Cảnh giác với bệnh nấm mèo và cách trị đơn giản hiệu quả tại nhà Update 12/2024

Bạn phát hiện ra chú mèo của mình có một số biểu hiện giống như là bị bệnh nấm mèo và bạn muốn điều trị cho mèo ngay tại nhà, không muốn đưa đến các cơ sở thú y. Dưới đây là cách trị bệnh nấm mèo đơn giản mà bạn có thể thực hiện được ngay tại nhà.

Với những người yêu mèo và có sở thích nuôi mèo thì việc chăm sóc sức khỏe cho chú mèo của mình là điều rất quan trọng. Và để cho mèo có được một sức khỏe tốt thì các chủ nuôi cần phải nắm được một số căn bệnh lây lan phổ biến ở loài mèo, trong số đó thì bệnh nấm mèo là bệnh được nhiều người quan tâm nhất. Bởi căn bệnh này tuy không phải có tỷ lệ tử vong cao ở mèo như một số căn bệnh khác nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cho mèo gặp rất nhiều phiền toái, khó chịu và còn tiềm ẩn nguy cơ có thể lây lan sang cả con người nữa. Nếu bạn phát hiện chú mèo nhà mình bị nhiễm bệnh nấm mèo nhưng lại không có nhu cầu đưa mèo đến cơ sở thú y, muốn điều trị tại nhà thì có thể tha khảo cách trị bệnh nấm mèo đơn giản được chia sẻ ở bài viết sau.

: Cảnh giác với bệnh nấm mèo và cách trị đơn giản hiệu quả tại nhà Update 12/2024

Góc nhìn tổng quan về bệnh nấm mèo

Dermatophytosis là tên gọi khoa học của bệnh nấm mèo và bản chất của bệnh này là mèo sẽ bị nhiễm trùng da, lông và móng. Nguyên nhân chính gây nên bệnh nấm mèo đó là loài ký sinh trùng Microsporum Canis, ngoài ra còn có thêm một số loài ký sinh trùng khác nữa như Microsporum Gypseum và Trichophyton Mentagrophytes.

: Điều trị chó bị ghẻ rụng lông bằng phương thuốc dân gian Update 12/2024

Dấu hiệu điển hình của căn bệnh này là mèo sẽ bị rụng lông từ thưa thớt đến nhiều dần, lông có thể rụng thành những túm nhỏ, sau đó ở vùng da dưới chỗ rụng lông xuất hiện những vòng tròn màu đỏ giống như là hình đồng xu. Bên cạnh đó thì trên da còn có thể xuất hiện vảy gàu, mèo luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và dùng chân gãi nhiều hơn lên cơ thể.

Bệnh nấm mèo có tốc độ lây lan khá nhanh chóng, khi mới đầu có thể chỉ là những chấm đỏ nhỏ sau đó là phát triển rộng ra các vùng khác trên cơ thể. Phần lớn những chú mèo nhỏ có sức đề kháng kém hoặc những chú mèo đang bị mắc bệnh sẽ có khả năng bị mắc bệnh này nhiều hơn là những chú mèo trưởng thành có sức khỏe tốt.

Có nhiều nguyên nhân khiến “hoàng thượng” bị nấm

Nấm da là một trong những bệnh phổ biến thường thấy ở mèo, đặc biệt là các giống mèo Tây hoặc mèo lai như mèo Anh lông ngắn, Anh lông dài, mèo Ba Tư… Bệnh sẽ gây nhiễm trùng bề trùng bề mặt của tầng lớp sừng, sợi lông hoặc móng vuốt. Những loài ký sinh trùng gây ra bệnh này bao gồm: Microsporum canis, Trichophyton và Epidermophyton.

Có nhiều nguyên nhân khiến “hoàng thượng” bị nấm. Khí hậu nóng ẩm là một trong những điều kiện lý tưởng để nấm phát triển. Vậy nên nếu sen để mèo cưng sống trong môi trường ẩm ướt, ít được tắm nắng thì mèo sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Hoặc sau khi tắm xong bạn không sấy khô lông cho “hoàng thượng” sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt để vi khuẩn triển.

Ngoài ra, nếu bạn thuộc tuýp người sạch sẽ, tắm cho mèo quá nhiều lần cũng có thể khiến mèo bị bệnh. Nguyên nhân là khi tắm và chải lông sẽ làm giảm mất chất bã nhờn kiềm nấm –  một trong những yếu tố phòng bệnh của mèo. Đồng thời tắm nhiều cũng làm triệt tiêu các tế bào biểu bì khiến chúng không còn nguyên vẹn, làm tăng độ ẩm của da và lông gây ra tình trạng nấm.

Các triệu chứng của bệnh nấm

Bệnh nấm mèo có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi và giống mèo nào. Tuy nhiên những “hoàng thượng” có độ tuổi dưới 6 tháng, có bộ lông dài và dày sẽ hay bị nấm hơn các bé còn lại. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện ở trên da và lông của mèo cưng nên nếu thường xuyên chải chuốt, ôm ấp bé bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra bệnh.

Mèo bị nấm thường sẽ ngứa ngáy, khó chịu. Lông của các bé bị rụng thành từng mảng và trên da sẽ xuất hiện các lớp tế bào chết. Chịu khó quan sát sen có thể phát hiện các nốt hình đồng xu hay hình bầu dục màu đỏ trên da mèo ở khu vực rụng lông. Những biểu hiện ban đầu rất khó nhận biết cho đến khi “hoàng thượng ” bị ngứa và gãi nhiều hơn, lông rụng lộ ra các mảng da đỏ. Bệnh nấm da cũng có thể lây sang người nên nhiều sne khi bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy mới nhận ra mèo cưng đang bị bệnh.

Hình ảnh mèo bị nấm

Tùy thuộc vào các giống mèo, cơ địa, độ tuổi của mèo mà tình trạng nấm của mỗi cá thể khác nhau. Nhiều con chỉ bị tổn thương vô cùng ít nhưng ngược lại, nhiều bé lại bị rất nặng.

Nấm mèo phát triển nhanh chóng và lan rộng sang các khu vực khác. Ban đầu chỉ là những chấm đỏ nhỏ, khó phát hiện kèm rụng lông một số phần.

Triệu chứng nấm ở mèo
Triệu chứng nấm ở mèo

Sau đó nấm tăng dần kích thước và lan sang các khu vực lân cận. Biểu hiện bằng những vùng da rụng lông tròn xoe giống với đồng xu – nấm đồng xu. Nấm thường phát triển ở khu vực móng, miệng, lông mi, tai mèo…Nấm đồng xu là kẻ thù số 1 không chỉ của mèo mà còn của thú cưng trong nhà nói chung.

: Dấu hiệu mèo bị fiv và những thông tin hữu ích dành cho bạn Update 12/2024

Nhiều người thường nhầm nấm mèo với rận mèo.

Chia sẻ với bạn cách trị bệnh nấm mèo đơn giản thực hiện tại nhà

Nếu chẳng may chú mèo nhà bạn bị mắc bệnh nấm mèo mà bạn không muốn đưa mèo đến các cơ sở thú y thì bạn có thể để mèo ở nhà và áp dụng cách trị bệnh nấm mèo đơn giản như sau:

  • Cách ly chú mèo bị mắc bệnh ra khỏi đàn mèo nếu nhà bạn nuôi nhiều mèo. Chuẩn bị cho mèo một chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ với chăn đệm và dụng cụ đựng đồ ăn, nước uống dùng riêng
  • Mua loa đeo đầu về để cho mèo sử dụng, bởi trong quá trình bôi thuốc thì việc mèo liếm phải thuốc bôi sẽ rất nguy hiểm nên dùng loa đeo đầu là cách tốt nhất bảo vệ chú mèo
  • Bệnh nấm mèo cần phải được kiên trì điều trị dài ngày nên ngoài việc bạn sử dụng loại sữa tắm chống nấm phù hợp với làn da của chú mèo thì bạn nên kết hợp với một số loại thuốc bôi ngoài da chuyên dùng đặc trị nấm như Nizoral hoặc Ketoconazol. Mỗi ngày bạn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nấm của mèo bằng nước muối sinh lý 0.9% rồi đeo gang tay vào và bôi thuốc cho mèo từ 1 – 2 lần.

 

Cách phòng bệnh nấm ở mèo

  • Thường xuyên cho mèo tắm nắng để tăng sức đề kháng và khỏe mạnh cho da.
  • Chú ý tắm cho mèo phải sấy lông thật khô tránh để ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Chuồng trại thoáng mát là điều cần thiết. Chú ý thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc cần giữ chuồng trại mèo không thoáng.
  • Cách ly mèo với đàn để tránh lây bệnh sang các con khác.
  • Đeo găng tay khi bôi thuốc và chăm sóc mèo bệnh bởi nấm có thể lây sang người dễ dàng.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh nấm ở mèo và cách điều trị đơn giản tại nhà. Tuy nhiên mỗi chú mèo lại có tình trạng bệnh khác nhau nên bạn cũng có thể tham khảo thêm những cách điều trị khác nữa. Chúc các Boss sớm khỏi bệnh nha.

: Salo Ở Chó Là Gì? Có Nên Triệt Sản Cho Chó Không? Update 12/2024

Rate this post