Cách nuôi gà đá tơ thành gà chiến không sợ bất kì đối thủ nào là cả một quá trình chăm sóc, luyện tập. Không phải tự dưng mà một con gà nòi bình thường trở thành anh hùng trên trường đấu. Cần phải có công thức chăm sóc khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý mới có thể tạo thành chiến kê dũng mãnh. Từ một con gà chọi tơ choai choai, “trẻ trâu” để trở thành chiến kê thì phải có ky thuat nuoi ga da vậy đâu là cách tạo ra điều đó? Bí mật nằm ngay phía dưới thôi, cùng tìm hiểu nào !
Cách chọn gà chọi tơ
Các cụ vẫn có câu: “Chó giống cha, gà giống mẹ”. Do đó, khi chọn gà thì điều đầu tiên ta phải lưu tâm tứi chính là phải tìm hiểu về mẹ của nó. Nếu thấy gà mẹ ổn, thì ta tiếp tục lựa chọn gà tơ theo những bước sau đây.
: Bí Kiếp Nuôi Gà Đá Tơ Trở Thành Chiến Kê Bất Bại Update 01/2025
Lựa chọn gà chọi tơ lần một
Khi gà được vài tháng tuổi, vảy ở chân gà đã lộ rõ thì ta tiến hành lọc gà chọi tơ lần một. Ta xem vảy gà để chọn những con có vảy quý thì giữ lại nuôi tiếp.
Lần lọc gà thứ hai
Khi gà được 7 – 8 tháng tuổi, tầm này gà phát khiển khá ổn ổn rồi. Ta sẽ xem vóc dáng, sức khỏe của gà. Những con nào có tình trạng ốm yếu và bênh tật thì loại luôn. Những con gà được chọn sẽ đem xổ để xem thế đá của gà, lối đá cùng chân cẳng đá ra sao.
Ở giai đoạn này, gà còn chưa lú cựa thì chưa lú cựa. Hoặc nếu có cựa sớm, ta phải bịt cựa lại để tránh việc gà bị thương tích nặng khi xổ gà. Ở lần xổ thử này, ta chỉ nên cho gà xổ khoảng 15 phút là ổn rồi.
Lưu ý: Bạn đừng loại luôn những con gà đá không hay trong lần xổ đầu tiên. Bởi vì có những con gà phải mất vài lần xổ mới chịu lộ những đòn thế đẹp, đỉnh cao.
Lựa chọn gà tơ đợt thứ ba
Sau khi gà đã lành hẳn tích, ta tiếp tục cho gà xổ thêm để chọn những con gà thực sự xuất sắc để cho vào giai đoạn nuôi gà chiến. Bạn không nên tiếc những con vảy tốt, dáng đẹp nhưng thế đá không có gì. Bởi như chỉ làm bạn mất công nuôi mà thôi.
Ở lần xổ gà thứ 2 này, bạn nên cho xổ với con gà khác bầy nhưng cùng độ tuổi. Đặc biệt, tránh xổ với các con gà đã thắng trận.
Nuôi gà tơ chiến cần làm gì đầu tiên
Để có một chú gà tơ khỏe mạnh thì điều đầu tiên mà hầu hết sư kê nào cũng sẽ trải qua đó là chọn giống. hãy tìm hiểu cho mình một bí kíp chọn giống tốt thì sẽ có ngay một chiến kê ưng ý. chọn giống có thể bắt đầu từ bố mẹ của gà bắt đầu phối giống hoặc có thể lựa chọn từ đàn gà con.
Các giai đoạn nuôi gà như thế nào là tốt?
Nuôi gà là phải để ý nhất chính là giai đoạn. Đầu tiên chính là giai đoạn mới nở khi đó việc cần làm chính là dinh dưỡng và phòng bệnh cho gà như thế nào để tốt. Sau khi gà đã tới khoảng 6 tháng sẽ là giai đoạn gà tập gáy, giai đoạn 8 tháng tuổi thay lông, và giai đoạn 1 năm cần om bóp vần gà cũng như tập luyện.
Cần tập những bài tập nào cho gà?
om bóp sau khi cắt tỉa lông của gà ta sẽ cần thực hiện các bài tập như vần đòn, tập bội tập gối , om bóp anh em chỉ cần biết nguyên liệu là được có thể theo dõi bài viết vào nghệ cho gà của gachoiviet .
Cách nuôi gà chọi con khỏe mạnh
Sư kê làm cách nào để có được ky thuat nuoi ga da ra nhưng con gà máu chiến, khỏe mạnh nhất ? Bí quyết nào để các sư kê chuyên nghiệp nuôi gà chọi tơ không bị rót ?
Chọn giống tốt
Để có được một lứa gà chọi năng động, hiếu chiến; khỏe mạnh thì công đoạn lựa chọn giống đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì chỉ có giống tốt mới cho ra được thế hệ sau tốt do kế thừa gen tốt từ bố mẹ.
Thông thường các con gà nòi có dòng bổn tốt chính là sự lựa chọn hàng đầu để đúc gà con . Người ta thường xem lối đá, cách ra đòn của gà trống; tính cách hung hăng, lỳ đòn của gà mái bổn để gây giống. xem ngay cách phối giống gà của gà chọi việt để chắc chắn có con non khỏe mạnh
Cách nuôi gà đá sung bằng việc chọn lọc gà đá
Sau khi đúc được bầy gà con từ giống bố mẹ tốt, không phải con nào cũng có thể trở thành gà đá. Anh em phải biết cách chọn gà chọi con nên tiến hành loại bỏ những con gà bị dị tật, mắc bệnh hoặc tướng đi đứng xiêu vẹo. Thông thường những con gà này có sức khỏe yếu, không thích hợp để đem đi đá.
Khi đã loại bỏ hết những con gà yếu ớt ra khỏi đàn; sư kê nên nuôi thêm thời gian nữa cho gà lớn hơn để dễ quan sát và tìm ra chú gà đá vừa ý. Lúc này có thể xem chân gà đá để lựa chọn những con gà có vảy đẹp, vảy linh kê để tiến hành huận luyện chúng.
Cách nuôi gà đá tơ có lực, đá sung nhất
: Thuốc cho gà đá giúp bổ dưỡng và tăng lực cho chiến kê của bạn Update 01/2025
Gà tre tơ hay gà nòi đá cựa sắt thì giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chiến đấu của gà. Tùy thuộc vào kinh nghiệm huấn luyện của sư kê mà có những phương pháp tập lực khác nhau. Ở đây, Gà Chọi Việt xin đề cập tới các ky thuat nuoi ga choi chuẩn nhất được nhiều người áp dụng và thành công.
Cách nuôi gà chọi 6 tháng tuổi
Tại sao Gà Chọi Việt lại đề cập giai đoạn 6 tháng tuổi mà không phải là giai đoạn nào khác ? Bởi vì lúc này các con gà trống đang trong quá trình tập gáy; chúng rất máu chiến và có sự phân chia bầy đàn.
Khác hẳn hình ảnh con gà trống choai choai đi quanh sân kiếm ăn. Lúc này chúng ra vẻ là “người lớn” lắm, tuy nhiên tiếng gáy thì rất tức cười. Giai đoạn này tính háo thắng rất lớn. Cho nên việc chúng thường xuyên choảng nhau là việc như cơm bữa. Chủ gà nên quan sát thường xuyên và tách chúng ra kịp thời để tránh gà bị thương tích.
Nhốt riêng chúng với nhau để hạn chế tình trạng quần thảo giữa các con gà tơ này. Nếu diện tích chăn nuôi nhỏ thì dùng bội gà để úp chúng lại.
Cách nuôi gà nòi tơ từ 7 – 8 tháng tuổi
Giai đoạn này gà chọi đã bắt đầu khô lông. Khi vạch ra xem những nang lông sẽ không cảm thấy chúng ướt nữa. Lúc này thích hợp cho việc cắt tai tích và tỉa lông cho gà chọi.
Cách nuôi gà đá tơ xung bằng việc cắt tai, tích
Việc cắt tai, tích cho gà thường do những sư kê có kinh nghiệm thực hiện. Nếu người chưa quen tay cắt có thể làm cho vết thương sâu, gây chảy máu nhiều.
Công cụ sử dụng cho việc này thường là lưỡi lam hoặc kéo sắc bén. Với người nhiều kinh nghiệm, dạn tay thì dùng dao lam để có thể xén nhanh tay. Hoặc cung có người thích dùng kéo bén để có thể dễ dàng điều khiển đường cắt tốt hơn.
Bật mí một tí kinh nghiệm về vấn đề cắt tai tích cho gà. Trước khi cầm kéo tỉa tót thì chủ gà nên cầm lấy phần tai và tích gà. Day theo cường độ từ nhẹ tới mạnh. Việc day như thế này; để gà tập quen khi có trúng đòn của đối phương hoặc không bị bất ngờ; hoặc bị đau rồi nhảy dựng lên khi bị cắt phần da này.
Chú ý nên khử trùng sạch sẽ dụng cụ cắt tỉa để vết thương không bị nhiễm trùng. Cầm máu cho gà bằng lọ nồi nếu thấy cần thiết. Tầm khoảng 1 tháng sau thì những vết tích sẽ lành hẳn.
Trong giai đoạn mới cắt tai tích, không nên tiến hành xổ gà. Bởi vì vết thương chưa lành hẳn, nếu trong quá trình vần gà vết thương bị hở ra sẽ rất lâu để lành lại như cũ.
Tỉa lông cho gà chọi
Sau công đoạn cắt tai tích là công đoạn tỉa ông cho gà chiến. Với giống gà đá cựa sắt thì việc này không quá tốn công. Bởi chúng không cần om bóp, vô nghệ cho da đỏ như gà đòn.
Với gà đòn, khi vạch lông ra thấy chân lông khô; se nhỏ lại thì có thể tiến hành cắt tỉa lông. Đừng dùng nhíp nhổ lông của gà, bởi vì khi lông con mọc lại nhìn tạp nham và rất mất thẩm mỹ.
Kỹ thuật tỉa lông gà chọi được chúng tôi trình bài chi tiết ở mục cách tỉa lông gà chọi CHUẨN – ĐẸP -ĐỘC. Mời anh em tham khảo !
Cách nuôi gà chọi săn chắc với các bài tập luyện
Quá trình om bóp được thực hiện sau khi tỉa lông cho gà chọi. Lúc này để làm cho da gà dày và đỏ lên, các sư kê sẽ om bóp gà bằng rượu nghệ được pha theo công thức. Song song đó là những bài tập đòn cho gà. Anh em có thể theo dõi bí quyết om bóp vào nghệ cho gà của ga choi viet bảo đảm là tốt nhất cho anh em.
: Bí quyết nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ 40-200 con nhưng lãi to Update 01/2025
Những bài tập vần đòn, chạy bội, tập gối rất thích hợp để cho gà luyện tập ở gia đoan này.
Tập gối: Cầm phần lườn của gà đòn, tung gà lên cao cách mặt đất khoảng 3 tấc. Cách này giúp gân gối của gà thêm dẻo dai, đứng thi đấu nước khuya không bị mỏi. Đồng thời rất tốt cho cánh vài bả vai của gà. Khi thực hiện bài tập này, nên chọn khu vực đất mềm có độ ẩm vừa đủ để không chai bàn chậu của gà. Hoặc anh em cũng có thể dùng miếng thảm lót cũ tương đối dày để sử dụng cũng rất tốt.
Cách nuôi gà tơ mau lớn với bài tập vần hơi: trước khi tập nên lựa con gà có cùng chạng với nhau. Các bạn có thể xem bí quyết vần gà và huấn luyện gà chọi tại đây. Cần băng cựa cũng như bịt mỏ để hạn chế việc gà bị thương trong quá trình tạp luyện.
Cách nuôi gà đá tơ theo chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng cho gà đá tơ trong giai đoạn này cần phải lưu ý. Cần cung cấp đủ dưỡng chất để gà phát triển toàn diện, có sức khỏe dẻo dai.
Cách nuôi gà đá tơ với chế độ ăn uống hợp lý
Sau khi đã sàng lọc, lựa chọn được con gà đá ưng ý thì chế độ cung cấp dinh dưỡng cho gà phải hợp lý. Các mốc thời gian cần cho gà ăn trong giai đoạn này:
- Sáng: nên cho gà ăn thóc vào khoảng 8h sáng.
- Trưa: tầm khoảng 12h thì cho gà ăn mồi và rau xanh xen kẽ nhau.
- Chiều: nên cho gà ăn thêm thóc.
- Tối: vào 8h tối nên thêm ít cho gà ăn.
Các mốc thời gian cho ăn chỉ để tham khảo, tùy thuộc vào từng thể trạng của gà mà gia giảm lượng thức ăn cho phù hợp. vỗ béo cho gà và huấn luyện để cơ săn chắc theo cách sau.
Phương pháp cho gà ăn
Khi cho gà ăn trong máng, chỉ nên thêm lượng thức ăn vừa phải. Việc này tránh cho gà bươi thức ăn ung tung gây lãng phí và luôn đảm bảo độ thơm ngon của thức ăn.
Nên tránh việc cho gà ăn no “cành hông” bởi vì lúc này gà sẽ trở nên lười vận động và chỉ muốn tìm chỗ mà ngủ.
Lượng nước châm cho gà cũng cần phải thay mới thường xuyên để đảm bảo độ sạch sẽ. Việc cung cấp lượng nước về đêm trong giai đoạn này để đảm bảo sức lực và bộ lông được bóng mượt.
Kiến thức liên quan : Pha ngũ cốc cho gà chọi
Cách nuôi gà đá tơ nhanh ra lông
Khi nuôi một con gà chọi thì việc thay lông của gà sẽ không còn quá xa lạ. Nhiều anh em cảm thấy lo lắng trong quá trình gà thay lông; bởi vì chưa có kinh nghiệm chăm sóc gà ở giai đoạn này. Để Gà Chọi Việt hướng dẫn cho anh em cách nuôi gà chọi tơ nhanh ra lông mới nhé.
Thức ăn cho gà đang thay lông
Cần chú ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng để gà có thể ra lông nhanh và đẹp. Ở đây chúng tôi sẽ chia thành 3 giai đoạn:
Cách nuôi gà đá tơ bắt đầu quá trình thay lông
- Loại thức ăn tốt cho giai đoạn này là giá đỗ, mồi bình thường và cà chua.
- Điều chỉnh tăng lượng rau xanh và giảm lượng thóc lúa lại còn 1/3 so với bình thường.
- Thực đơn này nhằm đảm bảo gà không quá mập; các lỗ chân lông được thông thoáng, dễ dàng để các lông mới phát triển.
- Giai đoạn này vẫn cho gà tắm bình thường.
Cách nuôi gà đá tơ tơ trong lúc thay lông
- Trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung thêm đậu phộng và rau.
- Cho gà uống thêm 3 viên dầu cá, cứ cách 2 ngày thì uống 1 viên.
- Bổ sung thêm lượng chất đạm: trứng cút hoặc 1 ít thịt nạc cũng kích thích lông phát triển.
- Nên giảm lượng lúa cho gà ăn còn lại 2/3 so với thường ngày.
Giai đoạn này không nên tắm gà thường xuyên, bởi vì da và lông của gà rất nhạy cảm. Khoảng chừng 2 hoặc 3 ngày tắm 1 lần sau đó dùng khăn lau khô khắp người gà.
Cách nuôi gà đá tơ sau khi gà khô lông
- Ở giai đoạn này, toàn bộ lông mới của gà đã khô, anh em chỉ cần chăm chút cho gà để gà có bộ lông đẹp nhất.
- Không nên để gà tiếp xúc thường với nước, lúc này lông gà còn yếu rất dễ bị gãy rụng.
- Không cần bổ sung thêm nhiều chất đạm bởi vì dễ khiến gà dư cân, thận hình không còn săn chắc.
Kỹ thuật nuôi gà chọi tơ để gà nhanh ra lông
Ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng, sư kê còn có một vài cách để kích thích lông mau ra. Tham khảo một vài cách để kích thích lông của gà mau ra:
- Khi gà bước vào giai đoạn thay lông, nên nhốt gà trong môi trường thiếu sáng. Đây là điều kiện môi trường làm cho lông gà mau ra hơn. Ngoài ra cần cung cấp đầy đủ nước cho gà.
- Cho gà ăn thêm đậu phộng để cho lông của gà ra nhanh chóng, có được độ bóng đẹp.
Nắm bắt được cách nuôi gà đá tơ thành gà đá chuyên nghiệp; cần cả quá trình học hỏi và thực hành. Từ các kinh nghiệm cùng những đúc kết được trong công việc chăm sóc chiến kê hằng ngày chắc hẳn tay nghề của anh em sẽ lên rất nhanh. Anh em có ý kiến hay thắc mắc về cách nuôi gà đá cua sat có lực vui lòng bình luận phía dưới để mọi người cùng trao đổi.
: Bí quyết lựa chọn gà đá cựa sắt hay mà các sư kê nên biết Update 01/2025