: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tùng bách phong thủy Update 01/2025
Trồng hoa ly đem lại lợi ích kinh tế cao cho người nông dân. Với việc thực hiện đúng các bước trong quy trình chăm sóc hoa ly, người trồng sẽ thu được những bông hoa ly vừa đẹp vừa tỏa hương thơm ngát, bán được giá thành cao.
Hoa ly là loại hoa ôn đới, thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Hoa ly thường được sử dụng với mục đích trang trí nhà cửa, văn phòng, nhất là trong những ngày lễ tết và các dịp đặc biệt bởi hương thơm ngát và độ bền của hoa. Với việc thực hiện đúng các bước trong quy trình kỹ thuật trồng hoa, người trồng sẽ thu được những bông hoa ly đẹp mắt nhất.
>>> xem thêm:Làm giàu từ trồng hoa Ly
Nhiệt độ
Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20-25 độ C, ban đêm là 12 – 15 độ C. Các giống lai phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25-28 độ C, ban đêm 18-20 độ C. Dưới 120 độ C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù. Từ khi xuất hiện nụ đến khi ra hoa nhiệt độ chênh lệch ngày/đêm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của thân. Nếu chênh lệch từ 0 độ C đến 16 độ C thì độ cao của cây dao động từ 14,2 – 27cm.
Ánh sáng
Lily là cây ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, cường độ ánh sáng thích hợp từ 12-15 nghìn lux. Vào mùa hè với nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh sáng, nhóm phương Đông nên che bớt 70% ánh sáng. Ngược lại trồng trong nhà lưới vào mùa Đông, ánh sáng không đủ, nhị đực sẽ sản sinh Etylen, dẫn đến nụ bị rụng. Đặc biệt là nhóm lai châu Á rất mẫn cảm với thiếu ánh sáng, do vậy cần bỏ bớt lưới che phủ để tăng cường ánh sáng tự nhiên cho cây.
Độ ẩm
Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm bớt vì nước nhiều củ dễ bị thối, rụng nụ. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80-85%.
Không khí
Lily là cây khá mẫn cảm với khí etylen, tuy nhiên độ mẫn cảm của các giống rất khác nhau: Giống châu Á mẫn cảm hơn đối với khí etylen so với các dòng giống khác.
Chọn giống và củ giống
Dùng củ được bảo quản lạnh dài ngày và các bạn nên chọn củ mập, to tròn, không có bất cứ vết sâu bệnh nào và chưa nảy mầm. Ngâm củ giống trong dung dịch thuốc Daconil 75WP từ 5 đến 10 phút để trừ nấm bệnh. Pha một gói Daconil 10g với 8 lít nước sạch , ngâm củ giống rồi vớt ra để ráo nước rồi đem trồng vào chậu.
Xác định thời vụ trồng
Tại Đà Lạt, trồng trong nhà kính thì có thể trồng quanh năm. Cần tính toán thời gian sinh trưởng của từng giống và dự báo thời tiết để trồng có hoa nở đúng dịp như mong muốn.
Chọn đất
Lily có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt nhất. Lily là loại cây có rễ ăn nông vì vậy đất thoát nước, tơi xốp rất quan trọng.
Các giống lai châu Á và lily thơm yêu cầu độ pH thích hợp từ 6-7, giống thuộc nhóm Phương Đông yêu cầu pH từ 5,5-6,5.Trộn giá thể cho vào chậu theo công thức: 1 phần đất phù sa với 1 phân phân chuồng đã được ủ hoại mục và 2 phần xơ dừa đã được xử lý loại bỏ nanh, chú ý nên trộn đều trước khi cho vào chậu.
Kỹ thuật trồng hoa
Tốt nhất nên trồng hoa ly trong điều kiện trời mát , buổi sáng từ 6-9 h buổi chiều từ 14h trở đi. Cho ½ đất đã trộn vào chậu hoa, đặt các củ ngay ngắn, mầm hướng lên trên. Cho tiếp ½ đất trồng còn lại vào chậu và tưới nhẹ. Nén nhẹ đất và giữ cố định vị trí củ trước khi di chuyển chậu.
Mật độ trồng
Mật độ trồng phải căn cứ vào chủng loại củ giống, độ lớn của củ và thời tiết. Với các giống cây to, cao thì nên trồng thưa, giống cây nhỏ thấp thì trồng dày; vụ Xuân và vụ Thu ánh sáng đầy đủ có thể trồng dày, vụ Đông ánh sáng yếu thì trồng thưa. Thường trồng với khoảng cách cây cách cây 15-20cm và mật độ 20-40 củ/m2. Có thể tham khảo mật độ ở bảng sau:
Cách chăm sóc
Trong thời kỳ sinh trưởng của lily cần duy trì độ ẩm cho đất. Đất quá khô cây sinh trưởng chậm. Ngược lại nước quá nhiều, ánh sáng không đủ thì thân lá mềm, yếu, cây vươn dài, tỷ lệ hoa mù cao. Có thể tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, nhiệt độ không khí, giống, tình hình sinh trưởng của cây và hàm lượng muối trong đất. Nên tưới trước 10 giờ sáng, phun lên cây để tránh đất quá ẩm, đồng thời tăng được độ ẩm trong nhà kính. Khi cây ra hoa thì ít tưới và tránh phun lên cây dễ làm thối nụ, hoa.
Bón phân, tưới nước
Khoảng 2-3 tuần đầu sau trồng không cần bón phân, nếu đất khô quá thì phun nước duy trì độ ẩm đất. Có thể kiểm tra bằng cách lấy tay bóp đất, nếu không ra nước sau đó gõ nhẹ mà đất vỡ ra là được.
Lượng phân bón tính cho 1ha:
+ Phân chuồng hoai mục 60-80 m3; Vôi: 1000- 1500 kg
+ Lượng phân vô cơ nguyên chất: N: 120-150 kg; P205: 120-150 kg; K20: 150-180 kg
Có thể sử dụng phân đơn chất quy đổi theo lượng nguyên chất như trên hoặc sử dụng các loại phân phức hợp để bón như sau:
+ Bón lót: Toàn bộ vôi trước khi trồng 10-15 ngày, khi làm đất lần cuối bón phân chuồng + 25 kg DAP + 10 kg Canxi Nitrate.
+ Bón thúc lần 1: 20 ngày sau trồng (khi cây mọc cao 12-15cm): Bón 15 kg NPK 15-9-20.
+ Bón thúc lần 2: 35 ngày sau trồng: 15 kg Complex 12-11-17 + TE kết hợp tiến hành xới xáo, làm cỏ.
+ Bón thúc lần 3: Khoảng 50-55 ngày sau trồng: 10 kg Complex 12-11-17 + TE + 10 kg NitraBor + 10 kg MgSO4. Sau khi bón phân tiến hành vun đất vào gốc cao 3-5cm kết hợp tưới đẫm nước.
Sau đó 15 ngày bón 1 lần loại phân NPK Complex, NPK 7-7-14 số lượng từ 10-15 kg + 10 kg K2S04.
Cần bổ sung thêm các loại phân bón lá và vi lượng cho cây.
Kỹ thuật che giảm và chiếu sáng bổ sung sau trồng
Giảm ánh sáng bằng biện pháp che lưới đen như sau: dùng 1 hoặc 2 lớp lưới đen (tùy theo điều kiện từng năm) che cách chậu từ 2,0 – 2,5m. Sau 15-20 ngày, tiến hành bỏ lưới đen ra. Tùy theo điều kiện thời tiết những ngày nắng nóng thì có thể kéo lưới đen lại.
Nếu điều kiện ánh sáng không đủ để cây phát triển, người trồng hoa có thể sử dụng biện pháp chiếu sáng bổ sung 3 tiếng (18 – 21h) mỗi ngày, liên tục trong 20 ngày sau khi đã trồng được 35 – 45 ngày, để giảm tỷ lệ thui nụ, nụ biến dạng.
Xác định thời điểm thu hoạch hoa
– Thời gian thu hoa: Cắt hoa vào buổi sáng để tránh nụ bị khô tóp lại và hạn chế việc giữ khô trong nhà lưới (không nên quá một giờ). Việc thu vào sáng sớm hay lúc trời râm mát để tránh sự thoát hơi nước của hoa. Tuyệt đối không thu hoạch vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh
– Độ nở hoa: Lily sau trồng 50-55 ngày thì bắt đầu có nụ và sau khoảng 2-3 tuần là có thể thu hoạch. Bởi vậy ngay khi nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu thì có thể thu hoa, nếu thu sớm hơn thì nụ sẽ không phát triển đầy đủ, hoặc thu muộn hơn (một vài nụ đã nở to ra), hoa dễ bị dập nát. Nếu trên 1 cành có 6 nụ thì nên cắt khi 2 nụ dưới có màu là tốt nhất.
– Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt, không nên cắt hoa quá thấp để cho củ lớn thêm, tốt nhất là cắt cách mặt đất 10-15cm, để lại 5-6 lá/cây. Sau khi cắt ngâm ngay cành hoa vào nước sạch để cành hoa không bị mất nước.