Cách trộn thức ăn cho gà chọi sẽ giúp gà nhanh lớn khoẻ mạnh. Lựa chọn loại thức ăn phù hợp sẽ rút ngắn thời gian chăn nuôi, tiết kiệm được chi phí thức ăn, tăng chất lượng thịt. Từ đó có thể tăng hiệu quả chăn nuôi giúp nuôi gà chọi có lãi hơn. Phối hợp các loại thức ăn với hàm lượng phù hợp là một trong những cách tốt nhất để tăng hiệu quả kinh tế. Bài viết này của chúng tôi sẽ hướng dẫn các loại thức ăn cho gà chọi và cách trộn hiệu quả nhất.
Thức ăn cho gà chọi bao gồm những gì?
Trước khi đến công đoạn trộn thức ăn thì chúng ta sẽ liệt kê những loại thức ăn phù hợp với gà chọi. Ưu tiên những thức ăn dễ kiếm và chi phí thấp, hàm lượng dinh dưỡng cao.
Bỗng rượu
Đây là loại thức ăn cực kỳ dễ kiếm, giàu dinh dưỡng và giá thành không quá cao. Tận dụng được những bỗng rượu tưởng chừng như bỏ đi sẽ giúp ích khá nhiều. Ưu điểm của chúng là nguồn cung dồi dào, giá thành không quá đắt mà giúp ích cho hệ tiêu hoá của gà tốt. Nếu được trộn với các loại cám, bột ngô gà ăn cực kỳ nhanh lớn.
Bỗng rượu, thức ăn cho gà chọi giàu dinh dưỡng giá rẻ
Cám ngô, bột ngô
Ngô có thể để nguyên hạt tuy nhiên chúng ta nên lựa chọn cám ngô, bột ngô để dễ tiêu hoá hơn. Loại ngũ cốc này có thể thay thế cho thóc bởi giá thành không quá cao. Hơn nữa hàm lượng dinh dưỡng tốt từ bột ngô có thể trộn lẫn các loại thức ăn với nhau. Đảm bảo đủ hàm lượng dinh dưỡng, năng lượng cho gà sinh trưởng và phát triển.
Bã bia
Bã bia cũng là nguồn cung cấp thức ăn cho gà chọi hiệu quả. Sử dụng với hàm lượng vừa phải cũng kích thích gà tiêu hoá cực tốt. Giá thành của bã bia gần như là đem cho không. Nhiều người còn sử dụng bã bia để nuôi lợn, gia xúc khá hiệu quả.
Sử dụng bã bia để làm thức ăn cho gà chọi
Ngoài bỗng rượu có thể sử dụng bã bia để làm thức ăn cho gà chọi. Kết hợp cách trộn thức ăn cho gà chọi hiệu quả sẽ giúp các chiến kê mau lớn hơn.
Ngô khoai sắn
Tận dụng những phụ phẩm từ nông nghiệp có thể làm thức ăn cho gà chọi hiệu quả. Tuy nhiên nếu để sống thì chúng sẽ rất khó ăn, khó tiêu hoá. Vì thế chúng ta nên luộc lên sau đó trộn với các loại thức ăn khác để chúng hấp dẫn hơn.
Tôm, cua, ốc, hến
Cung cấp một lượng lớn chất tanh, protein thô cho gà chọi. Vì thế mà nếu tận dụng được nguồn thức ăn này sẽ rất hiệu quả. Nếu như các động vật tép, tôm có thể xử lý dễ dàng thì đối với ốc, hến, cua… khó khăn hơn. Chúng ta cần những máy ép, máy trộn thức ăn cho gà chuyên dụng. Đây là nguồn thức ăn không thể thiếu nhưng lại không chiếm hàm lượng quá cao trong thức ăn cho gà.
Các loại rau bổ xung
Cung cấp các nguồn vitamin, chất xơ cho gà một cách hiệu quả. Nếu như kỹ thuật nuôi gà chọi nhưng không có những loại này trong khu vực chăn thả thì cần bổ xung. Đó có thể là các loại rau muốn, chuối hoặc các loại thân đậu, bã mía… Áp dụng những nguyên liệu này và cách trộn thức ăn cho gà chọi đúng kỹ thuật sẽ mang tới hiệu quả tốt.
Các loại rau xanh cung cấp vitamin khoáng chất cho gà chọi
Ngoài ra chúng ta có thể bổ xung các loại thóc, cám gạo cho gà. Đây là các loại thức ăn cực giàu dinh dưỡng rất tốt cho gà. Và chất lượng thịt tăng lên cao nhất. Tuy nhiên giá thành của chúng khá cao nên chỉ ăn bổ xung hoặc gần như loại bỏ để tiết kiệm chi phí.
Nếu không có những loại thức ăn này thì chúng ta có thể tìm tới các loại cám công nghiệp. Tuy nhiên chúng tôi không đưa tên các loại cám này vào. Bởi như thế chất lượng thịt của gà chọi sẽ không cao. Dẫn tới hiệu quả kinh tế, giá thành gà chọi cũng sẽ không cao như bình thường. Ngoài ra chi phí thức ăn lại tăng lên nên không đúng với tiêu chí dễ tìm giá thành rẻ của chúng ta.
Tỉ lệ phần trăm thức ăn cho gà chọi
Tùy từng loại thức ăn mà tỉ lệ phần trăm của mỗi loại khác nhau. Hơn thế nữa chúng còn phụ thuộc vào độ tuổi của gà mà thay đổi phù hợp. Gà con một tỉ lệ riêng, gà thịt, gà đẻ cũng phải có tỉ lệ riêng.
Phần trăm thức ăn cung cấp bột đường
Đây là nguồn thức ăn chính không chỉ cho gà chọi mà các loại gà khác được nuôi công nghiệp. Chúng cung cấp nhiều protein, bột đường cho cơ thể gà. Tỉ lệ phần trăm của loại này chiếm khoảng từ 30-60% tổng lượng khẩu phần ăn của gà.
- Thóc nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp chứa nhiều vitamin D-E. Tuy nhiên nếu nuôi gà chọi bằng thóc thì sẽ rất tốn kém. Vì thế rất ít trang trại sử dụng loại thức ăn này. Nếu nuôi với số lượng nhỏ thì tỉ lệ thóc chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng thức ăn.
- Ngô có giá thành rẻ hơn nên có thể tận dụng làm khẩu phần ăn chính cho gà. Chúng có thể chiếm 50-60% tổng lượng thức ăn. Do có giá thành rẻ nên tận dụng rất nhiều các loại ngô hạt, cám hạt ngô để trộn thức ăn cho gà chọi khác. Ngô cung cấp vitamin A và các caroten.
- Phụ phẩm khoai lang, sắn… có chứa nhiều tinh bột nhưng không được sử dụng rộng rãi trong cho gà. 1 phần vì số lượng không nhiều phần vì khá kỳ công trong chế biến. Do gà không ăn trực tiếp những loại củ này nên cần phải luộc chín sau đó bóp, trộn thức ăn với các loại khác. Do vậy tỉ lệ % của loại này chỉ nên áp dụng từ 8 cho tới 16%.
: Gà Đá Bị Suy – Bí Quyết Hồi Phục Lại Lực Cho Gà Cực Hay Update 11/2024
Ngô là thành phần chính của thức ăn dành cho gà chọi. Tuỳ theo từng cách trộn thức ăn cho gà chọi khác nhau mà tỉ lệ phần trăm của ngô khác nhau.
Phần trăm thức ăn khoáng
- Chiếm số lượng ít nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng. Bất cứ công thức trộn thức ăn cho gà chọi nào cũng cần chú ý tới thành phần của chúng. Các chất khoáng hình thành phát triển tốt cấu trúc xương, khoáng trong cơ thể. Đặc biệt nếu nuôi gà chọi đẻ trứng thì rất cần vì đây là thành phần chủ yếu của vỏ trứng.
- Những khoáng cần thiết như canxi, phốt pho, magie…
- Bổ xung thức ăn khoáng qua các loại bột xương, bột vỏ sò đã được chế biến sẵn. Nếu có điều kiện có thể tự chế biến và trộn tại nhà. Tỉ lệ % của chất khoáng trong khẩu phần ăn chỉ khoảng từ 2-4% đổ lại.
Phần trăm thức ăn protein
Chiếm vị trí quan trọng thứ 2 trong các loại thức ăn cho gà chọi. Hàm lượng của chúng chỉ đứng sau thức ăn cung cấp bột đường. Bổ xung những tinh chất này rất tốt cho phát triển thể chất, khung xương và chất lượng thịt của gà.
Cách trộn thức ăn cho gà chọi giàu protein
Tùy từng loại thức ăn cụ thể mà tỉ lệ của chúng rơi vào khoảng từ 9% cho tới 20%. Do từng loại thức ăn sẽ cung cấp hàm lượng protein khác nhau.
- Tôm cua cá tép đều là lượng cung cấp protein động vất tốt cho gà. Có thể sử dụng trực tiếp không qua chế biến hoặc có thể nấu, hấp hoặc trộn lẫn với các loại thức ăn khác. Với loại thức ăn này nên để tỉ lệ khoảng dưới 10% là tốt nhất.
- Xương, thịt, nội tạng động vật nếu tận dụng tốt cũng giúp tiết kiệm chi phí thức ăn. Với loại này cần xử lý để sử dụng tốt và bảo quản được lâu. Cũng có thể nấu, hấp hoặc say nhỏ ra để trộn lẫn với các loại thức ăn khác. Tỉ lệ của chúng nên điều chỉnh từ 9-16%.
- Cua, ngao, sò, ốc, hến không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn góp phần cung cấp 1 lượng lớn canxi cho gà. Đây là loại thức ăn cho gà bổ dưỡng tuy nhiên số lượng không nhiều. Riêng loại thức ăn này để đảm bảo cho gà nên có máy say, máy nghiền chuyên dụng.
Phần trăm thức ăn cung cấp Vitamin
Cuối cùng là lượng thức ăn cung cấp vitamin cho gà một cách hiệu quả. Tác động lên toàn bộ cơ thể gà và khiến chúng hoạt động linh hoạt. Có khá nhiều trường hợp không cung cấp đủ thức ăn vitamin cho gà dẫn tới tình trạng xót ruột, mổ nhau và sinh ra nhiều bệnh khác.
Các loại thức ăn rau xanh cho gà chọi
Các loại thức ăn cung cấp vitamin cho gà bao gồm rau xanh, củ quả, các loại bèo. Đây đều là những loại thức ăn dễ kiếm có thể cho ăn trực tiếp hoặc tìm cách trộn thức ăn cho gà thả vườn hiệu quả.
- Vitamin A ở các loại rau củ quả bèo như bèo tây, bèo ta, bèo lục bình, rau muống, xà lách, bí,
- Vitamin B bã bia, bã rượu.
Chúng tôi không đề cập tới các loại thức ăn nhiều dinh dưỡng nhưng khó kiếm như các loại bột cá, bột xương hoặc các loại đậu tương, khô dầu, vừng. Đơn giản vì chúng quá khó kiếm và giá thành cao nên sẽ không mang tới nhiều lợi ích về kinh tế. Nếu như đó là phụ phẩm có sẵn của gia đình thì có thể tận dụng. Còn nếu mất công chi phí đi mua + công chế biến phức tạp thì sẽ bỏ qua.
Cách trộn thức ăn cho gà chọi như thế nào?
Sau khi đã xác định được các loại thức ăn cho gà thả vườn chúng ta tiến hành trộn chúng lại với nhau. Một số loại thức ăn khô có thể trộn và dùng máy ép thức ăn để dễ ăn dễ bảo quản. Một số loại thức ăn ướt cần phải sử dụng ngay để đảm bảo về dinh dưỡng. Dưới đây là 1 số gợi ý cơ bản.
Cách trộn các thức ăn dạng khô
Những thức ăn dạng khô sẽ đảm bảo thời gian sử dụng tiện hơn, lâu hơn. Nếu không dùng hết hoàn toàn có thể cho vào máy ép viên thức ăn để dự trữ, sử dụng lâu dài. Ưu tiên các loại thức ăn khô, ít nước. Ví dụ công thức thức ăn như sau:
- Bột ngô 50-60%
- Bột xương, cá 10-15%
- Bột cám gạo 15-20%
- Còn lại rau xanh
Rau xanh đem băm nhỏ sau đó trộn lẫn chung với các loại thức ăn với nhau. Cho ăn trực tiếp cho gà hoặc đơn giản cho vào máy ép viên để tiện sử dụng về sau. Nhất là trong những ngày mưa không có điều kiện tìm các loại thức ăn từ rau xanh.
Cách trộn thức ăn cho gà chọi dạng khô
Nếu nuôi đàn gà thả vườn mật độ, số lượng lớn có thể cho vào các máy trộn công suất lớn. Chúng sẽ giúp đảo đều lượng thức ăn tốt hơn, nhanh hơn. Đảm bảo các loại thức ăn được trộn đầy đủ với nhau.
Cách trộn thức ăn dạng ướt
Thức ăn dạng ướt cần sử dụng ngay để mang lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất. Tránh để lâu thức ăn biến đổi và làm giảm lượng dinh dưỡng đáng kể. Dưới đây là cách trộn tham khảo.
- Bã bia, bỗng rượu khoảng 25-30%.
- Ngô mảnh, ngô hạt hoặc bột ngô 35-40%.
- Bột xương cá, phụ phẩm chế biến 10%.
- Rau củ, quả, vitamin bổ xung còn lại.
Với cách trộn này khá đơn giản, rất nhiều anh em nuôi gà chọi đang sử dụng. Chúng ta có thể lấy lượng ngô và cám trộn lẫn với bã bia, bỗng rượu đều với nhau. Bã bia bỗng rượu cung cấp các loại vitamin A-B tốt cho gà. Hơn nữa chúng cũng kích thích gà ăn uống hiệu quả. Cho vào thành từng xô chậu nhỏ và trộn với nhau đảo đều và cho gà ăn vào các thời điểm trong ngày sáng trưa chiều đều được.
Nghiền ốc say nhỏ, cách trộn thức ăn cho gà chọi dạng ướt
Nên trộn với số lượng vừa phải để gà có thể ăn hết trong 1 lần trộn. Nên để ý lượng thức ăn và thói quen của gà nhằm đảm bảo lượng thức ăn được sử dụng hết bao nhiêu phần trăm. Từ đó tăng giảm theo thời tiết, độ tuổi của gà.
Ngoài ra, nếu không sử dụng bã bia, bỗng rượu thì có thể nghiền những phụ phẩm từ xương động vật hoặc nghêu, sò, ốc, hến.. Tuy nhiên cần giảm lượng thức ăn này lên và tăng các thành phần thức ăn khác. Vi dụ như ngô, cám gạo hoặc rau củ quả, khoai sắn.
Thức ăn cho gà chọi trước khi đá
Thức ăn cho gà chọi trong cách chăm sóc gà trước khi đá bao gồm 2 loại: thức ăn thường và thức ăn bổ dưỡng.
Thức ăn thường
: Cách nuôi gà chọi thiếu thịt gầy gò ốm yếu không có lực Update 11/2024
Thức ăn thường trong cách chăm sóc gà chọi trước khi đá này là lúa đãi sạch trấu, được ngâm nước cho tới khi mọc mộng hoặc lúa nấu chín, đem đi phơi nắng cho khô thì chất lượng hơn. Nhiều người chăm gà còn công phu khi dùng lúa nấu chín, rắn men, phơi sương một đêm, phơi khô rồi mới dùng cho gà ăn thì gà sẽ nặng, chắc hơn và sung hơn. Khi tới bữa cho gà ăn, nếu gà đang ăn rồi thôi bỏ đi chỗ khác thì bạn lập tức cất lúa ngay kể cả gà mới ăn ít.
Tuyệt đối không cho gà ăn dầm dề và sang bữa khác thì mới cho ăn tiếp. Nếu bạn có thuốc tiêu thì nên cho gà uống một chút sau bữa ăn.
Luôn luôn phải để nước uống cho gà chọi. Dùng nước mưa làm nước uống là tốt nhất. Nếu thấy nước uống của gà có cát bụi, dơ bẩn thì lập tức thay ngay.
Thức ăn bổ dưỡng
Ngoài hai bữa ăn chính thì bạn cũng phải cho gà ăn thêm những thức ăn bổ dưỡng theo chế độ khoa học. Cứ khoảng 2-3 ngày, bạn lại cho gà chọi ăn một quả trứng gà (chỉ cho ăn lòng đỏ), thịt, cá sống và lươn chặt khúc nhỏ (đừng để máu tươi), bạn cho gà ăn sống. Trong thời gian chăm sóc gà chọi trước khi đá, bạn nên cho gà ăn thêm cả các loại rau như cà chua, các loại đậu ( đậu nành, đậu phộng, đậu xanh…).
Các thức ăn bổ dưỡng kể trên, bạn có thể cho gà ăn tùy ý mà không theo thời gian nhất định những cũng không nên cho ăn no khi gần đến bữa chính. Chú ý: bạn đừng quên vài ngày lại cho gà ăn sắt vụn một lần, mỗi lần ăn khoảng vài cục nhỏ bằng hạt đậu, sắt không được có cạnh bén nhé.
Vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn không nên ép gà chọi uống nước một lần nữa. Vì khi uống nước gà sẽ nở cần cần to hơn.
Trong quá trình thực hiện cách chăm sóc gà chọi trước khi đá này, bạn luôn luôn theo dõi phân gà. Nếu thấy phân gà tròn cục, khô cứng nghĩa là gà đang sung sức. Nếu gà đi ngoài ra nước hoặc sệt nghĩa là bộ phận tiêu hóa kém tốt, thiếu sung nên bạn cần điều chỉnh lại chế độ chăm sóc để gà thật chắc thịt, không có mỡ dư, không mập và không bủng beo.
: Kỹ thuật chăm sóc gà chọi sau khi đá nhanh chóng phục hồi sức khỏe 100% Update 11/2024
Với những chia sẻ của chúng tôi hy vọng các sư kê, bà con nông dân đã biết được các loại thức ăn cho gà chọi. Qua đó cũng nắm rõ cách trộn thức ăn cho gà thả chọi hiệu quả. Nếu cần thêm sự trợ giúp của chúng tôi vui lòng liên hệ hoặc comment xuống bên dưới nhé.