Top 5 cây thủy sinh lọc nước tốt nhất cho bể cá Update 11/2024

Cây thủy sinh có vai trò rất lớn trong các bể cá cảnh. Việc có cây thủy sinh góp mặt trong bể sẽ mang lại nhiều lợi ích như: Trang trí cho bể, cung cấp oxy cho cá hay là nơi trú ẩn cho một số loài cá, vi sinh vật… Và đặc biệt cây thủy sinh cũng chính là những bộ lọc nước sống, so với bể không trồng cây thì chất lượng nước được cải thiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên không phải cây thủy sinh nào cũng có khả năng lọc nước. Sẽ có một số loài cây nhất định có khả năng này. Dưới đây là top 5 loài cây thủy sinh lọc nước tốt nhất cho bể cá.

bể cá cảnh đẹp

: cây thủy sinh lọc nước

Cây thủy sinh là gì?

Đúng như tên gọi, nếu bạn dịch sát nghĩa tên gọi thì cây thủy sinh chính là những loại thực vật sống dưới nước. Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước, một phần trong nước hoặc sống trong các môi trường ẩm ướt như bùn.

Có các loại cây thủy sinh nào?

Đối với những người nuôi cá, thường họ sẽ phân loại cây thủy sinh theo cấp độ dễ tới khó trồng. Dưới đây sẽ là 3 cấp độ cây thủy sinh giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về chúng:

Cây thủy sinh cấp độ 1 (cây thủy sinh dễ trồng)

Đây là những loại cây thủy sinh phổ biến rất dễ thích ứng với nhiều môi trường bể khác nhau.

cây thủy sinh dễ trồng

  • Những cây thủy sinh này có thể phát triển mạnh và phát triển tốt trong hồ thủy sinh ánh sáng yếu.
  • Không cần cung cấp CO2 nhưng vẫn khuyến khích bởi vì việc cung cấp CO2 đảm bảo sự tăng trưởng của cây.
  • Thời gian chăm sóc ít vì cây phát triển chậm.
  • Cây thủy sinh cấp độ 1 có các loại như: Ráy lá nhỏ, Lệ Nhi, Cỏ Thìa…

Cây thủy sinh cấp độ 2 (cây thủy sinh khá dễ trồng)

: Chó Bị Rối Loạn Tiêu Hóa, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Update 11/2024

Với những người đã có một chút kinh nghiệm nuôi trồng cây thủy sinh thì đây sẽ là lựa chọn họp lý.

cây thủy sinh dễ trồng

  • Cây sẽ cần cung cấp đầy đủ Co2 đê phát triển tốt
  • Những cây thủy sinh này cần ánh sáng tối thiểu 0.5 watt/lít nước để phát triển mạnh.
  • Thời gian chăm sóc từ 30 phút đến 1 giờ hàng tuần bắt buộc tùy thuộc vào sự tăng trưởng và phát triển của cây.
  • Đất nền và phân nước là bắt buộc, khuyến khích sử dụng các loại phân bón đặc biệt.
  • Cây thủy sinh cấp độ II như: Cỏ Đỏ, Rau Má Hương, Cỏ Bợ…

Cây thủy sinh cấp độ 3 (cây thúy sinh khó trồng)

Đây là những cây dành cho những người chơi am hiểu về cây thủy sinh. Đây là những loại cây khó trồng nhưng đổi lại thì chúng có vẻ ngoài cực kỳ bắt mắt.

cây thủy sinh dễ trồng

  • Cung cấp CO2 liên tục 15 – 25 mg mỗi lít nước.
  • Những cây thủy sinh này cần ánh sáng 1 watt/lít nước hoặc nhiều hơn để phát triển mạnh.
  • Thời gian chăm sóc từ 1-2 giờ hàng tuần. Sự tăng trưởng cây có thể gây ra khó khăn.
  • Đất nền, phân nước và phân đặc biệt là bắc buộc.
  • Cây thủy sinh cấp độ III như: Cỏ Giấy, Trân Châu Nhật, Trân Châu Cuba…

Các loại cây thủy sinh lọc nước phổ biến trong các bể cá cảnh hiện nay

Cây lưỡi mác

cây lưỡi mác

Đây là loại cây phổ biến rất dễ bắt gặp ở các bể cá, bể thủy sinh hiện nay. Là loại cây thường được sử dụng làm trung cảnh rất tốt với lá cây to khiến chúng là điểm nhấn của bể. Ngoài ra chúng cũng rất dễ trồng, không đòi hỏi lượng Co2 quá cao và phát triển hoàn toàn bình thường ở các khu vực có hàm lượng ánh sáng thấp. Đây cũng là loại cây có tác dụng lọc nước cho bể hàng đầu hiện nay.

Cây súng thủy sinh

cây súng xác pháo

: Cá betta, xiêm đá – Kỹ thuật nuôi cá betta mau lớn đẻ nhiều Update 11/2024

Cây súng thủy sinh hay còn gọi là cây súng xác pháo. Được biết đến là loại cây đặc trung với lá cây có màu đỏ đậm. Tùy theo ánh sáng sẽ chuyển sang nhạt dần sang màu xanh rất đẹp mắt. Chúng là loại cây được trồng nhiều nhất ở khu vực trung cảnh, có khả năng lọc nước rất tốt. Tuy nhiên bạn cần chú ý cũng cấp ánh sáng cho cây nhé. Vì đây là loại cây cần rất nhiều ánh sáng mới phát triển được

Cây bèo nhật

cây bèo nhật

Loại cây này thì cực kỳ quen thuộc đối với người dân Việt Nam phải không? Ta sẽ dễ dàng bắt gặp cây ở các ao, hồ, sông ngòi tại bất cứ đâu. Tuy nhiên khi được sử dụng trong thủy sinh thì đừng coi thường vẻ ngoài của chúng nhé. Nếu cung cấp đủ lượng Co2 cây sẽ phát triển tối đa rất đẹp. Cây cũng có công dụng hút chất độc và thanh lọc môi trường bể. Chúng được trồng nổi trên mặt nước, vì vậy đôi khi sẽ che mất ánh sáng của bể do vậy bạn cần chú ý khi trồng cây.

Cây dương xỉ

cây dương xỉ

Cây dưởng xỉ thường được sử dụng trong bể thủy sinh để trang trí các khu vực lũa, đá. Khác với đa số các loại cây thủy sinh khác có thể trồng trực tiếp xuống đất nền. Cây dương xỉ lại là loại cây thủy sinh không cần sử dụng đất nền. Bạn nên buộc chúng vào các giá thể cứng hoặc những khối đá trang trí trong bể. Cây cũng không đòi hỏi nhiều về ánh sáng và Co2, do vậy chúng khá dễ trồng và cũng là một hệ thống lọc sống cực kỳ hiệu quả.

Cây thủy trúc

cây thủy trúc

Khác với những cây trên, cây thủy trúc thường được trồng ở những khu vực ẩm ướt. Chúng không thể sống hoàn toàn trong nước. Do vậy khi trồng cây sẽ phát triển cao hơn thành bể cá. Bạn cần chú ý điều này khi trồng cây để bố trí sao cho hợp lý. Đây là loại cây lọc nước cực tốt. Thâm trí người ta thường trồng chúng xung quanh ao hồ để giải độc cho nước. Nên đây cũng là loại cây bạn rất đáng cân nhắc khi chơi thủy sinh đấy.

: Máy Lọc Nước Cho Hồ Cá – VS7800 Update 11/2024

Rate this post