Các loại Cây Thủy Sinh không cần đất nền và đặc điểm của chúng Update 01/2025

Cây thủy sinh được hiểu theo cách đơn giản là những loại cây thích hợp sống trong môi trường nước, trong đó có cả nước ngọt và nước mặn. Chúng có thể sống một phần hoặc toàn phần dưới nước.

Có loại cây thủy sinh sẽ lấy oxy luôn ở trong nước như tảo biển, hay có những loại như hoa sen, hoa súng, dù phần thân rễ chìm dưới nước nhưng lá sẽ nổi bên trên để giúp cây quang hợp.

: cây thủy sinh không cần đất

Vì thế phụ thuộc vào mức độ sâu và chu kỳ lũ khác nhau mà người ta phân cây thủy sinh thành nhiều loại khác nhau. Vậy đó là những loại cây nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

I. Đặc điểm chung của các loại cây thủy sinh không cần đất nền

Khác với những loại cây trồng khác, cây thủy sinh không cần đất nền là những cây được trồng trên giá thể thay vì ở đất và nguồn dinh dưỡng hòa tan trong nước sẽ giúp cây phát triển.

Thay vì lấy chất dinh dưỡng từ đất hay nhờ phân bón,… như hầu hết các cây trồng, để cây thủy sinh sinh trưởng, phát triển tốt và luôn xanh tươi, người trồng cây sẽ châm thẳng chất dinh dưỡng hòa tan vào trong hồ thủy sinh.

Khi muốn trồng cây thủy sinh không đất nền, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ CO2 và môi trường nước mát để cây phát triển tốt. Nếu điều kiện kinh tế và không gian nhà bạn, nơi trồng cây không đáp ứng được thiết bị CO2 thì bạn có thể thay thế bằng CO2 dạng lỏng.

Thường khi trồng các bể thủy sinh, người ta sẽ dùng chỉ, dây cước hoặc keo dán chuyên dụng để buộc cố định hoặc giữ các cây thủy sinh không cần đất nền có rễ giả, các cây ra rễ chậm ở những vị trí mình mong muốn, điều đó giúp bể thủy sinh đẹp hơn, có nét riêng hơn.

II. Các loại cây thủy sinh không cần đất nền

1. Rong la hán

Khác với các loại rong rêu khác, rong la hán là cây thủy sinh có thân cứng cáp hơn và mọc thẳng đứng. Vì đặc điểm đó mà người ta thường dùng chúng để làm cây trang trí thêm cho hồ thủy sinh thêm đẹp, sinh động hơn.

Dù vậy, chúng vẫn mang trong mình đặc tính của dòng rong rêu đó là không cần đất nền vẫn có thể sống được.

2. Rong đuôi chồn

Rong đuôi chồn có tên khoa hoa là Egeria Densa, là một trong những loại cây thủy sinh không cần đất nền rất thông dụng và được nhiều người biết đến.

Ưu điểm của loại cây thủy sinh này là khá dễ sống. Chỉ trong thời gian ngắn chúng đã có thể sinh trưởng và phát triển rất tốt. Rong đuôi chồn không đòi hỏi quá nhiều về chất dinh dưỡng cũng như thời gian chăm sóc. Bạn chỉ cần để chúng tự do trong bể là được.

Tuy nhiên, nhược điểm của rong đuôi chồn là chúng tốn rất nhiều diện tích khi trồng, vì vậy hãy có kế hoạch cắt tỉa cây thật hợp lý để bể cảnh không bị rối và che hết tầm nhìn.

3. Cây xương cá

: Giải đáp thắc mắc – cá chép Nhật Bản giá bao nhiêu Update 01/2025

Trong danh sách những cây thủy sinh không cần đất nền không thể không nhắc đến cây xương cá. Chúng có hình dáng rất đẹp như hình xương cá nhờ cách mọc xếp của các tán lá. Và cũng giống như rong la hán, cây xương cá cũng phát triển và mọc theo hướng thẳng lên.

Cây xương cá có thể phát triển tốt mà không đòi hỏi quá nhiều về điều kiện sống, chúng chỉ cần nhiệt độ không quá nóng và ánh sáng tốt. Do đó, cây cũng được đánh giá rất dễ sống.

4. Bèo vẩy ốc

Bèo vẩy ốc là cây thủy sinh thuộc họ Salviniaceae – Bèo Ong và có tên khoa học là Salvinia Natans.

Đặc điểm của loại cây này là có rễ chùm mềm, thân gần như không có và mọc nổi trên mặt nước, do đó người ta thường thấy chúng sống trôi nổi trong các bể cá cảnh hay trong các ao đầm.

Bèo vẩy ốc rất hiếm khi có hoa và hầu như ít ai từng thấy hoa của chúng. Lá thuộc loại lá kép do hai lá phụ dính nhau, có màu xanh, mọc đối, không thấm nước nhờ lớp lông mịn phủ ở ngoài. Và lá của bèo vẩy ốc sẽ xếp lớp như vảy cá khi già.

5. Rêu Java

Rêu Java hay còn được biết đến với tên gọi rêu cá đẻ. Nguồn gốc của loại rêu này là ở Đông Nam Á và tên khoa học là Java Moss – Taxiphyllum Barbieri.

Trong bể cá nước ngọt người ta thường ưa chuộng dùng loại rêu này và người ra sẽ cố định chúng bằng cách buộc vào lũa hoặc đá thủy sinh.

Được đánh giá rất dễ chăm sóc, rêu Java có thể sống và phát triển bình thường được ở cả những bể thủy sinh nước ngọt cũng như nước lợ.

Rêu Java sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất nếu được sống ở mực nhiệt dao động từ 20 – 24 độ C và không cần quá nhiều ánh sáng. Nếu có nhu cầu làm tường rêu, bạn cũng có thể dùng rêu Java.

6. Cây dương xỉ

Cây dương xỉ được đánh giá có hình dạng gần giống như rau cải cúc mà chúng ta thường ăn. Và cũng là một trong những loại cây thủy sinh không cần đất nền rất dễ sống.

Trong hồ thủy sinh, dương xỉ sẽ thường sống ở tầng đáy. Chúng phát triển và sống rất thân thiện với các loại cây thủy sinh khác

Để cây dương xỉ có thể sinh trưởng tốt giúp cho hệ sinh thái trong hồ thủy sinh của bạn phát triển khỏe mạnh, bạn hãy chuẩn bị cho chúng nguồn sáng thích hợp cũng như cho cây ít phân nền trước khi trồng nhé.

7. Ráy lá nhỏ

Cây ráy lá nhỏ được biết đến với tên khoa học là Anubias Barteri Var. Nana và là cây thủy sinh có hình dáng rất nhỏ bé, xinh xắn. Người ta thường dùng cây ráy lá nhỏ để buộc lũa giúp hồ thủy sinh thêm đẹp và độc đáo.

8. Rau má dù

: 15 người sở hữu siêu năng lực: số 5 có đôi mắt lợi hại như kính viễn vọng, nhìn xa tới 1,6 km Update 01/2025

Cây rau má dù xuất xứ từ Nam Mỹ, có tên khoa học là Hydrocotyle Verticillata và rất phổ biến ở những nước có thời tiết nóng ẩm. Rau má dù phát triển rất chậm, khác hẳn với loại rau má thuộc chi Hydrocotyle.

Rau má dù có chiều cao chỉ từ 1-3.5 cm, rất thấp và mọc thành bụi. Loại cây này có thể mọc ở cả những nơi đất khô cằn cho đến những nơi ngập nước. Do đó mà chúng được xếp vào danh sách những cây thủy sinh không cần đất nền.

Chúng mọc thành bụi từ các vùng khô cằn, đến vùng ngập nước nên cũng được cho vào danh sách các loại cây thủy sinh không cần đất nền.

Điều quan trọng nhất đến sự phát triển của cây rau má dù chính là ánh sáng. Cây sẽ càng thấp, phát triển nhanh, tốc độ lan mạnh nếu ánh sáng càng mạnh. Đó là lý do vì sao là chúng có thể tạo thành thảm cây chỉ từ một nhánh.

Bên cạnh đó, cây rau má dù thích hợp ở những nơi có nhiệt độ trung bình từ 10-25oC, độ pH 5-7.

9. Bèo Nhật

Bèo Nhật là cây thủy sinh rất quen thuộc với chúng ta. Chúng thường cao khoảng 3 – 5cm, có rễ dài, lá xanh thẫm rộng từ 5 – 10cm và có độ bóng. Loại cây này thường mọc nổi và thích hợp sống ở trong môi trường nước tĩnh.

Khi trồng ở điều kiện ánh sáng phù hợp, được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bèo Nhật phát triển rất nhanh, cho nhiều lá mới xanh khỏe mọc nổi trên mặt nước. Chúng cũng được đánh giá là rất dễ trồng.

Bên cạnh đó, bèo Nhật cũng rất dễ sinh sản. Chúng không cần sự tác động, can thiệp của con người mà vẫn có thể nhân giống tạo cây con. Chồi non mọc từ cây mẹ ở trong nước rồi từ đó tạo ra cây mới.

Bèo Nhật hiếm khi ra hoa song không phải không có. Nếu bạn trồng và chăm sóc cây ở điều kiện thích hợp về cả ánh sáng và độ ẩm thì không khó để loại cây thủy sinh này ra hoa và tạo thêm vẻ đẹp cho hồ thủy sinh của bạn.

10. Rong đuôi chó

Rong đuôi chó là loại cây thủy sinh sống hoàn toàn dưới nước. Chúng có thân nhỏ dài và dễ gãy do đặc điểm giòn. Phần thân bị gãy có thể tự tạo thành cây mới khi chúng tách ra khỏi cây cũ và theo dòng nước trôi đến vị trí khác.

Rễ của cây rong đuôi chó thường sống dưới đất bùn hoặc chúng có thể phát triển nhờ vào việc bám vào vật thể khác dưới nước.

Vì có vẻ ngoài mềm mại và có màu xanh đẹp mắt nên người ta thường trồng rong đuôi chó ở vị trí hậu cảnh. Rong đuôi chó sẽ tạo thành những khóm thủy sinh vô cùng đẹp mắt nhờ khả năng phát triển nhanh và sẽ biến hồ thủy sinh của bạn như một khu rừng dưới nước.

Khi trồng rong đuôi chó cần lưu ý về nguồn nước cung cấp cho chúng. Rong đuôi chó không thể sống ở môi trường nước bẩn, bị ô nhiễm mà cần nước sạch để có thể phát triển. Bạn có thể trồng chúng ở nơi râm mát hoặc dưới ánh mặt trời đều được.

: Cá vàng ( Cá ba đuôi) – Giới thiệu, phân loại, tập tính sống Update 01/2025

Rate this post