Gà bị kén mép là một trong những bệnh thường gặp ở gà đá. Tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt của gà. Do đó dễ dẫn đến việc gà bị sút cân, giảm sức đá…. Hãy cùng Thanke.net tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa gà bị kén mép hiệu quả.
Gà bị kén mép là gì?
Gà bị kén mép là dấu hiệu gà xuất hiện một cục không quá lớn ở mép gà. Nó có thể xuất hiện ở nhiều vị trị khác nhau như đầu, cần cổ, mép gà… Nhưng tại sao gà bị kén thì lại có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Gặp nhiều nhất vẫn là ở gà chọi chiến là chủ yếu. Và có khá nhiều loại kén mà người chơi gà cần phải chú ý. Nhưng trong bài viết này mình sẽ giải quyết các vấn đề về bệnh kén mép ở gà chọi và cách chữa bệnh kén mép cho gà chọi.
Có nhiều nguyên nhân khiến gà chọi bị kén mép như: Do môi trường sinh hoạt, thiếu Vitamin, hay gà bị xây xước trong quá trình đá gà hây nên…
Các loại kén xuất hiện phổ biến ở gà
Như đã nói thì có nhiều vị trí xuất hiện ké gà. Việc điều trị bệnh ké gà nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều vào vị trí gà bị bệnh. Những loại kén gà có thể kể đến như:
- Gà chọi bị hầu
- Gà chọi bị kén đầu
- Gà chọi bị kén nước
- Gà bị kén lườn
- Gà chọi bị kén cổ
Trong đó, gà bị kén mép là khó chữa trị và lâu khỏi nhất. Bởi đây là những bộ phận thường hoạt động nhiều, vết kén cũng lâu hồi phục hơn. Đối với các vị trí khác còn lại thì thường dễ chữa trị hơn.
Cách chữa gà bị kén mép bằng cách mổ
Hiện nay, cách trị ké cho gà được sử dụng phổ biến nhất đó là mổ gà và dùng thuốc tiêu kén gà chọi. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, cục sưng lớn hay nhỏ. Mà sư kê dụng phương pháp chữa trị khác nhau.
Cách mổ gà bị kén mép
Theo kinh nghiệm của những người nuôi gà chọi lâu năm thì khi gà bị kén mép thì nên mổ.
: Bệnh APV nguy hiểm thế nào? Vaccine APV trên gà Update 11/2024
Cách này đòi hỏi anh em phải có “kinh nghiệm dao kéo” thì mới làm được, chứ mấy anh em mới tập chơi chưa có kinh nghiệm mình khuyên đừng nên thử. Bởi cách mổ kén mép cho gà chọi bắt đầu bằng việc rạch thịt để lấy kén và việc chăm sóc gà sau khi mổ kén lại rất quan trọng. Nếu mổ không đúng cách làm cho gà càng bị đau hơn và sưng to hơn. Nên nếu anh em chọn cách này thì nên tìm đến một sư kê đã thạo tay trong việc mổ kén mép nhé!
Đối với trường hợp gà bị kén nước thì việc mổ ké gà sẽ đơn giản hơn nhiều. Đối với trường hợp này người nuôi cần mổ kén nước càng sớm càng tốt. Bạn chỉ cần chích một lỗ nhỏ cho nước chảy ra. Sau đó, dùng ống tiêm để hút hết dịch ra ngoài. Tiếp theo, bạn bơm lincomycin vào và tiếp tục rút ra. Nên kết hợp tiêm 1/3 ống lincomycin trong vòng 5 ngày để gà nhanh khỏi nhất. Sau khi vết kén đã cứng lại, bạn để cho thật khô rồi dùng tay bóc kén ra là được.
Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Hoặc những sư kê dày dặn kinh nghiệm trong việc mổ gà bị kén ở mép tốt, để tránh trường hợp gà bị yếu hoặc chết sau mổ.
Lưu ý về cách mổ gà chọi bị kén mép
Người nuôi không nên dùng cách mổ ké gà quá sớm. Bởi vì khả năng tái phát sau khi mổ là rất cao. Do đó, bạn nên để kén gà lớn một cục và khi bạn nắn thấy cục kén chạy đi chạy lại. Thì lúc này bắt đầu mổ gà bị ké là thích hợp nhất. Cách trị ké này sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Việc mổ ké gà không quá khó khăn. Nhưng nếu bạn không có những kiến thức cơ bản. Sẽ rất dễ dẫn đến vết mổ bị nhiễm trùng và lâu khỏi.
Nên chọn những nơi có ánh sáng tốt, khô ráo, sạch sẽ. Và đặc biệt, cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ y tế để tiến hành mổ.
Cách chữa gà bị kén mép bằng thuốc
Cách này mình thấy khá đơn giản, anh em chỉ cần mua lọ thuốc kén mép Violet của Thái (nhiều nơi gọi là thuốc tím) về sau đó vệ sinh sạch sẽ chỗ bị kén và bôi vào chỗ bị kén mép, kết hợp uống thêm thuốc chống phù nề Alpha Choay ngày 2 – 4 viên tùy vào bệnh nặng hay nhẹ và thuốc kháng sinh Amoxicillin 250mg ngày 1 viên (chỉ nên dùng 3 ngày liên tục). Nếu anh em nào cẩn thận có thể cho uống thêm thuốc mát gan Boganic ngày 1 viên để giải độc gan, làm mát gan cho gà chọi.
: Cách trị gà bị kén mép triệt để đơn giản mà hiệu quả đến bất ngờ Update 11/2024
- Giảm sưng, chống phù nề
- Giảm đau, chống viêm hiệu quả
- Trị cảm cúm, sổ mũi tối
- Thuốc có tác dụng chống sưng và ngăn phù nề cho gà
Chỉ sau khoảng 2 ngày là bạn sẽ thấy cục sưng giảm nhanh chóng. Cách chữa kén cho gà chọi này vô cùng hiệu quả và dễ dàng.
Quy trình chữa kén gà chọi bằng thuốc
Nếu như chữa trị bằng cách mổ phải để cục kén lớn, hiện rõ. Thì việc điều trị bằng thuốc hoàn toàn ngược lại. Chữa gà bị kén mép càng sớm càng nhanh khỏi.
Trường hợp gà bị mức độ nhẹ
Bạn có thể ra tiệm thuốc thú ý để mua một số loại thuốc đặc trị bệnh kén gà như: LamPam hay B80. Sư kê có thế lấy một lượng thuốc LamPam với một lượng bằng một viên con nhộng hòa vào 3 – 5cc nước.
Tiếp theo, sư kê bơm thẳng cho gà uống. Hiệu quả sẽ thấy sau 3 – 5 ngày.
Đối với thuốc B80 thì sư kê dùng bông thấm thuốc. Và chấm vào cục kén 2 lần/ngày cho gà.
Đối với gà chọi cả đàn thì sư kê bạn hòa chung vào máng với lượng tương đương để gà uống.
Lưu ý: Cần cho gà uống thuốc thường xuyên và không được ngắt quãng để gà nhanh khỏi bệnh và không bị tái phát.
Trường hợp gà bị kén mức độ nặng
Đối với trường hợp gà bị kén mép nặng thì việc sử dụng thêm liều lượng thuốc là điều không tránh khỏi. Tương tự, sư kê lấy một lượng thuốc LamPam bằng 1,5 viên thuốc con nhộng. Hòa vào 3 – 5cc nước rồi bơm cho gà uống. Đối với đàn thì sư kê làm tương tự như trường hợp trên.
Cách chữa gà bị kén mép không hề khó. Chỉ cần bạn thực hiện đúng quy trình và không bỏ thuốc giữa chừng thì bệnh sẽ nhanh chóng hết. Bên cạnh đó, người nuôi cần thường xuyên bổ sung Vitamin và khoáng chất. Để giúp gà tăng sức đề kháng và khỏe mạnh.
Trên đây là một số thông tin và chia sẻ của Thanke.net về bệnh gà bị kén mép, cách chữa kén cho gà chọi cùng các lưu ý khi chữa trị và nuôi để gà nhanh khỏe và không bị tái phát bệnh.
Chúc các sư kê thành công trong việc nuôi gà đá.!!!