Đối với chim bồ câu, nếu nhìn qua hình thức bên ngoài thì rất khó để nhận biết con nào là trống, con nào là mái. Vì vậy muốn nhận biết để phục vụ cho quá trình nuôi và mục đích nuôi sau này đòi hỏi người nuôi phải để ý thật tỉ mỉ và tinh tế. Dưới đây là một số cách phân biệt chim trống và chim mái. Dựa theo các cách đó, bạn có thể áp dụng với chính những chú chim của nhà mình.
Đối với chim mới nở (mấy ngày tuổi)
Đối với chim mới nở thì cách phân biệt chim Bồ Câu trống mái như sau:
: Cách phân biệt chim Bồ câu trống và mái chính xác nhất Update 11/2024
- Nhìn cách chim bồ câu nằm: theo cách dân gian, để ý kĩ nếu 2 con chim lúc mới nở ra mà nằm chéo lên nhau chắc chắn sẽ là 1 đôi trống và mái. Còn trong trường hợp 2 con nằm cùng chiều với nhau, tức là mỏ cùng chiều với mỏ, đuôi cùng chiều với đuôi tỉ lệ cao sẽ là hai con mái. (60%)
- Nhìn vào hậu môn: chim mái có hậu môn đầy đặn hơn, mềm và lõm, chim trống thì hậu mồm lồi.
- Nhìn vào hình dạng: Đầu thô, mỏ thô, mắt to hơn khả năng là chim trống. (90%)
: Cách chăm sóc chim Chào mào vào mùa đông khỏe mạnh Update 11/2024
Xem thêm: Cách chăm sóc chim Bồ Câu non
Đối với chim lớn hơn chút (mười mấy ngày tuổi)
Sử dụng thao tác bằng tay để phân biệt
- Dùng ngón tay ( trỏ hoặc cái) sờ vào xương chậu, 2 xương chậu rộng lọt vào vị trí của ngón tay và lắc qua lắc lại thì ngón tay thấy thoải mái hơn thì đó là chim mái, xương chậu rộng hơn. Còn đối với chim trống thực hiện thao tác tương tự khi sờ vào xương chậu thấy 2 xương chậu được cơi vào trong ngón tay, có nghĩa là ngón tay không lọt vào bên trong.
- Dùng 1 tay nắm cánh, tay còn lại nắm chân rồi áp vào lòng sau đó thả chim mở tự do rồi dùng tay kéo mỏ của chim về phía trước. Nếu thấy đuôi của chim ngoắc lên, giật giật thì đó là chim mái. Tương tự thao tác trên đối với chim trống khi kéo mỏ chim thì đuôi sẽ quặp xuống.
- Dùng 3 ngón chân của chim lên ngón tay quan sát. Đối với chim cái thì 2 ngón chân bên ngoài sẽ bằng nhau, còn với chim trống thì có 1 ngón sẽ dài hơn.
Đối với chim trưởng thành (hai mấy ngày tuổi)
- Thân hình: chim trống mình to, đầu to (ở trên đầu thường có cái cờm), mắt to tròn hơn; chim mái hiền lành hơn, mình nhỏ hơn chút, đầu thon gọn.
- Mỏ: chim trống ngắn, hơi cong; chim mái mỏ thon gọn hơn.
- Chóp lông cánh: nếu như không bằng nhau (so le) là chim trống, bằng nhau là chim mái.
Lựa chọn, phân biệt và ghép đôi chim bồ câu trống và mái phù hợp sẽ kích thích được việc phát triển và sinh sản của chim. Trên đây là một số cách phân biệt có thể tham khảo và xác xuất đúng khá cao. Chúc các bạn thành công!
: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Họa Mi bị yếu lửa Update 11/2024
Chimcanh.net