Cây thủy sinh để bàn mang lại may mắn cho gia chủ
Cây thủy sinh để bàn trong phong thủy được xem là vật mang lại nhiều may mắn và thu hút tài lộc cho gia chủ. Không chỉ mang lại may mắn, cây cảnh ở dạng thủy sinh còn có tác dụng lọc hút bụi, mang lại bầu không khí trong lành, hạn chế bức xạ của các thiết bị điện tử có hại cho sức khỏe.
: cây thủy sinh để bàn làm việc
1/ Cây thủy sinh là gì? Đặc điểm của cây thủy sinh?
Cây thủy sinh được chia thành nhiều loại: Cây trồng hoàn toàn trong nước (loài tảo biển), cây trồng một phần trong nước, cây sống trong bùn hay ngập nước có phần lá nổi trên bề mặt nước.
Cách chăm sóc cây thủy sinh cũng khá đơn giản, một tuần bạn mới cần thay nước cho cây. Nên cây thủy sinh rất hợp với những người bận rộn, ít có thời gian chăm sóc cây.
Ngoài những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, cây thủy sinh để bàn còn được rất nhiều dân văn phòng lựa chọn đặt trên bàn làm việc bởi những tác dụng hữu ích đối với con người và cuộc sống.
2/ Ý nghĩa của cây thủy sinh để bàn
Theo phong thủy, cây thủy sinh để bàn được xem là biểu tượng của sự may mắn với sức sống mạnh mẽ. Chính vì thế, cây cảnh thủy sinh là một trong các loại cây phong thủy rất được yêu thích trong cuộc sống.
Khi chọn cây cảnh thủy sinh để trang trí trong nhà, bạn nên chọn hợp với mệnh mình. Để có thể giúp mọi sự thuận lợi, tài lộc, phú quý, mang lại đến nhiều thành công trong cuộc sống.
3/ Lợi ích của cây trồng thủy canh
1/ Thanh lọc không khí: Cây thủy sinh hay cây trồng đất đều có tác dụng thanh lọc không khí, loại bỏ những bụi bẩn giúp môi trường xanh sạch đẹp, bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
=> Cây cảnh thủy sinh thích hợp trang trí trong nhà, trên bàn làm việc,… để lọc bụi bẩn ô nhiễm trong không khí.
2/ Hạn chế bức xạ từ thiết bị điện tử: Không chỉ thanh lọc không khí tốt, cây thủy sinh để bàn còn có tác dụng hạn chế bức xạ, hấp thụ từ tính giảm thiểu tác hại của các thiết bị điện tử đến sức khỏe con người.
=> Những ai làm việc thường xuyên với máy tính, nên sở hữu một chậu cây để bàn làm việc thủy sinh để bảo vệ sức khỏe.
3/ Làm đẹp không gian: Cây thủy sinh để bàn sẽ tăng tính thẩm mỹ, mang vẻ đẹp riêng biệt tạo nên sự hứng thú cho không gian.
=> Vì thế, cây thủy sinh để bàn rất thích hợp trang trí trong nhà, trên bàn làm việc, kệ tivi, ban thần tài…
4/ Kỹ thuật trồng cây thủy sinh chuẩn
Cây thủy sinh để bàn rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Bạn có thể tự trồng theo các gợi ý đơn giản dưới đây:
Bước 1: Lấy giống:
Có 2 cách để bạn có thể lấy được một cây thủy sinh:
: Lông chó bị ố vàng xử lý như thế nào để lông trắng đẹp? Update 01/2025
– Cách 1: Từ cây thủy sinh mẹ, cắt một cành con trực tiếp. Bạn hãy chọn một đoạn cành có mầm và rễ phát triển nhất sau đó dùng kéo hoặc dao cắt đoạn cành đó.
– Cách 2: Chọn một cây con khỏe mạnh từ cây trồng đất. Rửa sạch hết đất ở rễ.
Bước 2: Trồng cây
– Chuẩn bị sẵn chậu để trồng cây thủy sinh, thêm nước vừa phải.
– Bạn có thể dùng thêm sỏi, bi màu hoặc giỏ nhựa để cố định cây đứng chắc và vững hơn.
Mách nhỏ: Nên chọn loại chậu thủy tinh trong suốt sẽ dễ kiểm tra, chăm sóc và quan sát bộ rễ phát triển.
Để cây phát triển nhanh hơn, bạn cần phải thường xuyên quan sát cây và bổ sung thêm dịch dinh dưỡng cho cây.
5/ Cách chăm sóc cây thủy sinh
Cây thủy sinh để bàn không khó chăm sóc, nhưng bạn cần lưu ý đến những yếu tố như nước, ánh sáng, nhiệt độ và cả chất dinh dưỡng. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc chậu cây thủy sinh của bạn.
5.1/ Nước cho cây thủy sinh
Nước là sự sống của tất cả loại cây cảnh để bàn, đặc biệt là cây ở dạng thủy canh. Vì thế, một tuần bạn cần thay nước cho cây 1 lần để đảm bảo cây không bị thối dễ. (Hoặc nước bị đục, vàng, rêu thì cần thay nước ngay).
Khi thay nước:
– Cần sử dụng nước sạch như nước lọc, nước giếng.
– Nếu bạn sử dụng nước máy, cần để nước ngoài môi trường để bay hết khí clo, sau đó mới thay nước cho cây.
Lưu ý: Chỉ cho nước ngập 1/2 bộ rễ của cây.
5.2/ Điều kiện ánh sáng
Các loại cây cảnh ở dạng thủy sinh là loại ưa bóng râm, sống tốt trong môi trường đèn huỳnh quang, máy lạnh nên rất thích hợp để bàn làm việc.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần phơi cây ra tắm nắng nhẹ.
– Thời điểm: Sáng sớm (6h – 8h) hoặc chiều tối (16h – 17h) để giúp cây quang hợp, giữ được vẻ xanh đẹp của cây.
– Tần xuất: Khoảng 1 đến 2 lần/tuần
5.3/ Nhiệt độ và độ ẩm
Cây thủy sinh để bàn là loài cây ưa mát nên nhiệt độ thích hợp nhất là từ 18 – 25°C. Cây có thể phát triển trong phòng điều hòa vì vậy bạn hoàn toàn có thể đặt nó trong nhà hay phòng làm việc.
5.4/ Chế độ dinh dưỡng
Vì trồng ở dạng thủy canh nên bạn không thể bón phân trực tiếp vào nước. Mà bạn chỉ cần bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất.
Ngoài ra bạn có thể thả 1 – 2 viên B1 vào chậu cây thủy sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
6/ Gợi ý một số cây thủy canh dễ trồng
: Mèo Bị Nôn Ra Bọt Trắng – Triệu Chứng – Nguyên Nhân – Cách Điều Trị Update 01/2025
Với việc dễ dàng chăm sóc, bộ rễ bắt mắt, tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống nên cây thủy sinh để bàn cũng rất được ưa chuộng. Dưới đây là các loại cây thủy sinh để bàn được nhiều dân văn phòng sử dụng nhất.
6.1/ Cây Lan Ý thủy sinh
Cây Lan Ý thủy sinh có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hòa và hấp thụ nguồn năng lượng xung khắc, mang lại không gian sống hài hòa và yên bình.
Cây Lan Ý thủy sinh là loại cây thân mảnh mọc thành bụi, có chiều cao trung bình từ 40-60 cm. Hoa có màu trắng tinh khôi, lá cây màu xanh thẫm ở mặt trên, mặt dưới có màu xanh nhạt.
Cách chăm sóc:
Lan Ý là loại cây ưa mát, ưa bóng râm nên cần chú ý đến vị trí đặt cây.
– Nên đặt cây ở nơi thoáng mát, nơi có ánh sáng đèn điện hoặc dưới ánh nắng mặt trời nhẹ, không gay gắt để tránh cây bị vàng lá.
– Thay nước cho cây 1 lần/ tuần, tránh để bình nước xuất hiện tảo, rêu để không làm thối rễ.
6.2/ Cây Vạn Lộc thủy sinh
Cây Vạn Lộc thủy sinh có màu sắc rực rỡ, dễ dàng thu hút người đối diện nhưng không gây rối mắt và mang lại nhiều ý nghĩa may mắn trong phong thủy.
Vạn Lộc là loài cây thân thảo, có tán hẹp và thường mọc thành các bụi nhỏ với kích thước 20 – 40cm. Phần lá có màu hồng phai cùng viền màu xanh lục. Bên cạnh đó, cây có hoa màu trắng, tuy đơn giản nhưng vẫn thu hút người trồng.
Cách chăm sóc:
Vạn Lộc thủy sinh có thể sống tốt trong môi trường văn phòng ít ánh sáng. Loài cây này cần thay nước 1 lần / tuần và bổ sung dinh dưỡng dạng dung dịch thường xuyên.
6.3/ Cây Phú Quý thủy sinh
Cây Phú Quý thủy sinh đại diện cho sự may mắn, thịnh vượng và mang về nhiều tài lộc cho gia chủ. Vì thế, đây là loại cây được nhiều người lựa chọn làm cây trồng trong nhà, đặc biệt là những người làm kinh doanh.
Đây là loại cây ưa bóng mát, thuộc loại rễ chùm, phát triển thành bụi. Phần thân lá có màu đỏ, càng trưởng thành màu đỏ càng nhạt dần, thay vào đó là màu xanh bóng và có chút sắc vàng nhẹ. Viền và gân lá có đường màu đỏ chạy bao quanh, thân cây có màu trắng hồng trông rất đẹp.
Cách chăm sóc:
Là loài cây ưa mát nên Phú Quý thủy sinh không cần quá nhiều ánh nắng. Vị trí tốt nhất là cửa sổ hay những nơi có ánh đèn, không đặt cây ở vị trí có ánh nắng chiếu trực tiếp. Vì là cây cảnh thủy sinh nên bạn cần thay nước cho cây ít nhất một tuần/lần.
6.4/ Cây Cỏ Đồng Tiền thủy sinh
Cỏ Đồng Tiền thủy sinh có ý nghĩa phong thủy giúp tài vận thăng tiến, đồng thời cũng có thể giúp năng lực phân tích cá nhân, làm bạn mạnh mẽ hơn, làm việc quyết đoán hơn, đặc biệt cây giúp gia chủ nắm bắt tốt thời cơ, không bỏ qua cơ hội kiếm tiền.
Cỏ Đồng Tiền thủy sinh là loại cây ưa ẩm, sinh trưởng nhanh. Thân mềm, lá hình tròn như đồng tiền xu có màu xanh tươi mát, mang lại cảm giác dễ chịu và hài hòa cho không gian sống.
Cách chăm sóc:
Bạn cần thay nước cho cây ít nhất 1 lần/tuần. Thay nước thường xuyên để giúp cây xanh tốt, không bị úng, tránh thối rễ.
Để sở hữu những châu cây thủy sinh để bàn đẹp mang lại may mắn, tài lộc, phú quý hãy liên hệ ngay tới Vườn Cây Xinh để được tư vấn cụ thể hơn nhé! Chúc các bạn sẽ tìm được một chậu cây ưng ý nhất!
: 10 Loài cá cảnh, sinh vật cảnh độc đáo nhất Update 01/2025