Để chăm sóc một chú chim Chào mào căng lửa người chơi không những phải biết đặc tính, cách cho ăn, chế độ dinh dưỡng, cách thuần. Mà còn phải biết cách phòng ngừa và chữa trị khi chúng bị bệnh. Nhất là những bệnh thường gặp như: bệnh tiêu chảy, bại chân, hô hấp, sâu lông… Trong bài viết này, vaat.org.au sẽ chia sẻ cho bạn cách trị sâu lông hiệu quả cho Chào mào nhé!
Để biết nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu lông ở Chào mào. Trước tiên bạn cần hiểu, thế nào là bệnh sâu lông. Bệnh sâu lông có nguy hiểm không? Cách chữa trị bệnh sâu lông như thế nào?
Biểu hiện bệnh sâu lông ở Chim Chào mào
- Chim rỉa lông nhiều, rỉa lông đuôi bật bật, hay goi mắng mỏ lông
- Lông đuôi, cánh bị gãy, gấp, tua tủa, so le, xoăn, sơ xác, dễ rụng, gãy
- Lông ngực, bụng, đầu rụng thành mảng, da bị đỏ, tím tái.
Nguyên nhân của bệnh sâu lông
Nguyên nhân dẫn đến chim Chào mào bị sâu lông rất nhiều, có cả lý do chủ quan lẫn khách quan. Những người chơi chim lâu, đã có kinh nghiệm, đôi khi còn lúng túng không hiểu nguyên nhân. Dưới đây, là một số nguyên nhân tác động lớn nhất dẫn đến sâu lông nhé:
- Do chim ít được tắm táp và phơi nắng. Có thể đây là trường hợp gặp nhiều nhất.
- Chim bị thiếu chất, nhưng đa số là canxi và vitamin. Bởi canxi và vitamin giúp bộ lông phát triển chắc khỏe và đẹp. Lông chim không được óng mượt do chim ít được ăn trái cây chứa Vitamin C, D, vitamin E.
- Hàm lượng chất gây nóng nhiều trong thức ăn: kỳ tử, táo tàu, ớt, các chất kích lửa cho chim. Cho chim ăn nhiều sâu quy quá cũng gây nên hiện tượng khô lông, xoắn lông.
- Các loại ký sinh trùng sống dưới đáy lồng : rận, mạt… bám vào thân chim làm chim ngứa ngáy, rỉa lông quá nhiều làm lông bị xơ, bị gãy.
- Lồng, cóng nước, thức ăn mất vệ sinh cũng gây tình trạng chào mào bị sâu lông.
: Cách thuần chim Họa Mi của chuyên gia Update 12/2024
Xem thêm: Cách chữa bệnh trúng gió ở Chào mào
Cách chữa trị bênh sâu lông ở chim Chào mào
- Nếu xác định bị sâu lông, chỉ mới bị đuôi, thì bạn mua oxy già. Hòa với nước và tắm cho nó luôn. Bạn nên cho nó ăn châu chấu liền tù tù, trái cây cũng vậy nhé. Tắm xong bạn nên phơi nắng khoảng 30-60 phút. Trời mùa hè thì buổi tối bạn để ngoài trời, móc cao lên để nó tắm sương buổi sáng.
- Nếu sau một thời gian nếu lông đuôi của nó không lên được. Lúc này bạn giăng mùng ngủ lên, thả nó vào trong để chim khỏi bị hoảng. Bạn dùng 1 cây kim đã diệt trùng, tìm các lỗ chân lông của nó và chích vào. Khâu này tuyệt đối phải cẩn thận đó, đừng để chích quá sâu mà chim bị chảy máu.
Thời gian chữa mất cả 1-2 mùa lông chim mới lên được, cốt yếu là chế độ nuôi của mình nữa. Bạn phải nuôi chim thật tốt, tắm ngày càng và châu chấu cũng như vậy nhé. Vì trong thời gian này chim yếu lắm!
- Dùng thuốc bột Solamid 10g pha với nước theo chỉ dẫn cho chim tắm. Bổ sung vitamin nhóm B vào thức ăn cho chim. Vệ sinh lồng, chuồng trại và cách ly chim bệnh.
- Sau khi tắm chim bằng nước thông thường, bạn phun lên lông chim một lớp mỏng rượu Vodka, Ging…Có thể dùng bình xịt hoặc phun bằng miệng, rượu không gây tác dụng phụ với chim. Khoảng một tuần hoặc hơn nữa bạn sẽ cảm thấy hiệu quả.
- Dùng dầu gió nhị thiên đàng 1k (1C). Thoa dầu vào cánh hay đuôi sao đó cho tắm là hết. Vì khi thoa dầu vào lông rầy chui không đuợc sẽ bay ra…làm từ 35 ngày sẽ khỏi.
Chế độ ăn cho chim
Trong quá trình chữa trị, cùng với chế độ dinh dưỡng và điều kiện nuôi nhốt hợp lý. Bạn có thể cải thiện tình trạng sức khỏe những con chim cảnh yêu quý của bạn. Bạn có thể mua cào cào khô xay nhỏ. Trộn thêm vào loại cám mà bạn đang cho nó ăn để bổ sung thêm chất. Cho ăn chuối hoặc cà chua chín để bổ sung thêm chất cho nó.
Chế độ tắm cho chim
Bạn đặc biệt phải quan tâm đến chế độ tắm nước và tắm nắng cho nó. Như vậy mới mong chim có bộ lông đẹp. Những mảnh trắng bó lông lại gặp nước thì bung ra, như vậy lông chim sẽ đẹp hơn. Tắm nước và phơi nắng giúp chim có bộ lông đẹp, mượt và ôm sát người. Chào mào thích tắm, vaat.org.au khuyên bạn có thể tắm cho nó 1 lần/ngày nếu có thời gian rảnh. Còn không thì 2 ngày cho tắm 1 lần.
Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Chào Mào khỏe mạnh rồi đó. Và vaat.org.au chúc các bạn thành công!