Mèo ăn phải bả là một tình huống vô cùng tồi tệ mà bất kỳ ai đang nuôi mèo đều lo sợ. Phần đa các “sen” sẽ bối rối khi trực tiếp đối mặt. Trong trường hợp này, chỉ một chút xử lý không nhanh và đúng có thể khiến bé mèo gặp nguy hiểm. Vậy nên, để phòng điều không may, bạn cần chủ động tìm hiểu các phương án giải quyết để chăm sóc và bảo vệ bé mèo nhà mình. Chúng tôi đưa ra một số gợi ý cần thiết để bạn tham khảo trong những chia sẻ sau.
Dấu hiệu khi mèo ăn phải bả
Đây là một điều vô cùng quan trọng. Hiện tại, nạn bắt trộm chó mèo rất nhiều. Việc mèo ăn phải bả không phải hiếm. Bạn cần biết rõ và đầy đủ các dấu hiệu này để kịp thời xử lý. Nếu bé nhà bạn có những biểu hiện sau, hãy cố gắng cứu bé càng nhanh càng tốt.
: Cần xử lý như thế nào khi mèo ăn phải bả? Update 11/2024
- Lờ đờ, chán nản
- Chán ăn, bỏ ăn nhiều bữa liên tiếp
- Khó thở, thở gấp và thở to
- Hơi thở hôi, có mùi lạ
- Nôn mửa, nôn ra máu, sùi bọt mép
- Đi không vững, ngã quỵ
- Co giật liên tục
Những điều tuyệt đối không được làm khi mèo ăn phải bả
- Không cho mèo uống nước vì nước khiến chất độc lan ra cơ thể nhanh hơn
- Không bối rối mất thời gian. Bạn nên nhớ, thời gian có vai trò mấu chốt lúc này.
Phương pháp cấp cứu
Sơ cứu
Phương pháp hiệu quả nhất là giúp bé mèo nôn, để có thể cho ra nhiều chất độc nhất có thể.
Nếu bạn biết cách tiêm cho mèo, mọi thứ sẽ đơn giản hơn. Khi mèo có các biểu hiện ăn phải bả, bạn cần thật bình tĩnh. Lúc này, chất độc rất có thể đã ngấm vào cơ thể mèo, bạn nên nhanh chóng làm theo các bước sau:
- Tiêm Atropin theo liều lượng 1ml/10kg cho mèo.
- Pha loãng 50ml oxy với nước ấm và cho mèo uống
- Sử dụng phương pháp kích thích mèo thải độc qua hậu môn: bơm 200ml dầu ăn vào trong hậu môn.
- Nếu bé mèo sốt quá cao (cao hơn 40 độ C) thì dùng đá đắp khắp cơ thể bé, lau toàn thân. Bạn cần tiêm Anglin theo liều lượng 1ml/10kg cho đến khi bé dừng sốt.
- Sau khoảng 30 phút, nếu mèo không còn biểu hiện co giật, sùi bọt thì lau sạch cơ thể bé và để bé nghỉ ngơi trong 2 ngày. Sau đó, bạn nên tiêm kháng sinh để bé tăng khả năng miễn dịch và khỏe nhanh hơn.
: 5 điều thú vị có thể bạn chưa biết về giống mèo rừng Na Uy Update 11/2024
Nếu bạn không biết tiêm, hãy gây nôn cho mèo:
Trước khi gây nôn, điều quan trọng nhất bạn cần làm là hạ thân nhiệt cho mèo. Bạn có thể dùng đá hoặc lau người cho mèo bằng nước mát. Nếu khẩn cấp hơn, bạn có thể rải đá lên người mèo.
- Cách 1: Sử dụng Oxy già 3%. Đây là loại oxy già bán ở tất cả các hiệu thuốc. Đây cũng là loại duy nhất có hiệu quả. Rót dung dịch ra chén sứ và cho mèo uống từ từ, cách nhau 15 phút. Bạn có thể dùng đũa hoặc vật cứng để giữ miệng mèo mở. Bạn cho mèo uống cho đến khi mèo nôn được hết chất độc trong bụng ra.
- Cách 2: Sục rửa ruột bằng nước. Nếu bạn không kịp chuẩn bị Oxy già thì dùng nước sục rửa bụng. Dùng 1 ống hút nhỏ và mềm cho vào cổ họng bé. Tiếp theo, cắm ống dẫn nước và mở vòi nước để nước vào cổ họng chúng. Điều này sẽ kích thích phản ứng nôn ở mèo, bé sẽ nôn hết những gì trong bụng ra một cách nhanh chóng.
- Cách 3: Cho mèo uống thuốc giải độc. Nghe thì có vẻ hư cấu, nhưng đây là cách hiệu quả nếu bạn xác định được chất độc mèo ăn phải. Trong trường hợp mèo trúng độc nhưng vẫn còn tỉnh táo và tự ăn uống được, bạn có thể cho bé uống sữa, nước chanh, trà xanh và đặc biệt là nước gừng. Bạn nên giã nhuyễn gừng tươi và hòa với nước ấm cho chúng uống.
Cách xử lý sau khi gây nôn
Thực tế, sau khi bạn gây nôn cho mèo thì phần lớn chất độc đã được đào thải ra ngoài. Nếu bé mèo của bạn vẫn chưa thoát khỏi trạng thái nguy hiểm thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
Nếu bé có dấu hiệu khỏe trở lại thì bạn có thể tự chăm sóc bé tại nhà. Một số loại nước bạn có thể cho mèo uống lúc này để mèo nhanh khỏe lại như: nước gừng tươi, nước đậu xanh pha loãng, than hoạt tính mua ở hiệu thuốc (để mèo dễ ăn, bạn có thể trộn với kem vani hoặc mật ong), thuốc nhuận tràng.
: Có nên cắt móng cho mèo không? 5 bước cắt móng an toàn cho mèo cưng Update 11/2024
Nếu bạn quyết định mang mèo đến gặp bác sĩ thú y thì hãy mang theo một phần bả mèo đã nôn ra để kiểm tra. Việc xác định mèo đã ăn phải bả gì có ích cho việc điều trị và phục hồi của mèo.
Một điều lưu ý với người nuôi mèo, đó là mèo thường an ủi và liếm láp bé mèo bị nôn trớ. Đôi khi là liếm cả phần bé kia nôn ra. Bạn nên nhốt bé mèo trúng bả riêng để đảm bảo an toàn cho vật nuôi khác và cũng dễ chăm sóc hơn.
Kết luận
Nhìn chung, không phải ai nuôi mèo cũng có đầy đủ kỹ năng cần thiết khi mèo ăn phải bả. Nếu bạn không thể tự cấp cứu cho bé thì hãy thuần thục các bước sơ cứu, sau đó nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế thú y. Tốc độ là yếu tố quyết định và bạn không nên lãng phí thời gian băn khoăn hay suy nghĩ. Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào trong việc tìm cách sơ cứu cho bé mèo của mình.
Đọc thêm: [Giải đáp] Mèo có biết bơi không?
: 5 Điều có thể bạn chưa biết về mèo lông ngắn Ba Tư Update 11/2024