường viền đỏ dưới mắt. Em cá này được xếp vào dòng màu xanh đỏ mặt. Em này thích nghi tốt ở môi trường ánh sáng nhiều hoặc ít.
  • Các em có đuôi dài thật dài lại mềm mại thì được xếp vào dòng đuôi voan. Các em đuôi voan thì có nhiều màu sắc lắm.

2. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Thần Tiên

So với em cá bình tích thì em cá này khó nuôi hơn hẳn luôn. Chính vì thế, trước khi nuôi ít nhất bạn phải có được các kiến thức cơ bản đã. Có như vậy mới nuôi em ấy sống được đã. Sau đó mới là sống khỏe và sinh sôi tốt.

Chọn bể nuôi

Tuổi thọ của em ấy có thể từ 8 đến 9 năm thôi. Nhưng nếu môi trường lý tưởng và chăm sóc tốt thì tuổi thọ lên 10 năm là điều có thể. Các em cá thần tiên có cơ thể dài và vây cũng dài để tương xứng. Vì thế bạn đừng quên kích thước bể nuôi cũng cần đáp ứng sức bơi lội của em ấy nhé! Khoảng tầm 115 lít là ok rồi.

: Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Ba Đuôi Không Cần Oxy 90% Dân Nuôi Không Biết Update 01/2025

Đương nhiên kích thước này sẽ thay đổi tùy theo số lượng cá bạn chọn nuôi rồi. Ngoài ra còn phải xem kích thước của cá như nào nữa. Các em nó to mà nuôi nhiều thì bể phải 210l trở lên. Môi trường nước người là nước ngọt thì cũng cần duy trì nhiệt độ mát mẻ. Lý tưởng nhất là từ 26 đến 30 độ.

Bạn có thể đặt trong bể nuôi cá vài hòn đá cuội hay các cây lá to. Các vật sắc nhọn như hòn non bộ thì nên dẹp đi nhé! Chúng bơi lội tung tăng có khi gây thương tích cho cơ thể đấy.

Các cây có tán rộng vừa có chỗ cho các em ý chơi. Lại vừa là nơi để các em có thể đẻ trứng lên vào mùa sinh sản. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn sẽ trồng các cây lá mềm đâu nhé! Giống cá này rảnh rỗi có thể ăn trọi cây thủy sinh của bạn đấy!

Do đặc điểm nguồn gốc nên em nó thích nhất là dòng nước chậm. Nếu chẳng may nước chảy xiết quá em ấy dễ bị căng thẳng rồi ốm yếu ấy chứ. Do đó máy đặt trong bể cá bạn chọn loại có công suất chậm thôi nhé! Nhớ là mỗi tuần thay nước cho cá 1 lần cho khỏi bẩn nhé. Khi thay chỉ thay tầm ⅕ bể thôi. Số nước còn lại để điều hòa nhiệt độ.

Lưu ý

Bạn có thể nuôi các em này với các loài khác hay các động vật khác. Miễn sao đó không phải động vật kích thước nhỏ như tép. Hay các em cá con nhỏ quá nhé! Chúng sẽ xơi tái luôn đấy! Bạn biết đấy giống cá tetras khá ghê gớm vì thế bạn đừng nuôi chúng với các em thần tiên. Các em thần tiên của bạn sẽ bị rỉa vây như chơi cho xem. Một vài hàng xóm tốt cho em cá thần tiên bạn có thể dùng là cá Sặc, cá Bống cảnh hay cá Mún.

Cá thần tiên ăn gì?

Dù khá khói nuôi nhưng em này ăn uống lại dễ tính cực kỳ. Thức ăn nào em nó cũng ăn được. Từ đồ tươi, đồ khô cho đến đồ đông lạnh. Chẳng hề kén ăn chút nào. Một vài thực phẩm tốt cho em ý mình gợi ý cho bạn này. Ví dụ như tim bò đông lạnh, trùn chỉ, sâu đỏ hay cá mồi nhỏ nè. Các loại thức ăn này bổ cho em nó lắm đấy! Nếu không thì bạn cho em nó ăn đồ khô cũng đầy đủ dưỡng chất mà.

Em này rất tham ăn. Vì thế mỗi lần cho ăn bạn không nên cho ăn nhiều. EM ấy dễ chết no lắm. Ngoài ra thì nếu bạn chắc chắn được giun sạch và em nó ăn ok thì hãy cho ăn. CÒn không thì đừng bao giờ cho em nó ăn giun nhé! Tốt nhất cứ chọn thức ăn rõ ràng nguồn gốc và có chất lượng tốt là được.

Khẩu phần ăn của loài nào cũng thế thôi. Cần cân bằng giữa protein và chất xơ. Đường nhiên cá cũng không ngoại lệ. Bạn biết đấy các loại thức ăn khô cho cá chủ yếu là protein thôi. Vì thế hãy cho em nó ăn thêm rau diếp thái chỉ hoặc rau chân vịt thái chỉ nhé!

Các bệnh phổ biến

Exophthalmia: Hay còn gọi là bệnh xuất huyết trên thân. Đầu tiên cá sẽ bị các đốm đen tấn công. Sau đó thì dần dần ăn mòn vây. Có khi sẽ bị nổi u trên cơ thể nữa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do bạn để nước bẩn lâu ngày. Các loại vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển và bám trên người em cá. Có em đau đớn hơn thì bị nổ mắt do đục thủy tinh thể nữa.

Cá thần tiên - hướng dẫn chăm sóc, nuôi cá thần tiên sinh sản

Thường thì bệnh đốm trắng được gây ra do ký sinh trùng. Nhưng đối với các em cá cảnh thì nguyên nhân đến từ việc thiếu quan tâm nguồn nước. Từ đó lượng NH3 trong nước cao làm các em cá bị căng thẳng và khó thích nghi với môi trường. Hoặc cũng có thể cá của bạn chưa được kiểm dịch đầy đủ. Thế thôi.

Dấu hiệu là các em này bỗng lười ăn hẳn. Thậm chí có em còn tuyệt thực cơ đấy!

: Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn, nhiễm sắt nặng Update 01/2025

Bệnh đốm trắng. Nguyên nhân do ký sinh trùng nhưng thực chất bệnh này xuất phát do thiếu bảo trì, nồng độ NH3 cao, cá bị stress kém thích nghi với môi trường, hoặc do không được kiểm dịch .

Cá thần tiên sinh sản

Em này thay vì đẻ trứng vào các hốc đá thì sẽ đẻ trứng lên các bề mặt phẳng. Ví dụ như lá cây thủy sinh này, gốc cây này. Thậm chí bí quá em nó còn đẻ trứng lên luôn thành bể đấy!

Vì thế trong bể cá khi mùa sinh sản đến bạn nên đặt 1 vài ống sứ cho em cá để trứng vào.

Loài vật nào cũng vậy thôi, đều quan tâm con cái của mình hết mực. So với nhiều em giống cá khác thì các em dòng Cichlidae nói chung hay cá thần tiên nói riêng quan tâm con cực kỳ. Từ khi chúng còn là những cái trứng nhỏ bé cho đến khi các con khôn lớn, trưởng thành.

Cá thần tiên - hướng dẫn chăm sóc, nuôi cá thần tiên sinh sản

Các em này sẽ tự tìm bạn đời theo ý mình. Vì thế khi nuôi bạn nên nuôi các em đực và cái bằng nhau. Như vậy đến mùa sinh sản sẽ không bị tranh giành.

Em này có thể đẻ trứng liên tục từ 8 đến 12 tháng. Mỗi lần đẻ cách nhau 7 đến 10 ngày. Sau mỗi lần đẻ thì bạn đem hết trứng của em nó ra ngoài để nó bắt đầu chu kỳ mới.

Khi cá con nở ra sau vài ngày chúng chưa bơi được luôn mà chỉ nằm im bất động thông.Chúng sẽ tự hấp thụ dưỡng chất ở túi bào thai mà khỏe mạnh và lớn lên. Khi nào được tầm 1 tuần thì cũng cứng cáp rồi, lúc đó chúng mới bơi được. Thức ăn lúc này sẽ là các em tép nhỏ thiếu may mắn. Ngoài thức ăn tự kiếm thì bạn cũng nên cho em ấy ăn thêm thức ăn bên ngòai. Mỗi ngày cho ăn 3,4 lần. Mỗi lần tầm 2,3 phút là được.

Việc quan tâm đến nước cho cá rất quan trọng. Không chỉ với cá lơn mà cá bé thì càng cần quan tâm hơn. Nước không tốt thì cá con chết nhiều là chuyện đương nhiên.

Cá thần tiên - hướng dẫn chăm sóc, nuôi cá thần tiên sinh sản

Khi bị căng thẳng các cá mẹ sẵn sàng ăn luôn trứng của mình. Vì chúng bị các con cá khác quấy rầy, không có không gian yên tĩnh. Một số ít con khác thì làm mẹ khi còn trẻ quá.

Cá Thần tiên giá bao nhiêu tiền?

Mức giá của 1 cặp cá thần tiên nhìn chung là cao. Thường thì từ 120 đến 250 ngàn 1 cặp. Mức giá này tùy thuộc vào ngoại hình, sức khỏe và nguồn gốc của em nó. Nhưng bù lại em nó lại rất đẹp. Nên mức giá này hoàn toàn chấp nhận được.

3. Lời kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin cần thiết về cá thần tiên cho bạn nào lần đầu chơi cá cảnh. Ohana tin bài viết này đã giúp các bạn có được cái nhìn tổng quát về cá thần tiên. Đồng thời là tự trả lời được câu hỏi về em cá này như là cách nuôi và chăm sóc cá thần tiên. Hay giá của nó ra sao… rồi đúng không?

: Giá cá koi chuẩn nhật f0 + f1 70 cm Update 01/2025

Rate this post