Kinh Nghiệm Xem Tướng Gà Chọi Cực Chính Xác Từ Xưa Update 11/2024

Cách xem tướng gà chọi hay chuẩn nhất theo kinh nghiệm dân gian của những người chơi đá gà sành giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm chọn gà đá hay, sở hữu được chiến kế xuất sắc nhất. Thú chơi gà chọi xuất hiện từ rất lâu đời ở Việt Nam và được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên để chọn được giống gà tốt, chọn được những con gà chọi khỏe, đánh hăng là một điều không phải là dễ.

Ngoài việc xem giống loài, xem vảy, xem chân gà chọi,….thì các bạn còn phải xem tướng gà chọi, có như vậy mới có thể chọn được một chú gà chọi hoàn hảo nhất. Vậy xem tướng gà chọi như thế nào chuẩn, mời các bạn cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết của chúng tôi dưới đây nhé.

Xem tướng gà đá là gì?

Xem tướng gà cho là cách nhìn nhận đánh giá một con gà chọi thông qua dáng vẻ bên ngoài. Từ các tiêu chí của từng người mà có thể đoán được đòn lối của gà. Từ đó biết được con gà có thực sự đá hay hay không mặc dù chưa tận mắt xem một trận đánh nào của chúng.

Những người nuôi gà lâu năm họ rất tinh tường khi xem tướng gà. Nhờ đó mà họ có thể nhận ra và chọn lọc những con gà có tướng mạo tốt. Nuôi dưỡng và chăm sóc đặc biệt hơn để chuẩn bị những trận chiến căng thẳng.

: Kinh Nghiệm Xem Tướng Gà Chọi Cực Chính Xác Từ Xưa Update 11/2024

Cách xem tướng gà chọi

Nhất thủ – Chú ý đến đầu và mặt gà chọi

Khi quan sát một con gà thì đầu và mặt thường là nơi thu hút ánh nhìn nhất, yếu tố này lại càng quan trọng hơn đối với gà chọi. Một chú gà chọi tốt cần phải có ánh mắt, vẻ mặt thể hiện sự linh hoạt và gan lì, không được ngô nghê và nháo nhác.

cach xem tuong ga choi

Một số đặc điểm ở phần đầu cần chú ý

Mặt gà chọi: mặt tam giác, mặt ó gan lì vẻ dữ dằn, da mặt bóng đỏ, má phình, sọ thắt (xương sọ nhỏ hơn xương gò má nếu nhìn từ trên đầu gà xuống), gáy dài của gà chui luồn đầu dưới, tảng lồi gà đánh đầu trên.

Mắt gà chọi: Phần hốc mắt phải cao mới có thể bảo vệ tốt cho mắt khi chiến đấu, màu mắt nên chọn là mắt trắng dã hoặc kiểu mắt ếch (mắt trắng dã điểm đen), mắt rắn hổ, mắt vàng thau và cần có con ngươi càng nhỏ càng tốt. Khi xem tướng gà chọi thì cũng nên chú ý đến hốc mắt, theo đó nên chọn kiểu mắt xếch hung dữ, mắt hạt cau thể hiện sự hoạt bát và nhanh nhẹn, mắt chữ nhật gan lì, phần đuôi và ánh mắt càng trong thì càng tốt.

Mào gà chọi: Khi chọn gà chọi nên chọn gà có mào vua, mào công hoặc mào chỉ thiên.

Mỏ gà chọi: Không nên chọn gà chọi có mỏ ngắn và thẳng, hàm rộng. Mỏ to khỏe là tốt nhất.

Hầu gà chọi: Khi chọn gà chọi thì cũng nên chú ý gà hầu bò thường phải nhanh đầu và không để cho đối phương cắn hầu nó. Gà vét hầu thì thường đòn thế thao lược.

Tai gà chọi: Khi gà chiến đấu thường sẽ gặp phải những đối thủ chuyên săn đầu và mặt, vì thế bạn nên chọn gà chọi có đặc điểm lỗ tai nhỏ, phủ kín lông để giảm thiểu thương tích và ù tai.

Cần cổ gà chọi: Gà chọi tốt nên có xương cổ liền lạc, có nghĩa dùng tay nắn vào xương cổ không có đốt nghiêng 45 độ. Gà có phần xương cổ càng to thì càng tốt, độ dài cổ trung bình trở lên. Cổ gà chọi to dài thì không có chằng cần sẽ giúp gà tạo được thế linh hoạt hơn.

Nhì vĩ – Xem lông gà chọi

Màu lông:

  • Nhất điều ô (lông gà màu điều),
  • Nhì xám khô (lông gà có màu xám nhưng không bóng),
  • 3 ô ướt (lông đen bóng).

Hình dáng của lông: Xem tướng gà chọi có lông mã càng dài và phủ xuống đuôi và hông càng tốt. Phần lông cánh phải có bản rộng, dài ít nhất đến phao câu, thậm chí chùm được phao câu thì lại càng tốt. Phần lông đuôi dài và nhiều sẽ giúp giữ thăng bằng cho gà.

xem tuong ga choi qua long ga

Tam hình – Hình dáng gà chọi

Hình dáng của gà là yếu tố vô cùng quan trọng, một chú gà chọi tốt thì phải có sức khỏe tốt hình thể vững vàng. Khi cầm lên thì thân gà không lỏng lẻo, tránh chọn những con gà chọi có lườn bị vẹo, phao câu to dính vào thân, ghim gà phải khít (chỉ được phép vừa 1 ngón tay), nếu ghim không khít thì gà sẽ không chịu đánh được tốt, dễ bị bở hơi khi chiến đấu.

Gà chọi có đùi to khỏe thường nặng đọn, gà có đùi hướng về phía trước ngực gà sẽ đi trên, ngược lại gà sẽ chui luồn chạy dưới nếu đùi gà gần với phía đuôi hơn.

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến thế đứng của gà, nếu khi đứng gà chọi trùng kheo đá sâu chân nặng đòn, nếu đứng chạm gối đá tin chân, đứng thiết lĩnh tướng quý… Bạn cũng không nên chọn gà có đầu gối hình củ lạc.

xem hình dáng gà chọi hay

Tứ túc – Chân vảy

Chân vảy của gà chọi cũng cần chú ý những yếu tố sau:

Gà chọi sẽ có khả năng đánh nhanh, thần tốc khi có chân tròn vảy và mỏng, chân gà có vảy vuông sắc cạnh, nhưng không nên quá dày vì có thể giúp đánh đau nhưng lâu giải quyết xong trận đấu.

Gà sẽ rất linh hoạt nếu sở hữu bàn chân có ngón rộng, đế mỏng. Phần cựa sát cả cụm bàn ngón. Bạn lưu ý không chọn gà có cựa lục đinh vì sẽ làm mất đi đòn đâm cực hiểm của gà.

Ngoài ra bạn nên chọn gà chọi có vảy mặt tiền thật sạch sẽ, hai hàng trơn, no hậu, hàng kẽm, hàng biên đầy đủ, thẳng hàng và sáng sủa. Nếu gà có độc biên thì lại càng tốt, độ nổi thẳng hàng và vảy khô giống như gà chết.

Xem tướng gà chọi có quyết định gà chọi hay hay không?

Việc xem tướng gà chọi mang tính chất phong thủy nên mang lại phần may mắn cho chiến kê khoảng 60-70% tỉ lệ chiến thắng. Yếu tố quan trọng nhất vẫn là thực lực khả năng của chiến kê đó có được chăm sóc, tập luyện nuôi dưỡng tốt hay không, và phần còn lại là yếu tốt cộng thêm quyết định chiến thắng như là thuốc cho gà đá.

Cách nuôi gà chọi chiến sau khi đá về

Việc nuôi gà chọi chiến đúng cách để có thể mang đi chiến đấu đã khó, giờ đây chăm sóc gà chọi chiến đấu trở về còn khó gấp bội phần, bởi thời điểm này gà rất yếu có thể dẫn đến chết bất cứ lúc nào.

Đầu tiên, dùng khăn mềm sạch sẽ nhúng qua nước ấm lau sạch hết máu, đất cát, bụi bẩn dính trên thân gà.

Lấy một chiếc lông gà sạch mang nhúng nước lạnh, sau đó dùng tay mở miệng gà ra rồi lùa lông gà vào sâu trong cổ họng của chúng một cách từ từ.

: Bí kíp nhận biết gà chọi đá hay qua tướng đi Update 11/2024

Điều này giúp lấy ra những chất bẩn và đờm có trong cổ gà, thực hiện lặp lại vài lần cho tới khi sạch chất bẩn và đờm.

Tiếp theo cho gà ăn một ít cơm mồi nhỏ, trong khi đó lấy một ít rượu vào lòng bàn tay và bắt đầu xoa bóp cho gà mau lành những vết bầm tím trên thân. Không nên để rượu tiếp xúc trực tiếp vào vết thương hở của gà sẽ khiến gà bị xót và khó chịu.

Nuôi gà chọi chiến sau khi đá về ngoài thức ăn cần bổ sung thêm cho chúng viên tiêu kén gà chọi EN 150 tùy vào tình trạng và mức độ tổn thương của gà.

Thuốc giúp giảm đau, chống sưng phù nề cho gà chọi, ngoài ra bổ sung thêm cho chiến kê thuốc B1 để tăng cường sức dẻo dai của gà.

Tuy nhiên cần lưu ý không cho gà uống quá 2 viên sẽ gây ra tác dụng phụ không tốt.

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ cho gà, cho chúng ăn uống đầy đủ thì bạn cho gà đi nghỉ ngơi hồi sức và sưởi ấm cho gà tránh tình trạng gà bị nhiễm lạnh.

Đến ngày hôm sau, tiếp tục lấy nước ấm lau rửa cho gà nhẹ nhàng, đồng thời xoa bóp rượu cho các vết bầm tím mau lành. Người nuôi phải liên tục theo dõi biểu hiện của gà để phát hiện ra tình trạng bất thường nếu xảy ra mới ngăn chặn hậu quả kịp thời.

Vần gà chọi như thế nào trong kỹ thuật nuôi gà chọi chiến?

: Cách xem mắt gà chọi cực chuẩn giúp bạn sở hữu chiến kê siêu phàm Update 11/2024

Cách nuôi gà chọi chiến luôn là mối quan tâm của rất nhiều người đam mê bộ môn đá gà, để biến chú gà chọi của mình thành chiến kê thực thụ cần áp dụng đúng các phương pháp vần gà chọi, kỹ thuật nuôi gà chọi chiến đảm bảo từng bước đều chính xác.

Mặc dù những công việc luyện tập cho gà rất khó bởi còn tùy thuộc vào tay nghề cũng như kinh nghiệm nuôi gà chọi chiến của từng người sẽ cho ra kết quả khác nhau.

Đặc biệt, để chiến kê trở nên sung sức trong trận đấu, ra được đòn hiểm đánh bại đối phương thì vần gà cần phải làm thật kỹ lưỡng theo quy trình. Trong kỹ thuật nuôi gà chọi chiến thông thường bao gồm 3 hình thức vần gà chính được áp dụng như sau:

  • Vần hơi hay còn gọi là vần đòn là phương pháp cho gà chọi vần với nhau, hình thức này hiện hiện bằng cách bạn cuốn chân hai chú gà chọi lại, bịt hoặc thả mỏ ra, sau đó để chúng ‘quần thảo’ với nhau 1 lúc.
  • Gà vần với người hoặc người ta còn gọi là tập bộ khi người nuôi sẽ đóng vai trò như người tập luyện cùng chiến kê của chính mình.
  • Cho gà chạy lồng: Kỹ thuật nuôi gà chọi chiến tốt cần cho gà chạy lồng đúng cách, 2 chú gà chọi sẽ được thả vào cùng một chiếc lồngđể tập luyện chạy và đuổi nhau và nhiệm vụ của chúng ta là ngồi quan sát, đếm số vòng chạy của chúng.

Tuy nhiên, để nuôi gà chọi chiến có lực đạt hiệu quả cao bạn cần phải biết vần gà chọi theo nhiều mức độ khác nhau trong suốt quá trình.

Thông lệ theo nguyên tắc là phải vần theo mức độ tiêu hao năng lượng một cách dần dần từ ít đến nhiều thông qua các hình thức đơn giản cho đến phức tạp.

Khi nào chiến kê đạt đến mức tiêu hao năng lượng cao nhất thì cần phải hạ dần mức độ xuống từ từ để cho chúng thích nghi.

Điều này sẽ giúp gà chọi chiến có một thể lực hoàn hảo, nhưng với một số gà nguyên lông thì cần om gà kết hợp với chạy lồng khoảng một tuần sau đó mới thực hiện vần gà.

: Linh kê, thần kê và 12 dấu hiệu nhận biết cực dễ hiểu Update 11/2024

Trên đây là hướng dẫn cách xem tướng gà chọi hay chuẩn nhất, hy vọng sẽ giúp những người chơi gà chọi có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích khi chọn gà chọi và sở hữu được chú chiến kê dũng mạnh nhất, bách chiến bách thắng trong mọi trận đấu. Chúc các bạn thành công và hãy luôn đồng hành cùng thanke.net để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc vật nuôi bổ ích nhé.

Rate this post